Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được các việc cần thực hiện để xây dựng câu lạc bộ tại cộng đồng dân cư.
- Kỹ năng: Thực hiện được các việc trong xây dựng câu lạc bộ tại cộng đồng dân cư.
- Thái độ: Rèn luyện thái độ tích cực, chủ động trong quá trình học tập; và thực hành các hoạt động truyền thông phát triển văn hóa cộng đồng.
4.1. Những vấn đề chung về câu lạc bộ
Câu lạc bộ là danh từ của tiếng nước ngoài, chỉ về một tổ chức được thành lập theo sự tự nguyện của mỗi người có chung một mục đích từ một mục đích này mà đề ra chương trình hoạt động của mình sao cho phù hợp với khả năng và thời gian rỗi của các thành viên và khi hoạt động câu lạc bộ, nhóm, đội lớn mạnh, số hội viên đông thì lại có thể chia ra các nhóm nhỏ hơn để đáp ứng được nhu cầu và sở thích riêng biệt hơn.
Có nhiều hình thức câu lạc bộ:
- Câu lạc bộ chuyên ngành: kinh doanh, nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng…
- Câu lạc bộ sở thích: năng khiếu, âm nhạc, thể thao, thời trang… - Câu lạc bộ mang tính xã hội: hưu trí, bàn tay vàng, học sinh…
Tóm lại, câu lạc bộ là hình thức tập hợp nhiều người trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị hoặc trong xã hội, tự nguyện tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, khoa học, kĩ thuạt, văn hóa, nghệ thuật, thê thao, giải trí…
Câu lạc bộ đa dụng hoặc chuyên ngành là nơi sinh hoạt văn hóa của từng ngành, đơn vị, có chức năng như chức năng một Nhà văn hóa nhưng hoạt động chỉ đóng khung trong từng đơn vị câu lạc bộ. Tùy điều kiện và khả năng của từng ngành mà các câu lạc bộ ngành có hướng dẫn, bồi dưỡng cốt cán riêng cho sinh hoạt văn hóa ngành mình, nhưng mỗi câu lạc bộ không nhất thiết đều có chức năng này.
Hoạt động của mỗi Nhà văn hóa và câu lạc bộ phải quán triệt ba tính chất: tính dân tộc, tính khoa học và tính cách mạng.
* Quyền và nghĩa vụ của Chủ nhiệm, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ.
- Đối với Chủ nhiệm Câu lạc bộ: Chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm điều hành chung và chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt hoạt động của Câu lạc bộ; có trách nhiệm lập kế hoạch hoạt động ngắn hạn, dài hạn của Câu lạc bộ; quản lý việc thu,
chi tài chính của Câu lạc bộ; định kỳ đánh giá, rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả hoạt động của Câu lạc bộ với người có trách nhiệm và cơ quan chủ quản.
- Đối với các Phó chủ nhiệm và các uỷ viên: thực hiện các công việc theo sự phân công của Chủ nhiệm. Phó chủ nhiệm thay mặt Chủ nhiệm giải quyết các công việc khi được Chủ nhiệm phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm về những công việc của mình được giao.
* Quyền và nghĩa vụ của hội viên: - Quyền:
+ Được cấp thẻ hội viên Câu lạc bộ;
+ Được tham gia vào tất cả các hoạt động và các kỳ sinh hoạt của Câu lạc bộ; + Được ứng cử, đề cử vào Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ;
+ Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào các kế hoạch, chương trình hoạt động của Câu lạc bộ do Ban chủ nhiệm đề xuất; biểu quyết, kiến nghị, đề đạt và bảo lưu các ý kiến của mình về tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ;
+ Được cung cấp thông tin, mượn sách báo, tài liệu liên quan để nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan.
+ Được yêu cầu Câu lạc bộ bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình trước pháp luật khi bị xâm hại;
+ Có quyền xin thôi tham gia Câu lạc bộ khi có đơn xin ra khỏi Câu lạc bộ và không còn ràng buộc nghĩa vụ gì với Câu lạc bộ.
