Bên cạnh ba điều kiện cần trên, hình ảnh tổng thể thương mại cũng cần đáp ứng thêm điều kiện đủ mà pháp luật quy định thì mới được bảo hộ hợp pháp. Nghĩa là,
197 Quyết định giám đốc thẩm dân sự số 29/2009/DS-GĐT ngày 09/09/2009 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
dấu hiệu không thuộc những trường hợp loại trừ, như: vi phạm đạo đức và trật tự công cộng, đặc biệt về bản chất không gây nhầm lẫn cho công chúng. Các nội dung này được điều chỉnh thông qua các quy định về bảo hộ nhãn hiệu. Mỗi quốc gia sẽ có các quy định riêng về vấn đề này.
Pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam, quy định các dấu hiệu sau không được bảo hộ là nhãn hiệu: dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước, của tên các nhà lãnh đạo, anh hùng dân tộc, hay các nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ; hoặc dấu hiệu không được làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ…198.
Pháp luật Hoa Kỳ cũng có những quy định tương tự, khi không bảo hộ những dấu hiệu sau: (a) các dấu hiệu liên quan đến vấn đề trái đạo đức, lừa dối hoặc tai tiếng; hoặc có thể làm mất uy tín, sai lệch về mối liên hệ với con người (dù sống hay đã chết), các thể chế, tín ngưỡng, hoặc biểu tượng quốc gia, chỉ dẫn địa lý; sử dụng trùng hoặc tương tự với các loại rượu vang hoặc rượu mạnh, xác định một địa điểm khác với nguồn gốc của hàng hóa...; (b) Bao gồm cờ hoặc quốc huy hoặc phù hiệu khác của Hoa Kỳ, hoặc của bất kỳ Tiểu bang hoặc thành phố nào, hoặc của bất kỳ quốc gia nước ngoài nào, hoặc bất kỳ mô phỏng nào của chúng; (c) Bao gồm tên, chân dung hoặc chữ ký xác định một cá nhân cụ thể còn sống trừ khi được sự đồng ý bằng văn bản của người đó, hoặc tên, chữ ký hoặc chân dung của một Tổng thống Hoa Kỳ đã qua đời trong thời gian còn sống của người vợ góa, nếu có, ngoại trừ sự đồng ý bằng văn bản của người vợ goá; (d) Hoặc bao gồm một nhãn hiệu giống với nhãn hiệu đã đăng ký tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu, hoặc một nhãn hiệu hoặc tên thương mại trước đây đã được người khác sử dụng tại Hoa Kỳ và không bị từ bỏ, nhưng khi được sử dụng trên hoặc trong kết nối với hàng hóa của người nộp đơn, có thể gây nhầm lẫn, hoặc lừa dối…199
198 Điều 73 – Luật SHTT Việt Nam 2005.
Hình ảnh tổng thể thương mại, nhãn hiệu là các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, nhằm đại diện hình ảnh cho hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp. Cho nên, chúng muốn được pháp luật bảo hộ thì đương nhiên sẽ phải do doanh nghiệp tự sáng tạo và xây dựng lên, chứ không được sử dụng lại tên tuổi của các vị doanh nhân, dấu hiệu của quốc gia hay nhãn hiệu của doanh nghiệp khác… Đó là những tài sản, danh tiếng thuộc quyền sở hữu riêng của cá nhân, tổ chức hay quốc gia đó. Quy định này cũng nhằm đảm bảo không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về xuất xứ, nguồn gốc, chất lượng của hàng hoá, dịch vụ.
Nếu hình ảnh tổng thể thương mại thoả mãn các điều kiện trên sẽ được pháp luật bảo hộ. Doanh nghiệp sẽ được độc quyền: sử dụng hình ảnh tổng thể thương mại trên hàng hoá, bao bì, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang dấu hiệu được bảo hộ; ngăn cấm người khác sử dụng bất hợp pháp hình ảnh tổng thể thương mại; và có quyền định đoạt hình ảnh tổng thể thương mại theo quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nội dung Chương 3 nêu lên các điều kiện để xác lập quyền đối với hình ảnh tổng thể thương mại, bao gồm: dấu hiệu có tính phân biệt; tính phi chức năng và không có khả năng gây nhầm lẫn với các dấu hiệu được bảo hộ khác. (i): dấu hiệu phải có sự phân biệt nhằm xác định nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ. Có thể là sự phân biệt tự thân (ngay từ lần đầu sử dụng trong thương mại) hoặc có được sự phân biệt thông qua quá trình sử dụng. Tương ứng với mỗi dạng phân biệt của dấu hiệu pháp luật của từng nước sẽ có những tiêu chí đánh giá khác nhau. (ii): tính phi chức năng, đây là điều kiện nhằm đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các chủ thể kinh doanh. Các dấu hiệu mang lại những lợi ích nhất định cho chủ sở hữu về mặt chất lượng hay chi phí sản xuất… có thể bị từ chối bảo hộ. Dấu hiệu mang tính chức năng có thể là dấu hiệu hữu ích và dấu hiệu thẩm mỹ. Tuy nhiên, pháp luật của Hoa Kỳ chủ yếu đưa ra các tiêu chí đánh giá thế nào là những dấu hiệu mang tính chức năng đối với dấu hiệu hữu ích để làm cơ sở cho sự từ chối bảo hộ. Ví dụ, như đó là một phần của sáng chế hay là kết quả đương nhiên của một giải pháp kỹ thuật… Còn dấu hiệu thẩm mỹ, do vẫn còn nhiều tranh cãi nên cũng ít được đề cập tới trên thực tế. (iii): khả năng gây nhầm lẫn thường đề cập đến khi có tranh chấp giữa ít nhất hai dấu hiệu tương tự. Khi người tiêu dùng nhìn thấy các dấu hiệu này sẽ cho rằng hàng hoá, dịch vụ có cùng nguồn gốc hoặc có liên kết với một dấu hiệu đã được bảo hộ. Để đánh giá sự tương tự giữa các dấu hiệu cần xem xét, tòa án Hoa Kỳ sẽ dựa trên tiêu chí nhất định. Bên cạnh đó, các dấu hiệu muốn được bảo hộ cũng không thuộc trường hợp loại trừ do pháp luật quy định trước.
Pháp luật Việt Nam tuy không có quy định về hình ảnh tổng thể thương mại nhưng tương ứng với các điều kiện bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại pháp luật vẫn có một số quy định tương tự trong pháp luật bảo hộ nhãn hiệu (là chủ yếu) và pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, các quy định này chưa đầy đủ, còn nhiều bất cập và gây một số khó khăn nhất định trong quá trình thực thi pháp luật.
CHƯƠNG 4 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO HỘ HÌNH ẢNH TỔNG THỂ THƯƠNG MẠI