CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT Câu 1: (B) Theo quan niệm hiện đại, vi sinh vật là:

Một phần của tài liệu Đề Thi Trung Học Quốc Gia Môn Sinh Học (Trang 89 - 95)

D. Sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào

A. 128 B 256 C 160 D 64.

CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT Câu 1: (B) Theo quan niệm hiện đại, vi sinh vật là:

Câu 1: (B) Theo quan niệm hiện đại, vi sinh vật là:

A. Một đơn vị phân loại. B. Sinh vật hiển vi và virut. C. Mọi sinh vật đơn bào. D. Vi khuẩn các loại.

Câu 2: (B) Đặc điểm nào sau đây không phải của vi sinh vật?

A. Kích thước cơ thể rất nhỏ.

B. Chuyển hóa mạnh, sinh sản nhanh. C. Phân bố ở hầu hết mọi nơi trên Trái Đất. D. Dễ quan sát bằng mắt thường.

Câu 3: (H) Loài nào dưới đây không thuộc nhóm vi sinh vật?

A. Vi khuẩn. B. Nấm men. C. Nấm rơm. D. Tảo đơn bào.

Câu 4: (B) Sinh vật quang tự dưỡng có đặc điểm là tổng hợp chất hữu cơ của nó từ nguyên liệu và bằng năng lượng là:

A. Chất hữu cơ ở ngoài và năng lượng ánh sáng. B. Chất vô cơ và oxi hóa chất vô cơ hay hữu cơ. C. Chất hữu cơ bên ngoài và oxi hóa chất hữu cơ. D. Chất vô cơ (thường là CO2) và quang năng.

Câu 5: (B) Căn cứ vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người ta phân chia các hình thức dinh dưỡng ở vi sinh vật thành mấy kiểu?

A. 3 kiểu. B. 4 kiểu. C. 2 kiểu. D. 5 kiểu.

Câu 6: (H) Vi sinh vật nào dưới đây không sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng?

A. Trùng roi xanh. B. Vi khuẩn lactic. C. Tảo đỏ.

D. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục.

Câu 7: (H) Vi sinh vật có thể bao gồm sinh vật ở các giới:

A. Khởi sinh, Nguyên sinh. B. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm.

C. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật. D. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Động vật.

Câu 8: (B) Sinh vật hóa tự dưỡng có đặc điểm là tổng hợp chất hữu cơ của nó từ nguyên liệu và bằng năng lượng là:

A. Chất hữu cơ ở ngoài và năng lượng ánh sáng. B. Chất vô cơ và oxi hóa chất vô cơ hay hữu cơ. C. Chất hữu cơ bên ngoài và oxi hóa chất hữu cơ. D. Chất vô cơ (thường là CO2) và quang năng.

2

Câu 9: (B) Sinh vật quang dị dưỡng có đặc điểm là tổng hợp chất hữu cơ của nó từ nguyên liệu và bằng năng lượng là:

A. Chất hữu cơ ở ngoài và năng lượng ánh sáng. B. Chất vô cơ và oxi hóa chất vô cơ hay hữu cơ. C. Chất hữu cơ bên ngoài và oxi hóa chất hữu cơ. D. Chất vô cơ (thường là CO2) và quang năng.

Câu 10: (H) Cơ chế sinh tổng hợp protein ở vi sinh vật thì:

A. Tương tự như sinh vật bậc cao. B. Khác hẳn ở sinh vật bậc cao. C. Chỉ giống ở giai đoạn sao mã. D. Khác nhau ở pha sao mã.

Câu 11: (B) Vi khuẩn nitrat hóa và vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh có kiểu dinh dưỡng:

A. Quang tự dưỡng. B. Quang dị dưỡng. C. Hóa tự dưỡng. D. Hóa dị dưỡng.

Câu 12: (H) Nguyên liệu không thể thiếu để vi khuẩn và tảo đơn bào tổng hợp polisaccarit là:

A. Axit amin. B. ADP – glucozo. C. Axit béo và glyxeron. D. Nucleotit.

Câu 13: (B) Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía có kiểu dinh dưỡng:

A. Quang tự dưỡng. B. Quang dị dưỡng. C. Hóa tự dưỡng. D. Hóa dị dưỡng.

Câu 14: (B) Nấm đơn bào, động vật nguyên sinh và phần lớn vi khuẩn có kiểu dinh dưỡng là:

A. Quang tự dưỡng. B. Quang dị dưỡng. C. Hóa tự dưỡng. D. Hóa dị dưỡng.

Câu 15: (H) Quang tự dưỡng khác với quang dị dưỡng ở điểm cơ bản:

A. Năng lượng là quang năng hay hóa năng. B. Nguồn cacbon là vô cơ hay hữu cơ. C. Quang tự dưỡng là đồng hóa. D. Quang dị dưỡng là dị hóa.

