Lập kế hoạch truyền thông bằng nghệ thuật

Một phần của tài liệu Giáo trình Truyền thông và vận động xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 51 - 55)

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được các nội dung công việc trong lập kế hoạch truyền thông bằng nghệ thuật theo một chủ đề nhất định.

- Kỹ năng: Lập được một kế hoạch truyền thông bằng nghệ thuật theo chủ đề nhất định.

- Thái độ: Rèn luyện thái độ tích cực, chủ động trong quá trình học tập; và lập kế hoạch tuyên truyền vận động xã hội vì mục đích nâng cao đời sống của cộng đồng.

1.1. Xác định và phân tích đối tượng

Truyền thông sử dụng các loại hình văn hóa nghệ thuật có khả năng thành công rất cao, dễ tác động và lưu lại dấu ấn trong tâm trí đối tượng, vì loại hình truyền thông này dễ phù hợp với mọi đối tượng, với đặc điểm văn hóa vùng, miền, địa phương.

Mỗi địa phương, vùng, miền đều có những thiết chế văn hóa truyền thống như đình làng, nhà rông... và các thiết chế văn hóa mới như câu lạc bộ, nhà văn hóa, thư viện, bảo tàng, công viên văn hóa, rạp hát, rạp chiếu phim, trung tâm văn hóa – thông tin – thể thao... Các thiết chế văn hóa đó và các hoạt động của chúng

được xem như là những phương tiện truyền thông rất hiệu quả, đặc biệt là trong cộng đồng đó.

Chính vì vậy, nội dung của bước công việc xác định và phân tích đối tượng trong truyền thông bằng văn hóa nghệ thuật cũng được tiến hành như các loại hình truyền thông khác. Song cần nhấn mạnh và lợi dụng ưu thế tác động mang tính vùng, miền, địa phương của loại hình này trong quá trình xác định đối tượng của hoạt động truyền thông.

1.2. Phân tích thực trạng

Bản chất của hoạt động phân tích thực trạng trong truyền thông là xác định những vấn đề ưu tiên của truyền thông; đồng thời chỉ ra những điểm mạnh, và điểm yếu, cơ hội và thách thức của của cơ quan/tổ chức thực hiện hoạt động truyền thông.

Trong chuẩn bị lập kế hoạch truyền thông bằng các hoạt động văn hóa nghệ thuật càng cần bước công việc phân tích thực trạng, vì:

+ Thực trạng bao gồm các nhân tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lập và thực hiện kế hoạch truyền thông.

+ Phân tích thực trạng giúp cán bộ truyền thông và cán bộ quản lý hoạt động truyền thông nhận diện những vấn đề ưu tiên truyền thông, những hành vi mong muốn thay đổi ở đối tượng, nhờ đó có thể đưa ra các quyết định quan trọng cho việc lập kế hoạch.

+ Phân tích tổ chức là cơ sở để xây dựng kế hoạch truyền thông; là nhân tố quyết định chủ yếu đến tiến trình thực hiện kế hoạch đó.

Một phân tích tốt (sát thực) giúp giảm những mạo hiểm trong quá trình thực hiện kế hoạch truyền thông.

1.3. Xây dựng mục tiêu và các hoạt động hướng tới mục tiêu Vai trò của mục tiêu truyền thông:

+ Định hướng cho hoạt động truyền thông đạt hiệu quả. + Là cơ sở xác định các hoạt động truyền thông.

+ Là cơ sở đánh giá kết quả và hiệu quả truyền thông. Ví dụ mục tiêu truyền thông tốt

Vấn đề truyền

Đối tượng Hành vi mong muốn Mức độ Thời gian Mục tiêu

thông triển khai kế hoạch Truyền thông luật giao thông đường bộ Học sinh trung học cơ sở Nắm vững luật giao thông đường bộ 100% 3 tháng Sau 3 tháng, 100% học sinh nắm vững luật giao thông đường bộ và giảm 50% số học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ. Giảm thiểu số học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ 50% Học sinh tiểu học

Được giới thiệu luật giao thông đường bộ

100% 3 tháng

Sau 3 tháng, 100% học sinh tiểu học được giới thiệu luật giao thông đường bộ.

Trên cơ sở các mục tiêu như trên, người lập kế hoạch truyền thông sẽ có sự lựa chọn các hình thức và tổ chức các hoạt động truyền thông bằng nghệ thuật cho phù hợp với đối tượng.

