Thực hiện tốt cơ chế, chính sách đối với cán bộ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 75 - 79)

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY

3.3.5. Thực hiện tốt cơ chế, chính sách đối với cán bộ

- Cần phải rà soát, cải cách chính sách tiền lương, phụ cấp đối với CBCC cấp xã cho tương xứng với giá trị sức lao động của CBCC bỏ ra và phải đảm bảo được mức sống (trung bình trở lên) của bản thân, gia đình họ nhằm tạo động lực, khích lệ CBCC cấp xã phấn đấu, tâm huyết, nhiệt tình trong công việc; phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong thực thi công vụ.

- Thực hiện việc khoán kinh phí chi trả phụ cấp và thực hiện chế độ kiêm nhiệm để tăng thu nhập đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã...

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện nay, tác giả đưa ra một số giải pháp phát triển đội ngũ CBCC quản lý kinh tế cấp xã trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo, bao gồm: Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ CBCC quản lý kinh tế; thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ quản lý kinh tế cấp xã; cơ cấu lại đội ngũ cán bộ; coi trọng chất lượng tuyển dụng; đảm bảo nguyên tắc và phát huy dân chủ trong bầu cử, luân chuyển cán bộ; thực hiện tốt cơ chế, chính sách đối với cán bộ...

Các giải pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hy vọng sẽ góp phần giúp các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ trong lãnh đạo, tổ chức việc thực hiện xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức quản lý kinh tế cấp xã của tỉnh trong thời gian đến.

KẾT LUẬN

Xã, phường, thị trấn là cấp chính quyền gần dân nhất, trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chăm lo đời sống hàng ngày của nhân dân ở địa phương; trực tiếp bảo đảm trên thực tế việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cấp xã là cấp

gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”.

Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở nói chung phụ thuộc trước hết vào trình độ, năng lực của đội ngũ CBCC cấp xã. Nhận thức được điều đó, trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền ở tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, từng bước xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã có chất lượng, hiệu quả. Tuy nhiên, so với yêu cầu hiện nay, đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn tỉnh, nhất là đội ngũ CBCC xã liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước kinh tế vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu, nhất là năng lực thực tiễn, khả năng giải quyết những vụ việc phát sinh từ cơ sở. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường cũng tác động không nhỏ đến đội ngũ CBCC cấp xã....

Vì vậy, việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC quản lý kinh tế cấp xã trên địa bàn tỉnh là cần thiết, sẽ góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động hệ

thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”; Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28-

5-2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về Kết luận Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống

chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán

bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”, Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 12/8/2016 của Tỉnh ủy Quảng

Nam "Về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy giai

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 75 - 79)