Câu 16: (H) Hóa tự dưỡng khác với hóa dị dưỡng ở điểm cơ bản:

A. Năng lượng là quang năng hay hóa năng. B. Nguồn cacbon là vô cơ hay hữu cơ. C. Hóa tự dưỡng là đồng hóa.

D. Hóa dị dưỡng là dị hóa.

3 A. Nguồn năng lượng để đồng hóa.

B. Nguồn cung cấp cacbon. C. Quang tự dưỡng là đồng hóa. D. Hóa tự dưỡng là dị hóa.

Câu 18: (H) Quang tự dưỡng khác với hóa dị dưỡng ở điểm cơ bản:

A. Nguồn năng lượng để đồng hóa, nguồn cung cấp cacbon. B. Hóa dị dưỡng là đồng hóa, nguồn cung cấp cacbon. C. Quang tự dưỡng là đồng hóa, nguồn cung cấp cacbon. D. Hóa dị dưỡng là dị hóa, nguồn cung cấp cacbon.

Câu 19: (H) Sinh vật có kiểu dinh dưỡng nào sau đây sẽ khó tồn tại và phát triển ở môi trường toàn chất hữu cơ?

A. Quang tự dưỡng, quang dị dưỡng. B. Quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng. C. Quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng. D. Hóa tự dưỡng, hóa dị dưỡng.

Câu 20: (H) Sinh vật có kiểu dinh dưỡng nào sau đây sẽ khó tồn tại và phát triển ở môi trường toàn chất vô cơ?

A. Quang tự dưỡng, quang dị dưỡng. B. Quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng. C. Quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng. D. Hóa tự dưỡng, hóa dị dưỡng.

Câu 21: (B) Để nuôi cấy vi sinh vật, người ta thường dùng các loại môi trường dinh dưỡng là:

A. Môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. B. Môi trường tổng hợp hoặc bán tổng hợp.

C. Môi trường tự nhiên, tổng hợp hay bán tổng hợp. D. Môi trường hữu cơ hoặc vô cơ.

Câu 22: (B) Đặc điểm của môi trường tự nhiên để nuôi cấy vi sinh vật là:

A. Chỉ gồm các chất vô cơ có sẵn trong tự nhiên. B. Chứa các thành phần là chất hữu cơ có sẵn. C. Thành phần và tỉ lệ từng chất do người pha chế.

D. Chứa các thành phần là chất hữu cơ và chất vô cơ có sẵn.

Câu 23: (B) Đặc điểm của môi trường tổng hợp để nuôi cấy vi sinh vật là:

A. Chỉ gồm các chất vô cơ có sẵn trong tự nhiên. B. Chứa các thành phần là chất hữu cơ có sẵn. C. Thành phần và tỉ lệ từng chất do người pha chế.

D. Chứa các thành phần là chất hữu cơ và chất vô cơ có sẵn.

Câu 24: (VDT) Môi trường tự nhiên không dùng để nuôi cấy vi sinh vật phục vụ đời sống là:

A. Sữa. B. Nước dứa. C. Nước canh thịt. D. Xôi hay cơm.

Câu 25: (H) Các chất thường dùng trong nuôi cấy vi khuẩn là:

4 B. Nước biển.

C. Men vi sinh. D. Thạch.

Câu 26 (VDC): Một loại vi sinh vật phát triển tốt trong môi trường pha NH4)3PO4, KH2PO4, MgSO4, CaCl2, NaCl đặt nơi giàu CO2 và ánh sáng. Kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật đó là:

A. Quang dị dưỡng. B. Quang tự dưỡng. C. Hóa dị dưỡng. D. Hóa tự dưỡng.

Câu 27 (VDC): Một loại vi sinh vật phát triển tốt trong môi trường pha (NH4)3PO4, KH2PO4, MgSO4, CaCl2, NaCl đặt nơi giàu CO2 và ánh sáng. Moio trường của vi sinh vật đó là:

A. Tự nhiên. B. Tổng hợp. C. Bán tổng hợp. D. Đặc.

Câu 28 (VDC): Trực khuẩn lị ở người (Escherichia coli) có môi trường nuôi cấy pha glucozo, Na2HPO4, KH2PO4, (NH4)2SO4, MgSO4, CaCl2, FeSO4. Kiểu dinh dưỡng của trực khuẩn này là:

A. Quang tự dưỡng. B. Quang dị dưỡng. C. Hóa dị dưỡng. D. Hóa tự dưỡng.

Câu 29 (VDC): Để phân lập nấm men, người ta dùng môi trường nuôi cấy = 20g thạch + 4g KH2PO4 + 0,5g MgSO4.7H2O + 15g pepton + 100ml hồng bengan 1/3.10-4 + 1 lít nước cất. Môi trường này loại gì và nấm men thuộc kiểu dinh dưỡng nào?

