Lập kế hoạch viết cho truyền thông

Một phần của tài liệu Giáo trình Truyền thông và vận động xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 43 - 47)

- Kiến thức: Trình bày được các nội dung công việc trong lập kế hoạch truyền thông bằng ngôn ngữ viết theo một chủ đề nhất định.

- Kỹ năng: Lập được một kế hoạch truyền thông bằng ngôn ngữ viết theo chủ đề.

- Thái độ: Rèn luyện thái độ tích cực, chủ động trong quá trình học tập; và lập kế hoạch tuyên truyền vận động xã hội vì mục đích nâng cao đời sống của cộng đồng.

Truyền thông bằng ngôn ngữ viết là hình thức truyền đạt thông tin sử dụng kí hiệu chữ viết và tiếp nhận bằng cơ quan phân tích thị giác.

Viết là một trong những kỹ năng quan trọng của người thực hành truyền thông. Do đó, trong các tiêu chí tuyển chọn nhân viên truyền thông, kỹ năng viết là một yêu cầu cơ bản. Nhà tuyển dụng không chỉ muốn lựa chọn người có thể viết mà còn có khả năng truyền đạt các ý tưởng, tức là có khả năng thu nhận và lý giải những vấn đề phức tạp hoặc rời rạc để tạo thành một thông điệp rõ ràng, mạch lạc. Để viết được, người làm truyền thông cần có một nền tảng kiến thức, sự hiểu biết sâu rộng; biết tư duy, hiểu và nhận thức được những diễn biến xung quanh và ảnh hưởng của thông điệp của mình.

Các nhà truyền thông cần hiểu rõ sự khác nhau giữa “viết cho mắt” và “viết cho tai”, có nghĩa là viết cho người đọc và viết cho người nghe. Người đọc có một số lợi thế mà người nghe không có, ví dụ họ có thể đọc lướt tài liệu rồi đọc lại phần mà mình quan tâm. Người đọc cũng có thể kiểm tra xem liệu người viết đưa ra các dữ liệu chính xác hay không hoặc bài viết mắc phải những sai sót gì. Để có được hiệu quả, “viết cho mắt” cần phải chuẩn xác để có thể chịu đựng được sự soi mói của độc giả. Ngược lại, người nghe chỉ có cơ hội nghe một lần toàn bộ thông điệp. Nếu họ bỏ qua một phần nào đó thì khó có cơ hội nghe lại lần hai. Điều này đặt ra thách thức cho người viết là phải làm thế nào để thu hút người nghe nhanh chóng.

Một số hình thức truyền thông bằng ngôn ngữ viết: bài viết đăng tải trên các loại hình báo chí; quảng cáo; tờ rơi, tờ giới thiệu; bài diễn văn, phát biểu; viết cho internet (website)…

Lập kế hoạch viết là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình truyền thông bằng ngôn ngữ viết. Lập kế hoạch viết cũng có nghĩa là phải nắm vững tất cả những thông tin như chủ đề, đối tượng truyền thông…

Xuất phát từ đặc trưng của loại hình truyền thông này nên trong quá trình lập kế hoạch cần chú ý vào một số công việc có tính đặc trưng sau: xác định vấn đề của bài viết; tìm ra những chiến lược thích hợp với mục đích; lựa chọn kênh truyền thông thích hợp nhất để truyền tải thông điệp và văn phong viết đúng với loại hình truyền thông đó. Sau khi đã có kế hoạch, người viết cần nghiên cứu cần liên hệ với ai và bằng cách nào một cách hiệu quả nhất.

1.1. Xác định và phân tích đối tượng

Phân tích đối tượng vừa đóng vai trò là một nghiên cứu khởi điểm, vừa là nghiên cứu cần thiết cho việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch. Kết quả phân tích về nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng là cơ sở để xác định mục tiêu, thiết kế thông điệp và lựa chọn kênh truyền thông.

Căn cứ để xác định đối tượng ưu tiên là vấn đề ưu tiên truyền thông và các số liệu nghiên cứu về đối tượng.

Căn cứ chia nhóm đối tượng là thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của đối tượng (nấc thang thay đổi hành vi).

Căn cứ vào mục tiêu truyền thông chia đối tượng thành đối tượng trực tiếp và đối tượng gián tiếp (liên quan).

Phân tích đối tượng thông qua các hoạt động sau:

 Phân tích các văn bản Đảng, Nhà nước, các tổ chức

 Phân tích kết quả các công trình nghiên cứu về đối tượng vừa công bố

 Phân tích các ghi chép về đối tượng của cán bộ quản lý và cán bộ truyền thông

 Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chúng

 Quan sát, thảo luận nhóm... 1.2. Phân tích thực trạng

Phân tích thực trạng giúp cán bộ truyền thông và cán bộ quản lý nhận diện những vấn đề ưu tiên truyền thông, những hành vi mong muốn thay đổi ở đối tượng, nhờ đó có thể đưa các quyết định quan trọng cho việc lập kế hoạch.

