D. I,II, III, V, VII, VIII.
Chuyên đề: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật Trường: THPT Hồng Ngự
Trường: THPT Hồng Ngự 3
Họ và tên GV: Nguyễn Hồng Hải Số điện thoại: 0834501440
1. BIẾT
Câu 1: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được đánh giá thông qua sự tăng lên về
A. số lượng tế bào của quần thể.
B. kích thước của từng tế bào trong quần thể. C. khối lượng của từng tế bào trong quần thể.
D. cả kích thước và khối lượng của từng tế bào trong quần thể.
Câu 2: Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn tăng lên rất
nhanh. Pha đó là A. pha tiềm phát. B. pha lũy thừa. C. pha cân bằng. D. pha suy vong.
Câu 3: Khoảng nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng của nhóm vi sinh vật ưa ấm là
A. 20 – 40 oC. B. 10 – 20 oC. C. 40 – 50 oC. D. 20 – 25 oC.
Câu 4: Có một dạng vi sinh vật sinh trưởng mạnh nhất ở nhiệt độ môi trường dưới 10oC. Dạng vi sinh vật đó thuộc nhóm nào sau đây?
A. Nhóm ưa nhiệt. B. Nhóm ưa ẩm.
C. Nhóm ưa siêu nhiệt. D. Nhóm ưa lạnh.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây là của vi sinh vật khuyết dưỡng?
A. Không tự tổng hợp được các chất hữu cơ.
B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng. C. Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng. D. Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể.
Câu 6: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, số lượng vi khuẩn đạt mức cực đại và không đồi,
số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi xảy ra ở pha nào? A. Pha tiềm phát.
B. Pha lũy thừa. C. Pha cân bằng. D. Pha suy vong.
Câu 8: Hình thức sinh sản nào dưới đây không tồn tại ở vi sinh vật?
B. Trinh sản. C. Phân đôi. D. Nảy chồi.
Câu 7: Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng vi sinh vật ở pha tiềm phát
A. chưa tăng. B. đạt mức cực đại. C. đang giảm.
D. tăng lên rất nhanh.
Câu 8: Phương pháp nuôi cấy liên tục nhằm mục đích
A. tránh cho quần thể vi sinh vật bị suy vong. B. kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.
C. rút ngắn thời gian thế hệ của quần thể vi sinh vật.
D. làm cho chất độc hại trong môi trường nằm trong một giới hạn thích hợp.
Câu 9: Đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh sinh trưởng tốt nhất ở độ pH nằm trong khoảng
A. 6 - 8. B. 4 - 6. B. 4 - 6. C. 8 - 10. D. 10 - 12.
Câu 10: Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi
trong thanh trùng, đối với vi sinh vật phoocmandehit là A. chất ức chế sinh trưởng.
B. nhân tố sinh trưởng. C. chất dinh dưỡng. D. chất hoạt hóa enzim.
Câu 11: Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất hóa học nào sau đây?
A. Protein, vitamin.
B. Axit amin, polisaccarit. C. Lipit, chất khoáng. D. Vitamin, axit amin.
Câu 12: Đối với sự sinh trưởng của vi sinh vật, Mn, Zn, Mo… là các nguyên tố có vai trò quan
trọng trong quá trình
A. hóa thẩm thấu, phân giải protein. B. hoạt hóa enzim, phân giải protein. C. hóa thẩm thấu, hoạt hóa enzim.
D. phân giải protein hoặc tổng hợp protein.
2. HIỂU
Câu 13: Điều nào sau đây không đúng khi nói về độ pH của vi sinh vật?
A. Dựa vào độ pH của môi trường sống, người ta có thể chia vi sinh vật thành 3 nhóm chính: vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính.
B. Con người có thể làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi sinh vật.
D. Trong quá trình sống, vi sinh vật tiết các chất thải ra ngoài môi trường làm thay đổi pH môi trường.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng về nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Nhân tố sinh trưởng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật. B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.
C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được.
D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để cung cấp cho sự sinh trưởng của chúng.
Câu 15: Việc ức chế sự phân chia của vi khuẩn trên rau củ quả bằng cách ngâm nước muối có mối
liên quan mật thiết đến nhân tố nào dưới đây? A. Nhiệt độ.
B. Độ pH.
C. Áp suất thẩm thấu. D. Ánh sáng.
Câu 16: Điều nào sau đây không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sống của vi
sinh vật?
A. Vi khuẩn quang hợp cần năng lượng ánh sáng để quang hợp. B. Tia tử ngoại thường làm biến tính các axit nuclêic.
C. Tia Rơnghen, tia Gamma, tia vũ trụ làm ion hóa các protein và axit nuclêic dẫn đến gây đột biến hay gây chết vi sinh vật.
D. Ánh sáng nói chung không cần thiết đối với sự sống của vi sinh vật.
Câu 17: Để bảo quản các loại hạt ngũ cốc được lâu hơn, người ta thường tiến hành sấy khô. Ví dụ
trên cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với hoạt động sống của vi sinh vật ? A. Áp suất thẩm thấu.