A. Môi trường tổng hợp và hóa dị dưỡng. B. Môi trường tổng hợp và quang tự dưỡng. C. Môi trường bán tổng hợp và hóa dị dưỡng. D. Môi trường tự nhiên và hóa tự dưỡng.

Câu 30: (VDT) Cao thịt bò, pepton, cao nấm men thuộc loại môi trường nào để nuôi cấy vi khuẩn?

A. Môi trường tự nhiên. B. Môi trường tổng hợp. C. Môi trường bán tổng hợp. D. Môi trường nhân tạo.

Câu 31: (H) Loài vi sinh vật có thể được sử dụng để tổng hợp nguyên liệu tạo ra bột ngọt là:

A. Candida albicans.

B. Corynebacterium glutamicum. C. Nhóm Brevibactarium.

D. Nhóm Penicillium.

Câu 32: (VDT) Loại vi sinh vật nào đã được sản xuất rộng rãi làm thực phẩm cho con người?

5 A. Nấm rơm, nấm hương, mộc nhĩ.

B. Tảo Chlorella, vi khuẩn Spirulina. C. Rau câu, E. Coli sản xuất insulin.

D. Corynebacterium glutamicum để làm bột ngọt.

Câu 33: (VDT) Ở Việt Nam, người ta thường nuôi cấy nấm hương, nấm sò, nấm rơm… từ nguồn nguyên liệu là:

A. Phế phẩm từ các lò mổ.

B. Rơm, giẻ rách, bã mía, lõi ngô. C. Cành lá cây rụng.

D. Bã rượu, đậu phộng hay đậu khô dầu.

Câu 34: (VDT) Bột giặt sinh học thực chất là:

A. NaOH sản xuất theo công nghệ sinh học. B. Bột giặt thường có thêm vi khuẩn phân hủy. C. Hệ enzim phân hủy hữu cơ lấy từ vi sinh vật. D. Mầm vi khuẩn phân hủy lipit, protein…

Câu 35: (H) Sự phân giải nội bào ở vi sinh vật thực chất là:

A. Quá trình đồng hóa của nó. B. Quá trình dị hóa của nó. C. Chuẩn bị cho đồng hóa. D. Chuẩn bị cho dị hóa.

Câu 36: (H) Có người nói: “Thực phẩm đã bị vi sinh vật gây mốc, ôi, thiu… vẫn có thể ăn uống sau khi nấu sôi kỹ”. Ý kiến này đúng hay sai?

A. Đúng, vì đun sôi đã diệt hết vi sinh vật rồi.

B. Đúng, vì để tiết kiệm nếu thứ đó không hỏng quá. C. Sai, vì có thể nhiễm độc tố nguy hiểm.

D. Sai, vì mất ngon.

Câu 37: (H) Khi vi sinh vật phân giải hoạt động ở môi trường thừa nguồn cacbon và thiếu nguồn nito, sản phẩm sẽ nhiều:

A. Axit amin. B. Amoniac. C. Axit béo. D. Axit hữu cơ.

Câu 38: (VDT) Để làm tương, người ta sử dụng nguyên liệu chủ yếu là:

A. Đậu xanh hay đậu nành. B. Củ mì hay ngô.

C. Đậu tương và gạo. D. Đậu phộng.

Câu 39: (VDT) Nguyên nhân chính gây bệnh tưa lưỡi ở trẻ nhỏ là do:

A. Nấm men lactic.

B. Nấm men Candida albicans. C. Trực khuẩn E. Coli.

D. Trùng roi Trichonympha.

Câu 40: (VDT) Hay ăn kẹo mà không vệ sinh miệng đúng thì rất dễ bị sâu răng vì có sự chuyển hóa là:

6 B. Rượu → Đường → Axit hữu cơ hủy chân răng.

C. Axit hữu cơ → Đường → Rượu hủy chân răng. D. Đường → Axit hữu cơ → Rượu hủy chân răng.

Một phần của tài liệu Đề Thi Trung Học Quốc Gia Môn Sinh Học (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)