1.4. Thiết kế thông điệp và xác định các kênh truyền thông

Truyền thông bằng nghệ thuật là hình thức sân khấu hóa hoạt động truyền thông, được tổ chức ở một không gian rộng lớn, tạo ra bầu không khí sôi động, thu hút đông đảo người dân. Có thể tổ chức nhân dịp những ngày lễ lớn như: Quốc tế Phụ nữ, Quốc khánh, Quốc tế lao động hoặc những ngày hội của địa phương, của cộng đồng dân cư. Hoạt động này là hoạt động tập thể của quần chúng vì vậy nó chỉ thành công khi được quần chúng đồng tình hưởng ứng và tham gia tích cực. Có thể tổ chức dưới các hình thức sau đây:

- Mít tinh, cuộc họp đông đảo quần chúng với những chủ đề, nội dung xác định.

- Lễ hội

- Truyền thông qua các hoạt động văn hóa dân gian đặc trưng của mỗi vùng miền như: ca dao, quan họ, hát đối, hát trầu văn, tuồng, chèo…

Ví dụ: sử dụng loại hình dân ca để truyền thông trong lĩnh vực dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản cần lưu ý:

+ Hiễu rõ tính chất, đặc trưng của từng làn điệu dân ca để đặt lời hát cho đúng.

+ Chọn những làn điệu hay, ngắn gọn, có tiết tấu dồn dập, sôi nổi. Không nên chọn những làn điệu dài, có nhiều tiếng đệm (ối a, này a, tình tang...) Chú ý lựa chọn những làn điệu dân ca theo đặc trưng vùng, miền, dân tộc của đối tượng.

+ Đặt lời mới cho dân ca cần đúng với vần của lời thơ, đúng niêm luật của câu hát.

Nói tóm lại, thiết kế thông điệp và lựa chọn hình thức truyền thông phải chú ý đến sự phù hợp của nó với nội dung truyền thông và các đặc điểm của đối tượng.

Ví dụ một thông điệp được thiết kế theo hình thức ca dao nhằm phản ánh và chuyển tài nội dung các vấn đề dân số/sức khỏe sinh sản đến đối tượng.

“Mình ơi mình ở đừng về, Mình về em sợ lại bê cái bầu.

Mình ơi cứ ở lâu lâu,

Mình về tháng trước tháng sau em buồn. Mình ở cứ ở luôn luôn,

Để con nó lớn, nó khôn nên người. Thương nhau, mình hãy nhớ lời, Lâu lâu mình hãy về chơi thăm nhà.

Mình ở mình có thương ta, Mình đi đình sản thì ta đón mình.” 1.5. Phân bổ thời gian và lịch trình hoạt động

Phân bổ thời gian và lịch trình là hoạt động bắt buộc và có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ kế hoạch truyền thông nhằm đảm bảo tính khả thi và khả năng hỗ trợ, phối hợp nhằm đạt mục tiêu. Hoạt động này được cụ thể hóa bằng bảng phân bổ thời gian cho các hoạt động.

Riêng đối với hoạt động truyền thông bằng nghệ thuật, ngoài lịch trình hoạt động chung cần lưu ý phân bổ thời gian cụ thể cho mỗi buổi truyền thông.

Nắm vững thời gian biểu cho các hoạt động giúp cán bộ truyền thông thực hiện theo đúng tiến độ; nhà quản lý truyền thông quản lý được tiến trình và đưa ra được những chỉ đạo thích hợp.

1.6. Quyết định phương án huy động các nguồn lực

Cũng tương tự như các loại hình truyền thông thay đổi hành vi khác, hoạt động truyền thông bằng nghệ thuật cũng đòi hỏi huy động các nguồn lực về con người, tài chính, tư liệu, phương pháp, có sở vật chất kỹ thuật, thời gian...

Tùy thuộc vào quy mô và các nguồn lực sẵn có mà tổ chức/đơn vị lập kế hoạch truyền thông liệt kê/lập bảng các yêu cầu về nguồn lực: các loại nguồn lực cần huy động, nguồn huy động các nguồn lực đó, phân bổ các nguồn lực... Song việc phân bổ các nguồn lực luôn phải tuân thủ nguyên tắc tính hiệu quả trong chi phí.

Một phần của tài liệu Giáo trình Truyền thông và vận động xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 51 - 55)