Để tìm ra những vấn đề ưu tiên cần sự can thiệp của truyền thông, các nhà truyền thông thường sử dụng phương pháp xây dựng các tiêu chuẩn xác định. Một số tiêu chuẩn cơ bản nhằm xác định vấn đề ưu tiên:

 Nhu cầu của đất nước và chính sách của quốc gia

 Nhu cầu và điều kiện của địa phương

 Tính phổ biến của vấn đề

 Tính bức xúc, nghiêm trọng của vấn đề

 Khả năng về nguồn lực, tài chính và phương tiện (tính khả thi)

 Khả năng tham gia của cộng đồng vào việc giải quyết vấn đề

Đồng thời, phân tích tổ chức là cơ sở để xây dựng kế hoạch truyền thông và là nhân tố quyết định chủ yếu đến tiến trình thực hiện kế hoạch đó.

Phương pháp phân tích tổ chức:

 Phân tích các chiến lược, chính sách quốc gia về truyền thông

 Thu thập và phân tích tài liệu có sẵn của các nghiên cứu trước đó, hoặc báo cáo của các địa phương, cơ quan có liên quan

 Phỏng vấn lãnh đạo và người có uy tín trong cộng đồng

 Phỏng vấn một số đối tượng truyền thông

 Thảo luận nhóm

1.3. Xây dựng mục tiêu và các hoạt động hướng tới mục tiêu

Các dạng bài viết có thể khác nhau về nội dung, mục đích, chiến lược, phương tiện truyền thông, văn phong và hình thức. Bất cứ bài viết cho hình thức nào thì điều quan trọng nhất là phải viết tốt. Tuy nhiên, trong một bài viết, các yếu tố về mục đích, chiến lược, phương tiện truyền thông, văn phong và hình thức liên kết chặt chẽ với nhau.

Các bài viết truyền thông đều có hai mục đích chính là thông tin và thuyết phục đối tượng truyền thông hành động theo. Bài viết có thông tin (nội dung) phải có các dữ kiện chính xác với văn phong rõ ràng, thông điệp đưa ra không bị thiên vị, nội dung và bố cục cân bằng, hoàn chỉnh nhằm thông tin cho người nghe biết những điều mà họ chưa biết hoặc biết rất ít, chưa có một cái nhìn toàn cảnh.

Người viết cần phải dùng cách viết thuyết phục để có thể đạt được mục đích, tức là nhằm thuyết phục công chúng mục tiêu hành động của mình. Để có được bài viết thuyết phục thì người viết cần phải hiểu quá trình thuyết phục. Thuyết phục là

làm cho ai đó tin và hành động theo cách mình mong muốn. Đây không phải là điều dễ dàng bởi mỗi người thường có chính kiến riêng của mình và khó lắng nghe, tìm hiểu và tin những điều mà họ không đồng ý hoặc không thích. Vấn đề này đôi khi khiến những người làm truyền thông cảm thấy chán nản vì phải luôn nỗ lực duy trì giao tiếp truyền thông với công chúng. Chính vì vậy, nhiều chiến dịch truyền thông chỉ nhằm đạt được sự hiểu biết trong công chúng là đã thành công, chứ không đặt mục tiêu là thuyết phục được họ hành động theo.

1.4. Thiết kế thông điệp và xác định các kênh truyền thông - Xây dựng vấn đề của bài viết

Trong xây dựng vấn đề của bài viết, cần chú ý những điểm như chủ đề của bài viết, quan điểm và góc độ của bài viết, ý tưởng chính, dung lượng bài viết, hình thức thể hiện thông tin, mục tiêu, đối tượng truyền thông.

- Lựa chọn kênh truyền thông

Khi quyết định lựa chọn phương tiện truyền thông để truyền tải thông điệp, người viết phải làm cho bài viết phù hợp với văn phong và hình thức của loại hình truyền thông đó. Ví dụ, khi viết bài cho báo, tạp chí thì bài viết phải được thể hiện với văn phong và hình thức của một bài viết tạp chí chuẩn mực. Nếu là bản tin, quảng cáo thì bài viết phải ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề. Đối với tờ rơi, tờ giới thiệu, bài viết cần ngắn gọn và có nhấn mạnh từng điểm. Bài viết cho trang mạng xã hội, điện tử có thể sử dụng tất cả mọi loại văn phong với các hình thức thể hiện khác nhau…

Phân bổ thời gian và lịch trình hoạt động

Quyết định phương án huy động các nguồn lực

Một phần của tài liệu Giáo trình Truyền thông và vận động xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 43 - 47)