Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 47 - 57)

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY

2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện nay

Nam hiện nay

Quá trình phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã nói chung và đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam gắn liền với các giai đoạn phát triển của đất nước. Quá trình phát triển đó gắn với các đặc trưng cơ bản của cơ chế quản lý kinh tế trong từng thời kỳ.

Trong thời kỳ bao cấp, các hoạt động quản lý kinh tế ở cấp xã trên địa bàn tỉnh đều thông qua mô hình hợp tác xã. Ban quản lý hợp tác xã trực tiếp chỉ đạo, điều hành và quản lý mọi hoạt động kinh tế như xây dựng kế hoạch sản xuất, chỉ đạo điều hành, quản lý ngày công lao động của xã viên, công quỹ của tập thể, phân phối sản phẩm và giao nộp thuế quỹ cho Nhà nước... Quy mô của bộ máy quản lý tùy thuộc vào quy mô của hợp tác xã. Chính quyền cấp xã chỉ làm nhiệm vụ quản lý hành chính.

Bước sang cơ chế mới, cách thức quản lý kinh tế nói chung và ở cấp xã nói riêng từng bước có sự thay đổi để thích ứng với yêu cầu của cơ chế thị trường. Chức năng quản lý kinh tế được tách bạch ngày càng rõ hơn giữa chức năng QLNN và chức năng quản lý kinh doanh. Mô hình hợp tác xã được chuyển đổi cho phù hợp với cơ chế mới và theo luật HTX và làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tổng hợp, cung cấp các dịch vụ và bao tiêu sản phẩm. Bộ máy QLNN về kinh tế ở cấp xã được hình thành và phát triển với quy mô ngày càng rõ hơn.

Trước năm 1998 ở xã, phường, thị trấn việc bố trí CBCC xã được thực hiện theo các văn bản: Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975, nghị định số 235/HĐBT ngày 18/8/1985; Nghị định số 46/CP ngày 23/6/1993; Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 và các Thông tư hướng dẫn có liên quan và mỗi xã được bố trí từ 17 đến 19 cán bộ, trong đó có 01 Chủ tịch và 01 Phó Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Công an xã; việc bố trí cán bộ phụ trách các lĩnh vực do Đảng ủy, UBND xã xem xét quyết định.

Từ khi có Nghị định 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ, bộ máy lãnh đạo, quản lý của UBND các xã được quy định rạch ròi hơn. Mỗi xã được bố trí từ 19 đến 21 biên chế theo quy mô dân số. Đối với bộ máy quản lý nhà nước, ngoài đồng chí Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND, mỗi xã có thêm 4 chức danh chuyên môn, trong đó có 2 cán bộ, công chức chuyên môn phụ trách trên hai lĩnh vực Tài chính, Địa chính.

Đến năm 2003 khi Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2003/NĐ-CP thì mỗi xã được bố trí từ 19 đến 22 định biên (biên chế). Các xã có trên 8.000 dân (đối với các xã đồng bằng) và trên 5.000 dân (đối với xã miền núi) được cơ cấu thêm 01 Phó Chủ tịch, những xã này có 02 Phó Chủ tịch UBND, trong đó có 01 Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế; cán bộ chuyên môn được xác định là công chức cấp xã với 7 chức danh cụ thể là: Tài chính - Kế toàn, Địa chính -

Xây dựng, Văn hóa - xã hội, Tư pháp - Hộ tịch, Văn phòng - Thống kê, Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng Quân sự.

Từ năm 2009 đến nay thực hiện theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ, quy định mỗi xã được bố trí 21 đến 25 định biên (theo phân loại xã).

Ngoài các chức danh cán bộ chuyên trách, công chức xã, còn có một số chức danh hoạt động không chuyên trách như: Phó công an, Phó chỉ huy quân sự, Dân số - kế hoạch hóa gia đình, Nội vụ - Tôn giáo, Truyền thanh, Thủ quỹ - Văn thư, Khuyến nông, Bảo vệ thực vật, Giao thông thủy lợi... các chức danh hoạt động không chuyên trách này được hưởng phụ cấp theo quy định của HĐND tỉnh.

