Nghiên cứu thực tiễn vềsựhài lòng của nhân viên vềmôi trường làm việcđố

Một phần của tài liệu HUỲNH THỊ MỸ DIỆU - 49B KDTM (Trang 36 - 39)

5. Kêt cấu đềtài

1.2.1. Nghiên cứu thực tiễn vềsựhài lòng của nhân viên vềmôi trường làm việcđố

với các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Có rất nhiều lý do để mọi người làm việc một cách tự giác nhất. Nhưng đừng quên rằng tất cả những công việc mà chúng ta cố gắng đều xuất phát từ những nhu cầu công việc – tức là sự hài lòngđể làm việc. Những thứ đó tác động đến tinh thần, động viên vàảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Nhiều người làm việc vì tình yêu, nguyện vọng cá nhân của họ, mục tiêu thăng tiến hay những công việc họ cho là quan trọng. Với những người có tầm nhìn, họ đạt được mục tiêu nhưng phải thông qua những công việc ý nghĩa. Có người lại xem việc thực hiện hay phục vụ khác hàng chính là một niềm cảm hứng thực thụ. Nhiều người lại thích tương tác, gắn kết với khách hàng và đồng nghiệp. Nhiều nhân viên thích sự thayđổi, thách thức và có thật nhiều những vấn đề để giải quyết. Thậm chí, nhiều người sử dụng công việc để lấp trống khoảng thời gian nhàn rỗi của mình. Lẽ vậy, động cơ làm việc của mỗi người là riêng biệt và đa dạng vô cùng.

Trong một nghiên cứu hiện tại của Watson Wordwide trong The Human Capital Edge: 21 People Management Practices Your Company Must Implement (or Avoid) to Maximize Shareholder Value, đã khuyến cáo, để cuốn hút được những người lao động tốt nhất hiện nay, cần phải có một mức lương cao hơn mức lương trung bình của những công ty khác trên thị trường việc làm. Tiền lương hẳn sẽ là cách cung cấp cho họ động lực.

Ngoài ra, suy thoái kinh tếhiện nay đã dẫn đến việc suy giảm doanh thu, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thịtrường của các doanh nghiệp còn hoạt động thì bịthu hẹp rất nhiều. Các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều vấn đềvề nguồn nhân lực như:

Thứnhất, Tỉlệchảy máu chất xám, nhảy việc tăng cao:Trước kia, tình trạng nhảy việc chỉdiễn raởlao động trẻvới mong muốn gia tăng thu nhập. Hiện nay trong tình cảnh kinh tếbiến động, nhảy việc diễn ra ngày càng nhiều (10 - 13% mỗi năm) với nhiều nguyên do hơn: Môi trường làm việc thiếu chuyên nghiệp, mâu thuẫn với cấp trên, lộtrình phát triển nghềkhông rõ ràng, cơ cấu tổchức không hợp lý, tái thiết công ty không hài hòa…

Thứhai, Đình công laođộng gia tăng:Trong 2 năm gần đây, nạn đình công tại Việt Nam đã không ngừng tăng cao. Theo thống kê có 387 vụnăm 2006 và 541 năm 2007. Sốliệu không chính thức năm 2008, tổng cộng 775 vụ đình công tập thể, dẫn đến nhiều hệlụy như: Sản xuất trì trệkhông đạt kếhoạch, uy tín doanh nghiệp bịtổn hại trên thịtrường v.v…

Thứba, Năng suất và hiệu quảlàm việc suy giảm:Đây cũng là yếu tốtác động khá lớn tới sựtồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Nguyên nhân có thểbắt nguồn từ

sựthiếu tin tưởng vào những quyết sách mới của công ty, sựthay đổi vềcơ cấu tổ chức, nhân viên luôn cảm giác bất an vềtương lai của chính mình…

Để thực hiện các chính sách hỗ trợ cũng nhưthể hiện sự quan tâm đối với nguồn nhân lực tại công ty, các doanh nghiệp nên tìm hiểu quan điểm, mức độ hài lòng và ý thức của nhân viên về công việc và công ty. Ðồng thời từ đó đưa ra các căn cứ để tìm ra các biện pháp cải thiện các mặt tiêu cực, kích thích các mặt tích cực và tạo thêm sự gắn bó trong công việc giữa nhân viên với công ty cũng như sự gắn bó lâu dài với công ty. Do đó, các doanh nghiệp cần tổ chức khảo sát định kì tất cả nhân viên trong doanh nghiệp mình về sự hài lòng của họ với công việc.

Một phần của tài liệu HUỲNH THỊ MỸ DIỆU - 49B KDTM (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w