II. Nội dung câu hỏi chuyên đề 1 BIẾT
Chuyên đề: PHÂN BÀO 1 BIẾT:
1. BIẾT:
Câu 1: Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự:
A. G1– G2 – S – nguyên phân. B. G2 – G1 – S – nguyên phân.
C. G1 – S – G2 – nguyên phân. D. S – G1 – G2– nguyên phân.
Câu 2: NST có hình dạng đặc trưng cho loài ở giai đoạn nào sau đây?
A. Kì đầu
B. Kì trung gian. C. Kì cuối. D. Kì giữa
Câu 3: Trong giảm phân I, sự trao đổi chéo của nhiễm sắc thể diễn ra ở kì nào?
A. Kì cuối B. Kì giữa C. Kì đầu D. Kì sau
Câu 4: Trong chu kì nguyên phân, trạng thái đơn của NST tồn tại ở kì:
A. Kì đầu và kì cuối B. Kì sau và kì cuối C. Kì sau và kì giữa D. Kì cuối và kì giữa
Câu 5: Trong quá trình phân bào, sự phân chia tế bào chất xảy ra chủ yếu ở giai đoạn nào sau
đây? A. Kì đầu B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 6: NST kép có cấu tạo bao gồm:
A. Hai sợi cromatit có cấu trúc giống nhau, đứng cạnh nhau. B. Hai nhiễm sắc tử có cấu trúc giống nhau, dính nhau ở tâm động C. Hai NST co xoắn và đứng cạnh nhau hoặc dính nhau ở tâm động D. Hai NST đơn xoắn lại với nhau tạo thành hình chữ V
Câu 7: Ở kì nào của quá trình nguyên phân, NST có dạng sợi mảnh?
A. Kì đầu B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 8: Trong giảm phân, hai cromatit của NST kép tách nhau ra thành hai NST đơn xảy ra ở:
A. Kì đầu giảm phân I B. Kì sau giảm phân I
2 C. Kì sau giảm phân II
D. Kì giữa giảm phân I
Câu 9: Sau khi kết thúc quá trình nguyên phân, từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là:
A. n B. 2n C. 3n D. 4n
Câu 10: Ở kì đầu của giảm phân II không có hiện tượng: A. NST co ngắn và hiện rõ dần
B. NST tiếp hợp và trao đổi chéo C. Màng nhân phồng lên và biến mất. D. Thoi tơ vô sắc bắt đầu hình thành.
Câu 11: Nguyên phân là hình thức không xảy ra ở tế bào: A. tế bào vi khuẩn
B. tế bào thực vật C. tế bào động vật D. tế bào nấm
Câu 12: Trong nguyên phân, tế bào động vật phân chia tế bào chất theo cách nào?
A. Phân rã màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo
B. Hình thành vách ngăn từ mặt phẳng xích đạo lan dần ra hai phía C. Co thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo
D. Tiêu hủy tế bào chất ở vị trí mặt phẳng xích đạo
2. HIỂU:
Câu 13: Khi nói về chu kì tế bào, phát biểu nào sau đây sai? A. Mọi quá trình phân bào đều diễn ra theo chu kì tế bào.
B. Chu kì tế bào gắn với quá trình nguyên phân. C. Ở phôi, thời gian của một chu kì tế bào rất ngắn.
D. Trong chu kì tế bào, pha G1 thường có thời gian dài nhất.
Câu 14: Khi nói về phân bào giảm phân phát biểu nào sau đây đúng? A. Mỗi tế bào có thể giảm phân hai hay nhiều lần.
B. Giảm phân trãi qua 2 lần phân bào nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần. C. Phân bào giảm phân diễn ra ở mọi tế bào của cơ quan sinh dục. D. Phân bào giảm phân không có quá trình phân chia tế bào chất.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về NST trong quá trình phân bào?
A. Kì đầu giảm phân I và II, NST đều ở trạng thái kép.
B. Kì giữa giảm phân II, NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của tế bào. C. Kì cuối giảm phân II, mỗi NST đơn tương đương với một crômatit ở kì giữa.
D. Kì sau giảm phân II, hai crômatit trong mỗi NST kép tách nhau ở tâm động.
Câu 16: Kì trung gian được gọi là thời kì sinh trưởng của tế bào vì:
3 B. Diễn ra sự nhân đôi của NST và trung thể.
C. Diễn ra quá trình sinh tổng hợp các chất, các bào quan. D. Là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình phân chia của tế bào.
Câu 17: Một tế bào 2n tiến hành nguyên phân, nếu thoi vô sắc không hình thành thì: A. không tạo ra tế bào mới.
B. tạo ra 2 tế bào mới đều có bộ NST 4n. C. tạo ra một tế bào n và một tế bào 3n. D. tạo ra được một tế bào mới có bộ NST 4n.
Câu 18: Vi khuẩn phân bào theo hình thức trực phân nhưng tế bào con vẫn có bộ NST giống
tế bào mẹ vì:
A. Có thành tế bào bằng peptiđôglican. B. Kích thước nhỏ và sinh sản nhanh. C. ADN trần và chưa có màng nhân. D. Có mezôxôm và NST chỉ có một sợi.
Câu 19: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở kì sau giảm phân I mà không có ở các kì khác trong phân bào giảm phân?
A. Nhiễm sắc thể (NST) dạng kép gắn lên thoi vô sắc và phân li về hai cực của tế bào. B. Mỗi NST có hai tâm động và trượt về hai cực của tế bào.
C. NST ở dạng sợi đơn bám vào thoi vô sắc và phân li về hai cực của tế bào. D. NST tháo xoắn cực đại trở về dạng sợi mảnh.
Câu 20: Ở cơ thể người, sự phân bào giảm phân có những ý nghĩa nào?
I. Tạo ra giao tử đơn bội, qua thụ tinh khôi phục bộ NST 2n của loài. II. Giúp cơ quan sinh dục sinh trưởng và phát triển.
III. Giúp cơ thể tăng kích thước và khối lượng. IV. Tạo nhiều giao tử mang tổ hợp gen khác nhau.