Chuyên đề: Virut và bệnh truyền nhiễm

Một phần của tài liệu Đề Thi Trung Học Quốc Gia Môn Sinh Học (Trang 130 - 139)

IV. Khi xảy ra trao đổi đoạn 1 điểm ở2 trong số các cặp NST tương đồng có cấu trúc khác nhau, số loại giao tử của loài:

Chuyên đề: Virut và bệnh truyền nhiễm

1. BIẾT

Câu 1: Hệ gen của virut là

A. ADN hoặc ARN B. ADN, ARN, protein C. ARN, protein D. Nucleocapsit

Câu 2: Capsome là

A. Vỏ capsit được cấu tạo từ các phân tử protein B. Các phân tử axit nucleic

C. Vỏ bọc ngoài virut D. Nucleocapsit

Câu 3: Vỏ ngoài của virut là

A. Vỏ capsit và Nucleocapsit B. Các gai glicoprotein và lớp lipit

C. Lớp lipit kép và protein bọc bên ngoài vỏ capsit D. Nucleocapsit và lớp lipit kép

Câu 4: Điều quan trọng nhất khiến virut chỉ là dạng sống kí sinh nội bào bắt buộc?

A. Virut không có cấu trúc tế bào

B. Virut có cấu tạo quá đơn gairn chỉ gồm axit nucleic và protein C. Virut chỉ có thể nhân lên trong tế bào của vật chủ

D. Virut có thể có hoặc không có vỏ ngoài

Câu 5: Virut có cấu trúc xoắn

A. Có các capsome sắp xếp theo hình khối đa diện gồm 20 mặt, mỗi mặt là một tam giác đều B. Có các capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axit nucleic

C. Gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối; phần đuôi có cấu trúc xoắn D. Gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối; phần đuôi có cấu trúc xoắn và chỉ có ở phần đuôi mới có các capsome

Câu 6: Các đơn vị protein liên kết với nhau tạo nên

A. capsome B. vỏ ngoài C. glicoprotein D. nucleocapsit

Câu 7: Chu trình tan là hiện tượng

A. virut nhân lên và làm tan tế bào. B. virut xâm nhập và làm tan tế bào.

C. virut xâm nhập vào tế bào chủ và làm tan chính mình.

D. tế bào bị hòa tan ngay khi gai glicôprôtêin chạm vào thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào.

Câu 8: Bệnh truyền nhiễm là

A. Là bệnh do cá thể này tạo nên cho cá thể khác B. Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác C. Là bệnh do vi sinh vật gây nên

D. Là bệnh lây lan từ tế bào này sang tế bào khác

Câu 9: Điều nào sau đây là đúng khi nói về tác nhân gây bệnh truyền nhiễm?

A. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, virut B. Gồm vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, virut C. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật, virut

D. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, côn trùng chứa virut

Câu 10: Điều nào sau đây là đúng khi nói về các bệnh truyền nhiễm ở người?

A. Cúm, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, cảm lạnh, bệnh SARS là những bệnh truyền nhiễm đường hô hấp

B. Viêm gan, gan nhiễm mỡ, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày – ruột là những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa

C. Bệnh hecpet, bệnh HIV/AIDS, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung, viêm gan B, viêm gan A là những bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tình dục

D. Viêm não, viêm màng não, bại liệt là những bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường thần kinh.

Câu 11: Miễn dịch không đặc hiệu có đặc điểm nào sau đây?

A. Có tính bẩm sinh B. Là miễn dịch học được C. Có tính tập nhiễm

D. Là miễn dịch tập nhiễm nhưng không bền vững, sinh vật chỉ có khả năng kháng bệnh một thời gian ngắn sau khi bị bệnh

Câu 12: Đặc điểm của miễn dịch đặc hiệu là

A. Có tính bẩm sinh

B. Có tính bẩm sinh hoặc tập nhiễm tùy từng loại C. Có tính tập nhiễm

D. Không đòi hỏi có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên

2. HIỂU

Câu 13: HIV có thể tấn công tế bào

A. thần kinh B. niêm mạc ruột

C. limpho T4 D. xương

Câu 14: Bệnh không phải do virut gây ra là bệnh

A. viêm não Nhật Bản B. cúm

C. đái tháo đường D. viêm gan B

Câu 15: Bệnh viêm não Nhật Bản có vật trung gian truyền bệnh là

A. muỗi B. ruồi C. chuột D. chim di cư

Câu 16: Virut sẽ xâm nhập vào tế bào nếu trên bề mặt tế bào đó có

A. thụ thể đặc biệt B. kháng thể đặc hiệu

C. ARN đặc thù D. kháng nguyên tương ứng

A. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác B. Chỉ cần có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh

C. Khi có con đường câm nhiễm thích hợp thì tác nhân gây bệnh mới có thể xâm nhập vào cơ thể vật chủ

D. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể là: virut, vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh…

Câu 18: Bệnh nào sau đây không phải là bệnh truyền nhiễm

A. viêm gan A B. bạch tạng C. cúm D. lao

Câu 19: Bệnh cúm lây truyền qua con đường nào sau đây?