B. Độ pH. C. Ánh sáng. D. Độ ẩm.
Câu 18: Để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật, các hợp chất kim loại nặng có cơ chế tác động
như thế nào?
A. Gắn vào nhóm SH của prôtêin và làm chúng bất hoạt. B. Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh.
C. Thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất. D. Ôxi hóa các thành phần tế bào.
Câu 19: Đối với vi sinh vật, nhân tố nào dưới đây ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt
động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP,... ? A. Độ pH.
B. Ánh sáng. C. Độ ẩm.
D. Áp suất thẩm thấu.
Câu 20: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục không
trải qua pha nào dưới đây?
B. Pha lũy thừa và pha cân bằng. C. Pha cân bằng và pha suy vong. D. Pha tiềm phát và pha suy vong.
Câu 21: Khi nói về đặc điểm của các pha trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở
môi trường nuôi cấy không liên tục, nhận định nào dưới đây là đúng ? A. Ở pha tiềm phát chưa có sự phân chia tế bào.
B. Ở pha suy vong không có tế bào sinh ra, chỉ có các tế bào chết đi. C. Tốc độ sinh trưởng của quần thể đạt cực đại ở pha cân bằng. D. Số lượng tế bào trong quần thể đạt cực đại ở pha lũy thừa.
Câu 22: Đặc điểm nào dưới đây không có ở pha suy vong trong đường cong sinh trưởng của quần
thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục ? A. Hình thành enzim cảm ứng để phân giải cơ chất. B. Số tế bào bị hủy hoại nhiều hơn số tế bào được sinh ra. C. Chất dinh dưỡng dần cạn kiệt.
D. Các chất thải độc hại tích lũy ngày càng nhiều.
Câu 23: Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật, các nguyên tố cơ bản: C, H, O, N, S, P có vai trò
A. là nhân tố sinh trưởng.
B. kiến tạo nên thành phần tế bào. C. hoạt hóa enzim.
D. cân bằng hóa thẩm thấu.
Câu 24: Chất hóa học nào dưới đây thường dùng để thanh trùng nước máy, nước bể bơi?
A. Etanol. B. Iot.
C. Cloramin. D. Izôprôpanol.
Câu 25: Chất hóa học làm thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất gây ức chế sinh
trưởng của vi sinh vật và thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm hoặc phòng y tế để thanh trùng?
A. Iot, rượu Iot.
B. Etanol, Izôprôpanol (70 – 80%). C. Các chất kháng sinh.
D. Các andehit (phoocmandehit 2%).
Câu 26: Vi sinh vật ưa thẩm thấu có thể sinh trưởng bình thường ở môi trường
A. axit. B. dầu, mỡ.
C. các loại mứt quả. D. nghèo dinh dưỡng.
Câu 27: Vi sinh vật sống kí sinh trong cơ thể người thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây?
A. Nhóm ưa nóng. B. Nhóm ưa lạnh. C. Nhóm ưa ấm. D. Nhóm chịu nhiệt.
A. Khử trùng phòng thí nghiệm.
B. Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại. C. Tẩy trùng trong bệnh viện.
D. Thanh trùng nước máy.
3. VẬN DỤNG
Câu 29: Vì sao thức ăn chứa rất nhiều nước dễ bị nhiễm khuẩn?
A. vì nước là dung môi của các chất khoáng dinh dưỡng.
B. vì nước là yếu tố hóa học tham gia vào quá trình thủy phân các chất. C. vì vi khuẩn sinh trưởng tốt ở môi trường có độ ẩm cao.
D. vì mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.
Câu 30: Khi ứng dụng nuôi cấy không liên tục vào thực tiễn, để thu được năng suất cao nhất và
hạn chế tối thiểu các tạp chất chúng ta nên thu sinh khối ở thời điểm nào? A. Cuối pha cân bằng.
B. Cuối pha lũy thừa. C. Đầu pha cân bằng. D. Đầu pha suy vong.
Câu 31: Trong một quần thể vi sinh vật ban đầu có 104 tế bào. Thời gian thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần thể sau 2 giờ là
A. 104 x 26. B. 104 x 25. C. 104 x 24. D. 104 x 23.
Câu 32: Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối pha 5 – 10 phút?
A. Vì nước muối gây dãn nguyên sinh làm cho vi sinh vật bị vỡ ra. B. Vì nước muối vi sinh vật không phát triển.
C. Vì nước muối gây co nguyên sinh, vi sinh vật không phân chia được. D. Vì nước muối làm vi sinh vật chết lập tức.
Câu 33: Chất nào trong số các chất sau có thể vừa dùng để bảo quản thực phẩm, vừa dùng để nuôi
cấy vi sinh vật?
A. Đường, muối ăn và các hợp chất có trong sữa. B. Muối ăn và các hợp chất phenol.
C. Đường và chất kháng sinh. D. Đường và muối ăn.
Câu 34: Cho các nội dung sau:
(1) Loại vi sinh vật.
