Tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 30 - 33)

Đánh giá việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế có thể nhìn ở nhiều góc độ khác nhau: Số lượng cán bộ được đưa vào quy hoạch và được sử dụng trên các lĩnh vực quản lý; trình độ cán bộ, độ tuổi được trẻ hóa, vai trò và khả năng cán bộ, hiệu quả quản lý trên các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội... Song để xem xét một cách tổng thể, việc phát triển của đội ngũ cán bộ quản lý, cần chú trọng 3 tiêu chí cơ bản sau đây:

4.1.1. Quy mô đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế:

Quy mô đội ngũ cán bộ quản lý được biểu hiện, đánh giá quy mô của sự phát triển đội ngũ cán bộ quản lý được thể hiện ở số lượng cán bộ được đưa vào quy hoạch các chức danh quản lý; số lượng được đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bố trí, sử dụng qua các giai đoạn ra sao? Thực tế hiện nay, số lượng cán bộ, công chức cấp xã làm công tác quản lý trên các lĩnh vực tăng, song công tác quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực vẫn còn bất cập; nhiều vấn đề đặt ra trong thực tiễn ở cấp xã nhưng chưa quản lý và giải quyết có hiệu quả.

Xã, phường, thị trấn là cấp cơ sở, là mô hình thu nhỏ của xã hội, công việc quản lý ở cấp xã rất đa dạng. Số lượng cán bộ không thể ngày càng tăng, trong khi yêu cầu nhiệm vụ ngày càng lớn và càng phức tạp, đòi hỏi đội ngũ cán bộ cấp xã phải có tầm quản lý ngày càng rộng hơn.

1.4.1.2. Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế:

Cơ cấu được biểu hiện qua sự hợp lý, đồng bộ trong việc quy hoạch, sắp xếp, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý trong từng giai đoạn. Nó bao gồm cơ cấu về lĩnh vực quản lý; về độ tuổi, giới tính, trình độ cán bộ... Trong số cán bộ được quy hoạch, sắp xếp và bố trí, số cán bộ được bố trí làm nhiệm vụ quản lý trên các lĩnh vực ra sao? số cán bộ có trình độ về quản lý kinh tế, xã hội, chính trị chiếm tỷ lệ như thế nào? Cơ cấu độ tuổi, giới tính, cán bộ trẻ đã thực sự phù hợp chưa? Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý hợp lý, đồng bộ sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý trên các lĩnh vực. Do vậy phải thực sự chú trọng đến cơ cấu của đội ngũ cán bộ ngay từ khi quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo và sắp xếp, bố trí, sử dụng.

1.4.1.3. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế:

Về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế ở cấp xã nói riêng được thể hiện thông qua phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật; trình độ, năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao… đây được xem là tiêu chí quan trọng nhất. Để chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý được nâng cao, chúng ta phải làm tốt công tác quy hoạch thể hiện ở số cán bộ đưa vào quy hoạch được bố trí, sử dụng như thế nào? Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng thể hiện ở số cán bộ được bố trí đi đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, chính trị nâng lên ở mức độ nào? sau đào tạo, bồi dưỡng phát huy hiệu quả ra sao? sự phù hợp giữa trình độ, chuyên ngành đào tạo với yêu cầu nhiệm vụ trong thực tiễn? Chất lượng bố trí, sử dụng thể hiện ở tính hợp lý trong sắp xếp, bố trí cán bộ.

Tóm lại, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp xã được thể hiện ở nhiều nội dung, song có ba nội dung cơ bản để đánh giá là: Phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trước hết nói về phẩm chất đạo đức, người cán bộ muốn xác lập được uy tín của mình trước nhân dân thì phải có phẩm chất đạo đức tốt, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các yếu tố tích cực, tiêu cực đan xen chi phối trực tiếp tới bản lĩnh, ý thức và hành động của người cán bộ thì càng đòi hỏi người cán bộ phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của đất nước, của tập thể lên trên hết.

Thứ hai về trình độ, năng lực thì phần lớn cán bộ có trình độ thì thường là có năng lực tốt, song cũng có cán bộ có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cao nhưng năng lực lãnh đạo, điều hành quản lý hạn chế. Năng lực là tổng hợp các đặc điểm phẩm chất tâm lý phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định bảo đảm cho hoạt động đó đạt được kết quả. Năng lực hình thành một phần dựa trên cơ sở tư chất tự nhiên của cá nhân và một phần lớn dựa trên quá trình đào tạo, giáo dục và hoạt động thực tiễn, cũng như tự rèn luyện của cá nhân do vậy một mặt vừa phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, đồng thời mỗi CBCC phải nêu cao tính tự giác rèn luyện để nâng cao năng lực công tác của bản thân.

Thứ ba là về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đây là yếu tố quyết định kết quả, hiệu quả, chất lượng công việc được giao của mỗi cán bộ, công chức. Đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã của nước ta hiện nay đông nhưng không mạnh; trình độ chuyên môn của cán bộ hầu hết được nâng lên nhưng phương pháp, kỹ năng quản lý, điều hành, xử lý nhiều vấn đề đặt ra trong thực tiễn ở từng địa bàn xã còn lúng túng, hiệu quả không cao, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Những hạn chế trên, một phần do đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã chưa được đào tạo cơ bản về trình độ chuyên môn, độ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế...; một phần do ý thức tự trau dồi rèn luyện về kỹ năng, phương pháp công tác của cán bộ chưa cao. Bên cạnh đó số cán bộ trẻ

mới qua tuyển dụng thì thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên lúng túng trong tham mưu, quản lý. Do đó, muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã, cần phải tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; về kỹ năng, phương pháp quản lý cho đội ngũ cán bộ; trong đó cần coi trọng việc lựa chọn, bồi dưỡng cán bộ trẻ có triển vọng phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 30 - 33)