Đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 73 - 74)

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY

3.3.3.Đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

- Thực tế cho thấy, cơ quan, đơn vị nào không có nguồn cán bộ tốt, không được quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng bài bản, làm việc theo lối chủ nghĩa kinh nghiệm thì chất lượng, hiệu quả công việc sẽ không cao, thiếu sự đột phá, thiếu tính sáng tạo, lúng túng, bị động trong bố trí, sử dụng cán bộ, hụt hẫng về nguồn cán bộ lâu dài. Do đó, để xây dựng nguồn lực cán bộ có chất lượng, định hướng phát triển lâu dài, cần làm tốt công tác xây dựng quy hoạch và tạo điều kiện để cán bộ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, đảm bảo tiêu chuẩn theo từng vị trí chức danh được quy hoạch; sử dụng hợp lý cán bộ theo chuyên môn đào tạo, sở trường công tác; kết hợp hài hoà giữa kinh nghiệm công tác với bằng cấp đào tạo, năng lực thực tiễn và sự tín nhiệm của nhân dân đối với cán bộ đó...

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bảo đảm chất lượng, hiệu quả; kết hợp việc đào tạo bồi dưỡng với thực hiện luân chuyển để rèn luyện thực tiễn;

- Chú trọng đào tạo cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh; đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng và vị trí việc làm. Kịp thời bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới và kỹ năng xử lý tình huống phát sinh, vướng mắc từ thực

tiễn cơ sở cho đội ngũ CBCC cấp xã. Khuyến khích cán bộ tự học, tự đào tạo để nâng cao trình độ, kiến thức và năng lực.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 73 - 74)