Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 64 - 68)

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY

2.4.3.Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

Có nhiều nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên, trong đó có nguyên nhân có nguyên nhân khách quan và nguyên ngân chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

- Một trong những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém là do lịch sử để lại: trong một thời gian dài, chúng ta chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của CBCC cấp xã, từ đó việc xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã chưa được quan tâm đúng mức. Chế độ, chính sách của Nhà nước đối với cán

bộ cơ sở chưa thỏa đáng, chưa đảm bảo để cán bộ yên tâm công tác, cống hiến.

- Đa số CBCC cấp xã trưởng thành thông qua các hoạt động phong trào ở cơ sở, có uy tín với nhân dân nên được bầu giữ các chức danh cán bộ cấp xã, tuy có nhiều kinh nghiệm nhưng không được đào tạo bài bản.

- Công tác quy hoạch cán bộ vẫn còn hạn chế; chất lượng quy hoạch ở một số địa phương chưa đảm bảo, một chức danh quy hoạch quá nhiều người, ngược lại có người được quy hoạch quá nhiều chức danh; quy hoạch nhiều cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn theo quy định; một số trường hợp quy hoạch tính khả thi không cao…

- Đa số chỉ mới quan tâm đến việc đào tạo chuẩn hóa đội ngũ CBCC cấp xã theo chuẩn và chức danh quy hoạch, nhằm hợp thức hóa bằng cấp hoặc phục vụ công tác trước mắt; vẫn còn tư tưởng nôn nóng, chạy theo bằng cấp để "chuẩn hóa" cán bộ dẫn đến chất lượng không cao. Việc bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành, chuyên môn nghiệp cho CBCC cấp xã chưa thường xuyên, số lượng các lớp bồi dưỡng kỹ năng được tổ chức còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu học tập cho cán bộ, công chức. - Tình trạng tuyển dụng và bố trí một số CBCC ở một số địa phương theo ý chủ

quan của lãnh đạo cấp xã vẫn còn xảy ra ở một số địa phương kể cả việc bố trí người không đủ chuẩn về trình độ chuyên môn nên phải đào tạo lại gây tốn kém ngân sách, ảnh hưởng đến nhiệm vụ được giao. Việc bố trí CBCC có trình độ chuyên môn không phù hợp với chức danh đảm nhiệm.

- Việc thực hiện công tác điều động, luân chuyển cán bộ chưa thực sự quyết liệt, số lượng cán bộ được điều động, luân chuyển còn khiêm tốn, chưa đạt yêu cầu. Việc luân chuyển chỉ mới thực hiện giữa huyện với xã, chưa thực

hiện được việc luân chuyển giữa các xã, thị trấn với nhau đối với các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã.

- Việc nhận xét, đánh giá CBCC cấp xã chưa khoa học, chưa sát thực tế. Các tiêu chí đánh giá còn mang tính định tính, tập trung nhiều vào nội dung tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật mà ít căn cứ vào kết quả công việc.

- Các cấp, các ngành trong tỉnh chưa quan tâm đúng mức đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở cấp xã.

- Một bộ phận cán bộ làm chức năng quản lý nhà nước về kinh chưa ý thức đầy đủ trách nhiệm và chưa chấp hành nghiêm túc các quy định của nhà nước, có tư tưởng tìm cách để lợi dụng chức quyền dưới các hình thức khác nhau, gây bức đối với người dân...

Tiểu kết chương 2

Qua hơn 20 năm tái lập tỉnh và đặc biệt trong những năm gần đây, với sự quan tâm của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, công tác phát triển đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã đạt nhiều kết quả khả quan. Các địa phương, đơn vị đã thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC các cấp trong đó luôn quan tâm đến đội ngũ CBCC cấp xã từ quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng... nhờ làm tôt các khâu trong công tác cán bộ, nên nhìn chung đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển và trưởng thành trên các lĩnh vực công tác, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao...

Tuy nhiên, cũng như tình hình chung của cả nước và thẳng thắn nhìn nhận công tác phát triển đội ngũ CBCC quản lý cấp xã nói chung vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định, chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã còn bất cập... điều đó đòi hỏi cần phải nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển, nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC cấp xã nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương trong những năm tới.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 64 - 68)