- Nghĩa vụ:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước;
+ Tôn trọng, chấp hành Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ;
+ Tham gia tích cực, đầy đủ các hoạt động, sinh hoạt của Câu lạc bộ;
+ Tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân; vận động và giới thiệu các hội viên mới với Ban chủ nhiệm để kết nạp; tham gia giáo dục, cảm hoá những đối tượng lầm lỗi, có hành vi phạm pháp luật và hoà giải các tranh chấp, xích mích nhỏ tại địa phương;
+ Giữ gìn uy tín của Câu lạc bộ; không lợi dụng danh nghĩa hội viên Câu lạc bộ pháp luật, thẻ hội viên sử dụng vào các mục đích công việc khác.
4.2. Nội dung hoạt động của câu lạc bộ
Để Câu lạc bộ phát huy tính thiết thực và tính hiệu quả trên thực tế thì hoạt động của Câu lạc bộ là yếu tố quyết định. Một Câu lạc bộ có hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố cơ bản: nội dung hoạt động và phương thức tổ chức hoạt động.
Nội dung hoạt động của Câu lạc bộ cần phù hợp, sát thực với đối tượng và đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương. Các nội dung hoạt động của Câu lạc bộ không nên bó hẹp trong phạm vi đối tượng nhất định, không gian và thời gian nhất định mà cần được mở rộng, bổ sung kịp thời đảm bảo tính cập nhật, tránh nhàm chán, đặc biệt là cung cấp một lượng kiến thức phong phú cho các hội viên. Ngoài ra, cũng cần phổ biến các kiến thức kinh tế, xã hội cần thiết khác phù hợp với từng đối tượng.
4.3. Phương pháp tổ chức câu lạc bộ
Để thu hút số lượng hội viên tham gia Câu lạc bộ, giúp cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức trong Câu lạc bộ có hiệu quả thì phương thức tổ chức sinh hoạt của Câu lạc bộ cần đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Câu lạc bộ thường tập trung tổ chức sinh hoạt theo các phương thức sau:
- Tổ chức các buổi nói chuyện, tọa đàm chuyên đề.
- Tổ chức hoạt động thi tìm hiểu pháp luật, hái hoa dân chủ, giải đáp pháp luật, thi sáng tác các tác phẩm văn hoá, văn nghệ có nội dung liên quan.
- Xây dựng các tiểu phẩm văn hoá, văn nghệ (thơ, ca, hò, vè…) có nội dung tuyên truyền để biểu diễn;
- Cung cấp thông tin, tư liệu (sách, báo, văn bản pháp luật) phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương;
- Tổ chức các buổi giao lưu với các loại hình Câu lạc bộ khác, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tại đơn vị, địa phương.
* Xây dựng kế hoạch thành lập Câu lạc bộ
Kế hoạch thành lập Câu lạc bộ có ý nghĩa định khung cơ bản, trong đó phác thảo những nội dung chính phục vụ cho việc thành lập Câu lạc bộ. Kế hoạch cần được xây dựng cụ thể, phân định theo các nội dung rõ ràng, chi tiết giúp cho việc
thực hiện được thuận lợi. Kế hoạch thành lập Câu lạc bộ bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Sự cần thiết phải xây dựng Câu lạc bộ;
- Mục đích, ý nghĩa của việc thành lập Câu lạc bộ;
- Chọn địa điểm thành lập Câu lạc bộ (theo các tiêu chí cụ thể: điều kiện kinh tế - xã hội; tình hình an ninh trật tự; ý thức chấp hành pháp luật của người dân...);
- Đối tượng tham gia Câu lạc bộ (thanh niên, phụ nữ, nông dân, học sinh, sinh viên...trong đó xác định đối tượng nòng cốt của Câu lạc bộ);
- Cơ cấu tổ chức của Câu lạc bộ (dự kiến Ban chủ nhiệm và số lượng hội viên sáng lập, nguyên tắc hoạt động của Câu lạc bộ);
- Địa điểm tổ chức sinh hoạt của Câu lạc bộ; - Nội dung và hình thức sinh hoạt của Câu lạc bộ; - Kinh phí tổ chức hoạt động;
- Trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành trong việc phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức hoạt động, kiểm tra hoạt động Câu lạc bộ.
- Vận động tham gia thành lập, xây dưng dự thảo Điều lệ, Quy chế tổ chức hoạt động của Câu lạc bộ.
Kế hoạch thành lập Câu lạc bộ cần được đưa ra lấy ý kiến các cơ quan, ban, ngành, đơn vị cơ sở, sau đó trình cơ quan, đơn vị chủ quản phê duyệt.