A. con đường tiêu hóa B. con đường máu C. con đường hô hấp D. con đường tình dục

Câu 20: Khi nói về trẻ sinh ra từ người mẹ bị nhiễm HIV không được điều trị thuốc, nhận định

nào dưới đây là đúng ?

A. Tất cả trẻ sinh ra đều không bị nhiễm HIV B. Tất cả trẻ sinh ra đều bị nhiễm HIV

C. Hầu hết trẻ sinh ra bị nhiễm HIV

D. Phần lớn trẻ sinh ra không bị nhiễm HIV

Câu 21: Điều nào sau đây không đúng với inteferon?

A. có phân tử lượng lớn B. có đơn phân là axit amin C.có khả năng chống virut D. có đơn phân là axit nucleic

Câu 22: Mục đích của việc tiêm vacxin phòng bệnh là gì?

A. Đưa kháng thể vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh

B. Đưa kháng nguyên vào cơ thể, kích thích cơ thể hình thành kháng thể C. Đưa kháng nguyên vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh

D. Đưa kháng thể vào cơ thể để tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh D. Không có sự tham gia của các tế bào limpho T độc

Câu 23: Virut gây bệnh ở thực vật xâm nhập và nhân lên trong tế bào sau đó lan sang các tế

A. Chui qua các lỗ thủng trên thành tế bào B. Qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào C. Qua dung hợp tế bào

D. Nhân tế bào

Câu 24: Điều nào sau đây là đúng với sự xâm nhập của phago vào tế bào chủ?

A. Phago chỉ bơm axit nucleic vào tế bào chủ

B. Phago đưa cả axit nucleic và vỏ protein vào tế bào chủ C. Phago chỉ đưa vỏ protein vào tế bào chủ

D. Tùy từng loại tế bào chủ mà phago đưa axit nucleic hay vỏ protein vào

Câu 25: Giai đoạn nào sau đây có sự nhân lên của axit nucleic trong tế bào chủ?

A. hấp thụ B. xâm nhập C. sinh tổng hợp D. lắp ráp

Câu 26: Khi ở trong tế bào limpho T thì HIV

A. Là sinh vật B. Có biểu hiện như một sinh vật

C. Tùy từng điều kiện, có thể là sinh vật hoặc không D. Là vật vô sinh

Câu 27: Em hãy sắp xếp các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut theo trình tự từ sớm

đến muộn.

A. Hấp phụ - xâm nhập - sinh tổng hợp - lắp ráp - phóng thích. B. Sinh tổng hợp - xâm nhập - hấp phụ - lắp ráp - phóng thích. C. Xâm nhập - hấp phụ - sinh tổng hợp - lắp ráp - phóng thích. D. Hấp phụ - xâm nhập - lắp ráp - sinh tổng hợp - phóng thích.

Câu 28: Trong các đối tượng sau đây, đối tượng nào có nguy cơ lây nhiễm HIV cao ?

1. Người nghiện ma túy 2. Xe ôm

3. Gái mại dâm

4. Người làm nghề bốc vác 5. Bác sĩ

6. Người thường xuyên hiến máu nhân đạo A. 1, 3 B. 1, 2, 3, 6 C. 1, 3, 6 D. 2, 4, 5 3. VẬN DỤNG

Câu 29: Bệnh nào dưới đây lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa ?

A. Viêm gan A B. Viêm gan B

C. Viêm gan C D. Viêm phế quản

Câu 30: Chọn từ/cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Khi côn trùng ăn lá

cây chứa virut, ... trong ruột côn trùng sẽ phân giải thể bọc và giải phóng chúng. A. các enzim tiêu hóa B. Axit C. chất kiềm D. dịch nhầy

Câu 31: Ý nào dưới đây không phải là một trong những ưu điểm của thuốc trừ sâu từ virut ?

A. Không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích B. Phân giải rất nhanh trong điều kiện thường

C. Có tính đặc hiệu cao D. Dễ sản xuất

Câu 32: Hoạt động của đối tượng nào dưới đây là nguyên nhân gây tổn thất nặng nề cho ngành

công nghiệp vi sinh vật ?

