Đăng tải nội dung truyền thông và th uý kiến phản hồ

Một phần của tài liệu Giáo trình Truyền thông và vận động xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 49 - 51)

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được các nội dung công việc cần lưu ý thực hiện trong quá trình đăng tải nội dung các bài viết cho truyền thông và thu ý kiến phản hồi.

- Kỹ năng: Thực hiện được việc đăng tải bài viết lên một số kênh truyền thông và thu ý kiến phản hồi.

- Thái độ: Rèn luyện thái độ tích cực, chủ động trong quá trình học tập; và thực hành kế hoạch tuyên truyền vận động xã hội vì mục đích nâng cao đời sống của cộng đồng.

Sau khi đăng tải nội dung truyền thông lên các kênh đã lựa chọn trước đó, cần tiến hành hoạt động thu ý kiến phản hồi về các vấn đề sau:

+ Đối với phần chữ viết, hình ảnh và sự kết hợp hình ảnh và chữ viết trong tài liệu truyền thông

+ Thái độ, phản ứng của đối tượng trước nội dung truyền thông

+ Mức độ thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng được đo lường thông qua các chỉ báo.

Hoạt động thu ý kiến phản hồi có thể thực hiện thông qua một số phương pháp sau: phỏng vấn cá nhân, thảo luận nhóm tập trung, tham khảo chuyên gia.

BÀI 5

TRUYỀN THÔNG BẰNG NGHỆ THUẬTMã bài: MĐ15_B05 Mã bài: MĐ15_B05

Giới thiệu:

Bài học này cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản và cơ hội thực hành kỹ năng nghề về truyền thông bằng nghệ thuật tạo điều kiện cho học sinh có thể thực hành nghề nghiệp sau khi ra trường.

Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Trình bày được định nghĩa, ưu điểm và hạn chế của truyền thông bằng nghệ thuật.

+ Mô tả được quy trình sử dụng các loại hình văn hóa – nghệ thuật trong truyền thông.

- Kỹ năng: Áp dụng các kiến thức thu được, tham gia tổ chức một hoạt động truyền thông có sử dụng các loại hình văn hóa – nghệ thuật.

- Thái độ: Rèn luyện thái độ tích cực tổ chức, tham gia các hoạt động truyền thông phát triển văn hóa cộng đồng; Tích cực tìm hiểu và lưu giữ những nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Nội dung chính:

Truyền thông bằng nghệ thuật (dân gian) là hình thức truyền đạt thông tin thông qua việc tổ chức các hoạt động văn hóa – nghệ thuật, các hoạt động dân gian

truyền thống như tổ chức lễ hội, thơ ca, các bài vè… các loại hình nghệ thuật được người dân địa phương yêu thích có thể tác động tới tinh thần, tư tưởng, thái độ của người dân, đồng thời qua đó ca ngợi những nét đẹp trong văn hóa truyền thống hoặc lên án, bài trừ những phong tục lạc hậu.

Các loại hình văn hóa nghệ thuật được sử dụng trong truyền thông:

+ Văn hóa – văn nghệ: văn xuôi, thơ ca; thông tin, báo chí, xuất bản; thư viện, bảo tàng, tập tục, tín ngưỡng, lối sống; kịch nói, ca múa nhạc, tuồng, chèo, múa rối, cải lương, xiếc...; mỹ thuật, nhiếp ảnh, hội họa, điêu khắc; thể dục, thể thao, trò chơi.

+ Văn hóa – văn nghệ quần chúng: liên hoan, hội diễn văn nghệ; câu lạc bộ văn học nghệ thuật; thi kể chuyện, thi sáng tác văn học – nghệ thuật; các lễ hội truyền thống tại làng xã, lễ kỷ niệm...

Một phần của tài liệu Giáo trình Truyền thông và vận động xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)