Thực hiện kế hoạch

Một phần của tài liệu Giáo trình Truyền thông và vận động xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 40 - 41)

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được các nội dung công việc cần lưu ý trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch truyền thông bằng ngôn ngữ nói theo một chủ đề nhất định.

- Kỹ năng: Triển khai được kế hoạch truyền thông bằng ngôn ngữ nói theo chủ đề nhất định.

- Thái độ: Rèn luyện thái độ tích cực, chủ động trong quá trình học tập; và thực hành kế hoạch tuyên truyền vận động xã hội vì mục đích nâng cao đời sống của cộng đồng.

Thực hiện kế hoạch truyền thông bằng ngôn ngữ nói là giai đoạn cán bộ truyền thông/tuyên truyền viên áp dụng những điều kiện đã được chuẩn bị trong giai đoạn lập kế hoạch vào thực tiễn. Kết thúc giai đoạn này, mục đích và các mục tiêu cụ thể đạt được sẽ là cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả của kế hoạch truyền thông.

Trong quá trình luyện tập hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ nói tại phòng học chuyên môn hóa, học viên công tác xã hội cần hoạt động theo nhóm và tiến hành lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động truyền thông theo chủ đề lựa chọn. Trong đó, cần chú ý việc rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông – thuyết trình thử. Một số lưu ý cụ thể:

- Trang phục phù hợp với nhịp điệu - Âm điệu giọng nói thuyết phục

- Ngôn từ thích hợp (bằng lời nói và bằng cơ thể): + Nói một cách thuyết phục

+ Dùng mắt tiếp xúc với khán thính giả một cách thân mật + Duy trì giao tiếp với thính giả

+ Tạm dừng

+ Thêm chất hài hước

+ Biết thời điểm ngừng diễn thuyết

Những yếu tố làm cản trở bài thuyết trình: + Sai số liệu

+ Quay lưng về phía người nghe + Không trình bày về lợi ích + Người nghe không phù hợp + Bỏ qua các rủi ro

Khi thực hành truyền thông bằng ngôn ngữ nói trực tiếp với đối tượng, người giáo viên cần/vai trò của người giáo viên là quan sát, đưa ra các chỉ dẫn cần thiết để học sinh có thể hoàn thành phần thực hành; đồng thời có biện pháp ứng phó, giải quyết với những tình huống đột xuất.

Kết thúc phần thực hành, phần nhận xét, đánh giá của giáo viên hướng dẫn cũng là một kênh thông tin phản hồi quan trọng giúp học sinh hoàn thiện kỹ năng.

Tóm lại trong cả hai môi trường thực hành trên, người giáo viên đóng vai trò cung cấp kiến thức, hướng dẫn hoặc định hướng cho học sinh thực hiện các phần công việc, đồng thời giám sát quá trình đó. Đảm bảo học viên đi đúng hướng nghiên cứu và làm việc có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giáo trình Truyền thông và vận động xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 40 - 41)