Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được các nội dung công việc cần thực hiện trong đánh giá và duy trì kế hoạch truyền thông cổ động trực quan theo một chủ đề nhất định.
- Kỹ năng: Thực hiện được việc đánh giá và duy trì kế hoạch truyền thông cổ động trực quan theo một chủ đề nhất định.
- Thái độ: Rèn luyện thái độ tích cực, chủ động trong quá trình học tập; và thực hành kế hoạch tuyên truyền vận động xã hội vì mục đích nâng cao đời sống của cộng đồng.
Đánh giá và duy trì kế hoạch truyền thông cổ động trực quan là hoạt động mà cán bộ truyền thông cần đưa vào kế hoạch. Hoạt động này không chỉ được thực hiện vào cuối của kế hoạch mà cần thực hiện thường xuyên liên tục sau mỗi giai đoạn của kế hoạch truyền thông cổ động trực quan.
Một số việc cần làm để đánh giá và duy trì kế hoạch truyền thông cổ động trực quan:
+ Lập bảng tiêu chí đánh giá hiệu quả của từng hoạt động cụ thể trong một kế hoạch truyền thông cổ động trực quan. Đảm bảo các hoạt động được đề ra có khả năng hoàn thành mục tiêu.
+ Phân công cán bộ thực hiện hoạt động đánh giá hiệu quả của kế hoạch truyền thông; đồng thời coi việc tổ chức các cuộc họp tổng kết và thông báo tiến độ thực hiện kế hoạch là công việc thường xuyên trong toàn bộ kế hoạch. Bởi vì mỗi cuộc họp đánh giá kết quả này là cơ sở điều chỉnh và thực hiện các bước công việc tiếp theo của kế hoạch.
+ Liên tục thu nhận ý kiến phản hồi của đối tượng trong suốt quá trình diễn ra hoạt động truyền thông. Đây chính là nguồn số liệu khách quan đánh giá hiệu
quả thực tế của hoạt động truyền thông. Hoạt động này có thể sử dụng bảng hỏi, phỏng vấn…
Duy trì kế hoạch truyền thông cổ động trực quan là hoạt động mang ý nghĩa tích cực, tiếp tục tác động vào tình cảm, nhận thức của đối tượng, từ đó thay đổi suy nghĩ, hành vi. Bởi quá trình thay đổi từ tình cảm đến nhận thức và đạt được mục đích thay đổi hành vi của đối tượng là rất lâu dài. Tránh trường hợp các hoạt động truyền thông mang tính chất hình thức, tổ chức rầm rộ theo đợt, sau đó thì bị sao lãng hoặc bỏ qua, không đạt được kết quả cuối cùng.
Để duy trì một kế hoạch truyền thông, có thể thực hiện theo một số hoạt động gợi ý sau:
+ Xây dựng một kế hoạch truyền thông mới với cách thức mới để giải quyết những mục tiêu đã đề ra hoặc nâng cao mức độ/mở rộng mục tiêu của kế hoạch sang lĩnh vực khác, đối tượng khác.
+ Tiếp tục tổ chức các cuộc gặp gỡ với những cá nhân, tổ chức có ảnh hưởng tới cộng đồng.
+ Kết nối các vấn đề truyền thông với các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khác.
+ Đào tạo các thành viên trong cộng đồng về năng lực thực hiện và quản lý kế hoạch truyền thông.
+ Tiếp tục huy động nguồn lực bảo đảm hỗ trợ cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch truyền thông.
BÀI 3
TRUYỀN THÔNG BẰNG NGÔN NGỮ NÓIMã bài: MĐ15_B03 Mã bài: MĐ15_B03
Giới thiệu:
Bài học này cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản và cơ hội thực hành kỹ năng nghề về truyền thông bằng ngôn ngữ nói tạo điều kiện cho học sinh có thể thực hành nghề nghiệp sau khi ra trường.
- Kiến thức: Trình bày được các kiến thức cơ bản liên quan đến hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ nói: định nghia, tình huống áp dụng, quy trình thực hiện.
- Kỹ năng: Áp dụng các kiến thức thu được, tổ chức thực hiện được một buổi nói chuyện hoặc trình bày (tọa đàm, hùng biện, hỏi đáp) về chủ đề nhất định.
- Thái độ: Rèn luyện thái độ tích cực, chủ động, tự tin trong học tập; trong tổ chức và tham gia các hoạt động truyền thông vận động xã hội vì cộng đồng.
Nội dung chính:
Các bài này được trình bày hoàn chỉnh và theo trình tự trong chương trình mô đun và bổ sung thêm phần mục tiêu của tiêu đề và tiểu tiêu đề.