thương mại tại Hoa Kỳ
Hình ảnh tổng thể thương mại là khái niệm xuất hiện đầu tiên trong thực tiễn áp dụng pháp luật của Hoa Kỳ và có nguồn gốc từ pháp luật bảo hộ nhãn hiệu, nhằm đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế, bảo vệ thành quả đầu tư, sáng tạo của doanh nghiệp104. Căn cứ vào lịch sử luật pháp của Hoa Kỳ, có thể chia việc
103 What is the passing off, truy cập ngày 07/03/2020, từ https://www.inbrief.co.uk/intellectual- property/passing-off/,.
104 J. Abbott, & Lanza, J. (1994), ‘Trade dress: Legal interpretations of what constitutes distinctive appearance’, The Cornell hotel and restaurant administration quarterly, 35 (1), 53-58.
bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại thành hai giai đoạn: trước khi có Đạo luật Lanham 1946 về bảo hộ nhãn hiệu và giai đoạn áp dụng Đạo luật Lanham.
2.3.1.1 Giai đoạn trước khi có Đạo luật Lanham 1946.
Luật pháp Hoa Kỳ ở giai đoạn này chỉ bảo hộ những nhãn hiệu kỹ thuật, hay còn gọi là những nhãn hiệu được cấu thành bởi dấu hiệu từ hoặc ký hiệu. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đa dạng của nhiều chủng loại hàng hoá trên thị trường, doanh nghiệp đã đầu tư để tạo ra những sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu thực tế và vừa có tính thẩm mỹ để thu hút khách hàng, ví dụ như: hoạ tiết, màu sắc trên bao bì, thùng chứa, hay hình dạng đặc biệt của chai Coca - Cola… Đây là những dấu hiệu mở rộng hơn so với khái niệm về nhãn hiệu kỹ thuật. Ban đầu, doanh nghiệp có thể đăng ký các dấu hiệu mở rộng này dựa trên phương thức bảo hộ của bằng sáng chế hoặc quyền tác giả. Nhưng khi, thời hạn bảo hộ hết thì những tài sản này lại được sao chép tự do mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu; như vậy là không công bằng cho người đã tạo ra và phát triển sản phẩm đó105.
Trong án lệ Singer106, bị đơn đã sao chép thiết kế máy may của nguyên đơn và sao chép luôn cả tên sản phẩm là “Singers”. Khi giải quyết tranh chấp, Toà án đã lập luận: máy may là một bằng sáng chế đã thời hạn bảo hộ, còn “Singers” đã trở thành tên gọi chung của kiểu máy may đó. Theo đó, bị đơn có quyền sao chép thiết kế của máy may và tên “Singers”, nhưng bị đơn không có quyền sử dụng mà không nêu rõ nguồn gốc sản phẩm đó thuộc về nguyên đơn. Quan điểm này cũng nhận được sự đồng tình của một số toà án khác, các chủ thể kinh doanh cùng sản xuất một loại hàng hoá, dịch vụ cần phải thực hiện các biện pháp hợp lý để ngăn ngừa sự nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ thông qua việc ghi nhãn và đóng gói. Do đó, trong thời kỳ tiền Đạo luật Lanham, cả đăng ký liên bang và quy định của pháp luật đều từ chối
105 Amy B. Cohen (2010), ‘Following the direction of traffix: trade dress law and functionality revisited’. IDEA - The intellectual property law review, 50(4), 593-694.
bảo hộ các dấu hiệu mở rộng (cấu hình sản phẩm), trừ những sản phẩm được bảo hộ bởi luật sáng chế hoặc luật bản quyền.
2.3.1.2 Giai đoạn áp dụng Đạo luật Lanham 1946 đến nay.
Năm 1946, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Lanham, cung cấp quyền cơ bản cho việc bảo hộ nhãn hiệu và hình ảnh tổng thể thương mại. Mục đích của Đạo luật này là khuyến khích sự phân biệt của hàng hoá và dịch vụ nhằm bảo vệ công chúng cũng như doanh nghiệp. Đạo luật Lanham cho rằng sự phân biệt giữa các sản phẩm cạnh tranh là cần thiết để cạnh tranh có hiệu quả107. Theo đó, hình ảnh tổng thể thương mại có thể đăng ký bảo hộ tương đương với các quy định của nhãn hiệu; hoặc nếu chưa đăng ký bảo hộ thì vẫn được pháp luật bảo hộ theo quy định tại Điều 43 (a) – Đạo luật Lanham về cạnh tranh không lành mạnh, đối với các hành vi “chỉ định sai về nguồn gốc” hoặc “gây hiểu lầm”.
