Điều kiện để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp xã

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 39 - 44)

Điều kiện để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế ở cấp xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhân tố tác động. Vì thế để phát triển được đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp xã phải nắm chắc và phát huy được những mặt tích cực, hạn chế tối đa những mặt tiêu cực trong từng nhân tố. Từ việc phân tích các nhân tố tác động, chúng ta có thể rút ra một số điều kiện cơ bản để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế ở cấp xã như sau:

Một là, phải tạo được sự đồng bộ trong nhận thức và trách nhiệm của cấp

phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp xã. Từ đó xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn có tính pháp lý cho từng loại cán bộ quản lý trên cả hai mặt: phẩm chất và năng lực. Trên cơ sở đó, tạo được chuyển biến tích cực trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sắp xếp, bố trí, quản lý và đánh giá cán bộ quản lý ở cấp xã. Việc quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã phải dựa trên yêu cầu nhiệm vụ thực tế của từng địa phương, yêu cầu nhiệm vụ đối với từng chức danh cần bố trí, đồng thời phải có tính chiến lược lâu dài để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong xu thế hội nhập ngày càng sâu trên lĩnh vực kinh tế. Căn cứ quy hoạch và yêu cầu chất lượng đối với từng chức danh cán bộ, phải xây dựng được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp để không ngừng nâng cao trình độ và năng lực về mọi mặt của cán bộ quản lý, nhất là khả năng xử lý những vấn đề mới nảy sinh về phát triển kinh tế xã hội ở cấp cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường. Đồng thời phải làm tốt công tác lựa chọn, sắp xếp, bố trí một cách phù hợp để phát huy tốt năng lực, sở trường của từng cán bộ trên các lĩnh vực quản lý. Phải có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ để cán bộ phát huy tốt vai trò trách nhiệm trước nhân dân, ngăn chặn kịp thời những sai phạm trong quá trình thưc hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ.

Hai là, phải tiếp tục có sự đổi mới về cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm và

thực hiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp xã.

Cán bộ cấp xã nói chung và cán bộ quản lý nói riêng là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là những người thường xuyên, trực tiếp tiếp xúc với nhân dân; tính chất chuyên môn hóa trong công việc quản lý có tính tương đối do số lượng biên chế cấp xã. Vì thế việc tuyển dụng và các chế độ, chính sách cũng cần phải tiếp tục có sự đổi mới. Trong những năm gần đây, việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ quản lý cấp xã, nhất là việc tuyển dụng công chức xã đã có những thay đổi; khắc phục được tình trạng bố trí theo

"cảm tính", nâng cao dần được trình độ chuyên môn của cán bộ. Tuy nhiên, việc thi tuyển mới dừng lại ở việc kiểm tra nhận thức về một số vấn đề về QLNN, Luật cán bộ, công chức, khả năng sử dụng tin học văn phòng và kiến thức chuyên môn, nhiều vấn đề chưa được kiểm tra một cách chuẩn xác, đặc biệt là khả năng và phương pháp làm việc, nhất là khả năng thích ứng và xử lý những vấn đề mới nảy sinh ở cấp xã; khả năng tiếp cận và xử lý các vấn đề nảy sinh trước dân... Do vậy, cần thiết phải tiếp tục có sự đổi mới đồng bộ cả về cơ chế tuyển dụng, các quy định về bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo quản lý và các chính sách đối với cán bộ quản lý ở cấp xã.

Ba là, phải tạo được môi trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán

bộ quản lý ở cấp xã làm việc.

Cấp xã là nơi trực tiếp truyền tải, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, là nơi trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân chấp hành và thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ về phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, môi trường, điều kiện làm việc của cấp xã nói chung và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Phương tiện, trang thiết bị làm việc thiếu thốn; các quy chế, quy định ràng buộc trách nhiệm của cán bộ, của công dân trong quá trình quản lý và xử lý công việc với dân chưa cụ thể, thiếu đồng bộ nên còn nhiều vướng mắc. Để khắc phục được những hạn chế đó, cần thiết phải tiếp tục có những nghiên cứu để tạo các môi trường, điều kiện làm việc thuận lợi để đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp xã phát huy tốt hơn vai trò, trách nhiệm và hiệu quả công tác của mình.

Bốn là, phải có các cơ chế để khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ

quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế ở cấp xã.

Song song với các chế độ, chính sách như: Tiền lương, phụ cấp, nghỉ phép,… cần có các cơ chế cụ thể, linh hoạt để khuyến khích động viên đội

ngũ cán bộ quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế ở cấp xã phát huy hết vai trò, khả năng của mình, phấn đấu vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có cơ chế để khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ đi học nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt, tạo điều kiện cho cán bộ đi tham quan học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý,… Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ được giao hoặc có những sáng kiến trong quá trình quản lý, tham mưu,…Đưa vào quy hoạch các chức danh cao hơn đối với những cán bộ có triển vọng để tạo động cơ cho cán bộ tiếp tục nỗ lực phấn đấu.

Năm là, phải làm tốt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đồng thời phát

huy cao độ ý thức và tinh thần tự giác của cán bộ quản lý.

Công tác quản lý, nhất là QLNN về kinh tế có nhiều vấn đề nhạy cảm, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến cấp quyền sử dụng đất, quản lý và điều hành thu chi ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản. Cán bộ quản lý ở cấp xã là những trực tiếp xử lý các công việc liên quan đến người dân, liên quan đến nhiều mối quan hệ; nếu bản thân cán bộ vững vàng trên các mặt, không chí công vô tư thì dễ dẫn đến vi phạm. Vì thế để bảo vệ và phát triển được đội ngũ cán bộ thì phải thường xuyên làm tốt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về kinh tế; đồng thời phát huy cao độ ý thức và tinh thần tự giác, tự rèn luyện của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ở cấp xã.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận chung về cán bộ, công chức cấp xã, đặc điểm của đối tượng này và vị trí, vai trò của CBCC cấp xã là những người trực tiếp đưa chủ trương, Nghị quyết của Ðảng đến với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ thi hành, cùng với đội ngũ CBCC cấp xã, CBCC quản lý kinh tế cấp xã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh nông thôn; góp phần quyết định sự thành bại của chủ trương, đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và là cầu nối giữa Đảng, nhà nước với quần chúng nhân dân.

Đồng thời, chương này còn làm rõ vấn đề về phát triển đội ngũ CBCC quản lý kinh tế ở cấp xã, gồm: Quy hoạch đội ngũ, đào tạo, bồi dưỡng; tuyển chọn, bố trí, sử dụng CBCC cấp xã...; các nhân tố tác động đến việc phát triển đội ngũ CBCC quản lý kinh tế ở cấp xã... để làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp của vấn đề nghiên cứu.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 39 - 44)