1.3.5.1 Nội dung học thuyết:
Đây là một học thuyết thuộc hệ thống pháp luật Common Law và bắt nguồn từ cạnh tranh không lành mạnh. Theo học thuyết này, những người đã đầu tư “lao động, kỹ năng và tiền bạc” để tạo ra một tài sản vô hình (tài sản trí tuệ) thì có quyền chống lại những người khác (thường là đối thủ cạnh tranh), do họ cố ý “chiếm đoạt” giá trị của tài sản(thường bằng cách sao chép). Người đầu tư có thể lập luận rằng người vi phạm đã không công bằng khi sử dụng sản phẩm của họ và cải tiến lại để tạo ra một sản phẩm mới mà không phải tốn thêm bất kỳ nguồn lực nào. Nói cách khác, người sao chép đã sử dụng bất hợp pháp và cạnh tranh không công bằng với người đầu tư ban đầu.
Một số án lệ điển hình là cơ sở hình thành học thuyết này, như trong vụ tranh chấp giữa hai công ty thông tấn International News Service (INS) và Associated Press
50 Vương Thanh Thuý (2012), ‘Bảo hộ nhãn hiệu đối với sáng chế - khả năng và bản chất’, Tạp chí Khoa học pháp lý, 6 (73), 36-40.
(AP)51. Họ đều đưa tin ở Hoa Kỳ về tin tức của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Theo đó, INS bị hạn chế trong việc tiếp nhận thông tin nên họ đã truy cập vào hệ thống của AP, lấy tin tức và viết lại nó trước khi đăng tải trên kênh của họ. Theo luật bản quyền lúc đó, các tác phẩm dạng tin tức thường nhật như vậy không được bảo hộ là quyền tác giả (như các tác phẩm văn học). Tuy nhiên, toà án đã cho rằng, INS vẫn vi phạm quyền tài sản của AP, vì đây là kết quả của lao động trí óc và kỹ năng cũng như tiền bạc mới xuất bản được những nội dung như vậy. INS chiếm đoạt nó và bán như là tài sản của họ nhằm thu lợi nhuận là bất hợp pháp.
Hoặc trong án lệ Truck Equip. Serv. Co. (TESCO) & Fruehauf Corp.,52: Công ty Fruehauf đã sử dụng trong tài liệu tài liệu bán hàng của mình hình ảnh trailer giới thiệu của TESCO về một loại thiết bị dành cho xe tải mà không được sự cho phép hợp pháp. Điều này sẽ dễ dẫn tới sự nhầm lẫn của khách hàng về nguồn gốc của sản phẩm. Toà án cho rằng đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và: ”Cạnh tranh công bằng đòi hỏi những người đầu tư thời gian, tiền bạc và năng lượng vào việc
phát triển danh tiếng của sản phẩm và được phép thu lợi từ khoản đầu tư của mình”;
cho nên họ “có quyềnđược bảo vệ khoản đầu tư ấy khỏi sự chiếm đoạt”.
Vào một thời điểm nào đó, việc sao chép tự do một sản phẩm có thể làm cho bất kỳ doanh nghiệp nào cũng khó có được lợi nhuận và gây ảnh hưởng đến toàn bộ ngành công nghiệp53. Bởi vì, nếu một sản phẩm sao chép có thể đánh lừa người tiêu dùng về nguồn gốc của sản phẩm thì ít nhất sẽ xảy ra hai vấn đề. Thứ nhất, nếu bản sao có chất lượng kém hơn, người tiêu dùng sẽ bị thiệt hại do không mua được hàng hoá như mong muốn và nhà sản xuất ban đầu cũng bị tổn hại về danh tiếng, doanh thu (thậm chí có thể bị phá sản) do hành động của đối thủ không trung thực. Thứ hai, trong một số trường hợp, hành động của một người sao chép vô đạo đức có thể làm bất lợi tới bất kì ai tiến hành kinh doanh trong lĩnh vực đó, do người tiêu dùng đã mua
51 Án lệ International News Service v.& Associated Press 248 U. S 215 (1918).
52 Án lệ Truck Equip. Serv. Co. v. Fruehauf Corp., 536 F.2d 1210, 1215 & n.5 (8th Cir. 1976).
53 Án lệ National Basketball Ass'n v. Motorola, Inc., 105 F.3d 841, 845 (2d Cir. 1997). 41. 304 U.S. 64 (1938).
phải hàng kém chất lượng thì có thể họ sẽ có ấn tượng xấu và không có ý định mua lại lần nữa54. Do đó, các hành vi chiếm đoạt này cần được pháp luật xử lý.
1.3.5.2 Vận dụng Lý thuyết chiếm đoạt trong nghiên cứu Luận án
Để các sản phẩm của mình không bị các chủ thể kinh doanh khác làm nhái, làm giả, hay có thể bị nhầm lẫn với sản phẩm cùng loại khác, các doanh nghiệp đã sử dụng các dấu hiệu đặc biệt trên sản phẩm nhằm chỉ dẫn về nơi sản xuất hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ, giúp người tiêu dùng và các chủ thể khác không bị hiểu sai về nguồn gốc của sản phẩm. Những dấu hiệu đặc biệt này được pháp luật bảo hộ thông qua các quy định về nhãn hiệu hay hình ảnh tổng thể thương mại. Dựa vào các quy định này có thể hiểu, bằng công cụ pháp luật sẽ ngăn chặn hành vi chiếm đoạt của chủ thể không có quyền đối với tài sản trí tuệ của người khác. Nghĩa là, pháp luật không công nhận bảo hộ với những dấu hiệu tương tự có khả năng gây nhầm lẫn với các dấu hiệu đã được pháp luật bảo hộ. Đồng thời, pháp luật cũng sẽ xử lý các hành vi cố tình sử dụng những dấu hiệu tương tự với những dấu hiệu đã được bảo hộ nhằm thu lợi bất chính.
Có thể thấy, nội dung các lý thuyết, học thuyết kể trên đều đề cập đến tầm quan trọng của việc bảo hộ tài sản trí tuệ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp; cũng như là nền tảng để xây dựng nên các điều kiện bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại. Các điều kiện bảo hộ này được pháp luật ghi nhận, không chỉ góp phần bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng mà còn là cơ sở giữ vững một thị trường cạnh tranh lành mạnh. Do đó, các lý thuyết này đều được vận dụng xuyên suốt trong các nội dung của Luận án.