Tình hình kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 45 - 47)

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY

2.1.2.Tình hình kinh tế-xã hộ

Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam chuyển biến tích cực, kinh tế duy trì ở mức tăng trưởng khá, là một trong những tỉnh có đóng góp ngân sách cho Trung ương; chính trị xã hội ổn định, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân được tăng cường.

Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh 2010) bình quân 3 năm (2016- 2018) của tỉnh là 12,33%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông- lâm- thuỷ sản giảm từ 14,6% (năm 2015) xuống còn khoảng 11% (năm 2018), các ngành phi nông nghiệp từ 85,3% lên gần 89%. GRDP bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng, tăng 19 triệu đồng so với năm 2015.

Ngành công nghiệp- xây dựng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng hơn 12%/năm, trong đó công nghiệp tăng hơn 10%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tiếp tục duy trì phát triển như: linh kện điện tử, giầy da, may mặc; thuỷ sản chế biến, sản xuất đồ uống...

Dịch vụ phát triển khá, tốc độ tăng bình quân hơn 14,6%. Hoạt động du lịch đã thu hút được lượng lớn khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế (tổng lượng khách tham quan lưu trú hơn 15,6 triệu lượt, tăng bình quân khoảng

15,7%/ năm; trong đó khách quốc tế hơn 8 triệu lượt... góp phần tạo thêm nhiều việc làm, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động...

Quảng Nam là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa, là nơi hội tụ các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận: Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn, và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Quảng Nam nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống và nhiều lễ hội nổi tiếng: làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, làng đúc đồng Phước Kiều, làng dệt Mã Châu, làng rau Trà Quế,….; lễ hội Bà Thu Bồn, lễ Hội Bà Chiêm Sơn, lễ Hội Đêm Rằm Phố Cổ,….. Đồng thời, các thiết chế văn hóa như: Thư viện, bảo tàng, các cơ sở đào tạo, các cơ quan thông tin đại chúng, các đơn vị biểu diễn nghệ thuật, các hoạt động dịch vụ văn hóa... đã và đang từng bước được đầu tư, củng cố. Đây là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Công tác quản lý tài nguyên môi trường của tỉnh đạt được những kết quả khả quan. Từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã trồng mới hơn 2.000 ha rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng hơn 14.000 ha. Độ che phủ rừng khoảng 57% vượt chỉ tiêu đề ra.

Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội ở nông thôn, miền núi phát triển khá nhanh, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân; bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc và chuyển biến theo chiều hướng tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn ngày càng tăng lên, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 27,6 triệu đồng/người/năm (tăng gần 6,5 triệu đồng so với năm 2015). Đến cuối năm 2018 có tổng số 83 xã đạt chuẩn nông thôn mới...

Các ngành, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; thế trận quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân và biên phòng toàn dân được giữ vững. Công tác quản lý nhà nước

về biên giới, lãnh sự, thông tin đối ngoại thực hiện tốt, đảm bảo theo qui định...

Với đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội như đã nêu trên đây cũng có tác động nhất định đến công tác phát triển đội ngũ CBCC ở cấp xã của tỉnh, cụ thể như:

- Với địa hình tương đối phức tạp, có 03 vùng sinh thái: vùng núi cao, trung du, đồng bằng và ven biển; cộng thêm khí hậu nhiệt đới điển hình, mùa mưa bão kéo dài nên gây không ít khó khăn cho việc phát triển đội ngũ CBCC nói chung của tỉnh, nhất là CBCC cấp xã ở các huyện miền núi cao của tỉnh phần lớn CBCC xã là người dân tộc thiểu số nên càng khó khăn hơn...

- Quảng Nam nằm ở miền Trung, cách xa hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nên việc tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh gặp khó khăn, chi phí cao hơn...

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 45 - 47)