(2) Mức độ sai khác giữa môi trường đang sinh trưởng với môi trường trước đó. (3) Giai đoạn đang trải qua của các tế bào được cấy.
(4) Tùy kiểu nuôi cấy.
Thời gian của pha tiềm phát phụ thuộc vào bao nhiêu nhận định trên? A. 1.
B. 4. C. 3. C. 3.
D. 2.
Câu 35: Nuôi cấy 2 chủng vi khuẩn vào 2 môi trường dinh dưỡng thích hợp, mỗi môi trường 5 ml.
Chủng thứ nhất với 106 tế bào, chủng thứ hai với 2.102 tế bào. Sau 6 h nuôi cấy số lượng chủng một: 8.108 tế bào/ml, chủng thứ hai: 106 tế bào/ml. Thời gian một thế hệ mỗi chủng 1 và 2 lần lượt là
A. 30 và 25 phút. B. 25 và 30 phút. C. 40 và 35 phút. D. 35 và 40 phút.
Câu 36: Khi nói về sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Trong nuôi cấy không liên tục có 4 pha: tiềm phát → luỹ thừa → cân bằng → suy vong. 2. Trong nuôi cấy liên tục có 2 pha: luỹ thừa → cân bằng.
3. Trong nuôi cấy liên tục quần thể vi sinh vật sinh trưởng liên tục, mật độ vi sinh vật tương đối ổn định.
4. Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh ở pha cân bằng. 5. Mục đích của 2 phương pháp nuôi cấy là để nghiên cứu và sản xuất sinh khối.
A. 2. B. 3. B. 3. C. 4. D. 5.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 37: Ở E.coli, khi nuôi cấy trong điều kiện thích hợp thì cứ 20 phút chúng sẽ phân chia một lần. Sau khi được nuôi cấy trong 3 giờ, từ một nhóm cá thể E.coli ban đầu đã tạo ra tất cả 3584 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hỏi nhóm ban đầu có bao nhiêu cá thể?
A. 9. B. 6. B. 6. C. 8. D. 7.
TÓM TẮT LỜI GIẢI
- Số lần phân chia của vi khuẩn E.coli là (3 x 60) : 20 = 9 lần. - Số tế bào ban đầu là N0 = Nt : 2n = 3584 : 29 = 7 tế bào.
Câu 38: Loài vi khuẩn A có thời gian thế hệ là 45 phút. 200 cá thể của loài được sinh trưởng trong
môi trường nuôi cấy liên tục và sau một thời gian, người ta thu được tất cả 3200 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Thời gian nuôi cấy của nhóm cá thể ban đầu là
A. 4,5 giờ. B. 1,5 giờ. C. 2 giờ. D. 3 giờ. TÓM TẮT LỜI GIẢI - Ta có: Nt = N0 x 2n→ 2n = Nt : N0
- Số lần phân chia của vi khuẩn A là 2n = Nt : N0 = 3200 : 200 = 16 tế bào → n = 4 lần. - Thời gian nuôi cấy là: g = t/n => t = g x n = 45 x 4 = 180 phút = 3 giờ.
Câu 39: Một nhà vi sinh vật bắt đầu nuôi cấy 103 tế bào vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) trong môi trường nuôi cấy thích hợp. Sau một thời gian nuôi cấy, nhà vi sinh vật đếm được 1.024.000 tế bào vi khuẩn. Biết rằng tất cả các tế bào vi khuẩn E. coli đều phân chia, thời gian thế hệ là 20 phút và không trải qua pha tiềm phát.
Thời gian nhà vi sinh vật đã nuôi cấy vi khuẩn E. coli trên là A. 1024 phút.
B. 180 phút. C. 200 phút. D. 1020 phút.
TÓM TẮT LỜI GIẢI
- Số lần vi khuẩn E.coli phân chia là
Nt = N0 x 2n → 2n = Nt/N0 = 1.024.000/103 = 1.024. Vậy n = 10 lần. - Thời gian nuôi cấy là
g = t/n => t = g x n = 20 x 10 = 200 phút.
Câu 40: Khi nuôi cấy vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) trong môi trường nuôi cấy không liên tục bắt đầu từ 1200 tế bào với pha tiềm phát kéo dài 1 giờ, thời gian thế hệ là 20 phút. Biết rằng tất cả các tế bào vi khuẩn E. coli đều phân chia. Số lượng tế bào được tạo thành sau 2 giờ nuôi cấy là
A. 76.800 tế bào. B. 76.800 tế bào. C. 614.400 tế bào. D. 9.600 tế bào.
TÓM TẮT LỜI GIẢI
- Số lần phân chia của vi khuẩn E. coli là n = t/g = 60/20 = 3 lần. - Số lượng tế bào vi khuẩn E. coli tạo thành sau 2 giờ nuôi cấy là Nt = N0 x 2n = 1200 x 23 = 9.600 tế bào.