A. Virut kí sinh trên côn trùng B. Vi nấm

C. Vi khuẩn D. Phagơ

Câu 33: Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Có khoảng ... các bệnh

đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng,...) là do virut gây ra.

A. 90% B. 98% C. 80% D. 75%

Câu 34: Trong trồng trọt, để phòng ngừa virut gây bệnh lây nhiễm vào thực vật, trong số các

biện pháp sau thì chúng ta cần phải lưu ý bao nhiêu biện pháp 1. Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh

2. Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng 3. Chọn giống cây sạch bệnh

4. Thường xuyên phun thuốc hoá học

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 35: Người ta thường dùng thuật ngữ nhân lên thay cho thuật ngữ sinh sản đối với virut với

những lí do sau

1. Virut không phải là sinh vật 2. Virut chưa có cấu tạo tế bào

3. Virut chỉ nhân lên khi ở trong tế bào chủ 4.Virut có cấu tạo tế bào

A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 4

Câu 36: Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây để giải thích vì sao mỗi loại virut chỉ nhân lên

trong một số loại tế bào nhất định?

1. Gai glicoprotein của virut phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ 2. Protein của virut phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ

3. Virut không có cấu tạo tế bào

4. Gai glicoprotein của virut phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 37: Để phòng ngừa lây nhiễm HIV, chúng ta không nên làm những điều gì sau đây ?

1. Thực hiện ghép tạng

2. Dùng chung kim tiêm với người khác 3. Quan hệ tình dục không an toàn 4. Hiến máu nhân đạo

5. Truyền máu

Có bao nhiêu ý trả lời đúng ?

Câu 38: Dưới đây là các bước trong quy trình sản xuất intefêron nhờ ứng dụng virut, em hãy

sắp xếp chúng theo trình tự từ sớm đến muộn. 1. Nhiễm phagơ tái tổ hợp vào E.coli

2. Tách gen IFN trong tế bào người nhờ enzim cắt

3. Nuôi E.coli nhiễm phagơ tái tổ hợp trong nồi lên men tách chiết IFN 4. Gắn gen IFN vào ADN của phagơ

A. 2 - 4 - 1 – 3 B. 1 - 4 - 2 – 3 C. 3 - 1 - 4 – 2 D. 2 - 4 - 3 - 1

Câu 39: Trong các loại virut dưới đây, có bao nhiêu loại virut không có cấu trúc xoắn?

1. Virut đốm thuốc lá 2. virut sởi

3. virut quai bị 4. Virut bại liệt 5. virut mụn cơm

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

TÓM TẮT LỜI GIẢI

Virut đốm thuốc lá, virut sởi, virut quai bị: Có cấu trúc xoắn. Virut bại liệt, virut mụn cơm:Không có cấu trúc xoắn

Câu 40. Cho các nhận định sau:

1. Các thuật ngữ viroit và virion là giống nhau. 2. Virur là dạng Prokaryota đơn giản nhất.

3. HIV có thể tìm thấy trong máu, tinh dịch, dịch nhày âm đạo của người bị nhiễm virut này 4. HIV có vật chất di truyền ARN, được phiên mã bởi enzim ARN polimeraza và thực hiện dịch mã.

5. Trong quá trình sinh sản của virut đậu mùa có giai đoạn phiên mã ngược. Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng?

TÓM TẮT LỜI GIẢI

1. Các thuật ngữ viroit và virion là giống nhau. Sai.

- Viroit: các phân tử ADN hoặc ARN trần, một mạch có khả năng gây bệnh.

- Virion: cấu trúc hạt virut đã được lắp ráp gồm protein bao bọc axitnucleic (virut ngoài tế bào). 2. Virur là dạng Prokaryota đơn giản nhất. Sai. Vì virut không thuộc nhóm Procaryota. nó chưa có cấu tạo tế bào, kí sinh bắt buộc và có quá trình sinh sản đặc biệt.

3. HIV có thể tìm thấy trong máu, tinh dịch, dịch nhày âm đạo của người bị nhiễm virut này. Đúng. Vì thế HIV có thể lan truyền dọc (di truyền) và lan truyền ngang (tiếp xúc tình dục, truyền máu, chung kim tiêm...).

4. HIV có vật chất di truyền ARN, được phiên mã bởi enzim ARN polimeraza và thực hiện dịch mã. Sai. Vì chúng không có khả năng trên, chúng phải nhờ enzim phiên mã ngược trancriptaza.

5. Trong quá trình sinh sản của virut đậu mùa có giai đoạn phiên mã ngược. Sai. Vì vật chất di truyền của virut đậu mùa là ADN, không phải ARN.

Một phần của tài liệu Đề Thi Trung Học Quốc Gia Môn Sinh Học (Trang 130 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)