Ban đầu, pháp luật Hoa Kỳ chỉ bảo hộ đối với hình ảnh tổng thể thương mại là bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, vào đầu những năm 1960, thông qua hai án lệ Sears, Roebuck & Co. v. Stiffel Co. 108 và Compco Corp. v.Day & Brite Lighting, Inc. 109 Toà án tối cao đã cho rằng, cần thiết phải bảo hộ thiết kế bên ngoài của sản phẩm, nếu như thiết kế này không có tính chức năng. Việc bảo hộ này không mâu thuẫn với các quy định về bằng sáng chế, nếu như thiết kế đó đã có được sự phân biệt thông qua quá trình sử dụng và có vai trò như một dấu hiệu chỉ dẫn đến nguồn gốc của hàng hoá110.
Vào năm 1992, Toà án tối cao của Hoa Kỳ lại xác nhận việc mở rộng bảo hộ đối với một hình ảnh tổng thể thương mại “dịch vụ”, nghĩa là phương thức kinh doanh
107 J. Abbott, & Lanza, J. (1994), ‘Trade dress: Legal interpretations of what constitutes distinctive appearance’, The Cornell hotel and restaurant administration quarterly, 35(1), 53-58
108 Sears, Roebuck & Co. v. Stiffel Co. 43 376 U.S. 225 (1964): tranh chấp về một kiểu dáng của đèn chiếu sáng.
109 Compco Corp. v.Day & Brite Lighting, Inc. 44. 376 U.S. 234 (1964): tranh chấp về thiết kế tấm phản xạ ánh sáng.
110 Scott C. Sandberg (2009), ‘Trade dress: what does it mean?’, Franchise Law Journal, Summer, 10- 16.
và tiếp thị độc quyền thông qua việc sử dụng dịch vụ111. Hoặc các dấu hiệu đặc biệt khác cũng được công nhận là hình ảnh tổng thể thương mại như mùi hương,… Do đó, có thể thấy, dấu hiệu được bảo hộ là hình ảnh tổng thể thương mại theo pháp luật Hoa Kỳ mang tính mở, có thể là bất kì dấu hiệu nào nếu nó được sự phân biệt và không mang tính chức năng.
Cùng với việc công nhận của toà án trong các trường hợp cụ thể đã là cầu nối để hình ảnh tổng thể thương mại cũng dần được chấp nhận đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong giai đoạn đầu, hình ảnh tổng thể thương mại không được Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (The United Stated Patent and Trademark Office – USPTO) chấp nhận đăng ký bảo hộ trong Sổ đăng ký chính (do không đủ điều kiện bảo hộ) mà chỉ được phép giới hạn bảo hộ trong Sổ đăng ký bổ sung để đảm bảo cho các chủ sở hữu dấu hiệu đó có thể đăng ký bảo hộ khi kinh doanh ở nước ngoài112. Sau đó, thông qua việc xét xử các tranh chấp, một số toà án tại Hoa Kỳ đã khẳng định hình ảnh tổng thể thương mại có thể đăng ký trong Sổ đăng ký chính và hoạt động như một nhãn hiệu truyền thống, nếu nó có chức năng nhằm phân biệt nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ113.
Theo thời gian, một số quốc gia cũng đã dần công nhận hình ảnh tổng thể thương mại là đối tượng được pháp luật bảo hộ, như: Australia, Canada... Một số quốc gia khác tuy không có quy định về hình ảnh tổng thể thương mại nhưng vẫn cho phép bảo hộ nó thông qua một số đối tượng cụ thể khác. Tuy nhiên có thể khẳng định, pháp luật Hoa Kỳ vẫn là hệ thống pháp luật quy định đầy đủ và rõ ràng nhất về bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại.
111 Two Pesos &, Taco Cabana. 505 U.S U.S.P. Q 2d (1992): tranh chấp liên quan đến cách trang trí một nhà hàng theo phong cách Mexico.
112“… Ở một số nước, cách duy nhất để bảo hộ dấu hiệu của doanh nghiệp là phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, khi đăng ký tại nước ngoài thì doanh nghiệp cần phải xuất trình giấy chứng nhận đã đăng ký bảo hộ dấu hiệu đó tại nước của mình. Và một trong những mục đích của việc đăng ký trong Sổ đăng ký bổ sung để chứng minh điều đó” (Lunney, 2000, trang 1.161).
113 Linda Steven (2009), Protecting and enforcing trade dress Paper presented at the Annual forum on franchising, Westin Harbour Castle Toronto.