Tóm lại, trong những năm gần đây thì số lượng CBCC cấp xã được bố trí tăng lên; đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế ở cấp xã và công chức chuyên môn phụ trách các lĩnh vực về chức năng, nhiệm vụ được quy định rõ hơn..., cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Về chức danh, số lượng và cơ cấu CBCC cấp xã

Đơn vị tính: người STT Chức danh Số lượng Thành phần dân tộc Tổng Nam Nữ Kinh Khác 1 Bí thư Đảng uỷ 240 215 25 183 57 2 Phó BT Đảng uỷ 247 212 35 193 54 3 Chủ tịch HĐND 43 42 1 43 4 Phó Chủ tịch HĐND 242 190 52 182 60 5 Chủ tịch UBND 231 216 15 178 53 6 Phó Chủ tịch UBND 328 282 46 249 79 7 Chủ tịch UBMTTQVN 239 180 59 177 62

STT Chức danh

Số lượng Thành phần dân tộc

Tổng Nam Nữ Kinh Khác

8 Bí thư Đoàn TN 241 175 66 179 62

9 Chủ tịch Hội Phụ nữ 241 241 180 61

10 Chủ tịch Hội Nông dân 242 217 25 180 62

11 Chủ tịch Hội CCB 240 237 3 182 58 12 Trưởng Công an xã 187 187 144 43 13 Xã đội trưởng 223 223 177 46 14 Văn phòng- Thống kê 473 242 231 402 71 15 Địa chính- XD- MT... 458 380 78 395 63 16 Tài chính- Kế toán 408 111 297 370 38 17 Tư pháp- Hộ tịch 386 255 131 306 80

18 Văn hoá- Xã hội 447 273 174 363 84

Tổng cộng 5116 3637 1479 4083 1103

Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Quảng

Bảng 2.2. Về số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ QLKT cấp xã Đơn vị tính: người STT Chức danh Số lượng Thành phần dân tộc Tổng Nam Nữ Kinh Khác 1 Chủ tịch UBND 231 216 15 178 53 2 Phó Chủ tịch UBND 328 282 46 249 79 3 Văn phòng- Thống kê 473 242 231 402 71 4 Địa chính- XD- MT... 458 380 78 395 63 5 Tài chính- Kế toán 408 111 297 370 38 Tổng cộng 1898 1231 667 1594 304

Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Quảng

Nam năm 2018

Theo thống kê báo cáo từ các địa phương thì số cán bộ cấp xã tốt nghiệp cấp 3 chiếm 95,8% (năm 2015 là 94,3%); tốt nghiệp cấp 2 chiếm 4% (năm 2015 là 5%); Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Trung cấp, Cao đẳng chiếm trên 25,6% (năm 2015 là 34%); Đại học chiếm 61,4% (năm 2015 là 50,5%); sau Đại học chiếm 1,3% (năm 2015 là 0,8%). Số cán bộ được đào tạo lý luận chính trị Sơ cấp chiếm 3,8% (năm 2015 là 9,4%), Trung cấp chiếm 81,3% (năm 2015 là 82,5%), Cao cấp, Cử nhân chiếm 10,7% (năm 2015 là 8,1%). Tuổi đời từ 30 tuổi trở xuống chiếm 6,6% (năm 2015 là 7,7%); 31 đến 45 tuổi chiếm 55,4% (năm 2015 là 52,3%); 46 đến 60 tuổi chiếm 37% (năm 2015 là 38,8%). Có rất ít số lượng cán bộ hưu trí tham gia công tác tại xã, phường, thị trấn.

- Số công chức tốt nghiệp cấp 3 chiếm 99,6% (năm 2015 là 99,5%); tốt nghiệp cấp 2 chiếm 0,4% (năm 2015 là 0,5%); Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Trung cấp, Cao đẳng chiếm trên 35,3% (năm 2015 là 44,4%); Đại học

chiếm 62,4% (năm 2015 là 52,9%); sau Đại học chiếm 0,43% (năm 2015 là 0,34%). Số cán bộ được đào tạo lý luận chính trị Sơ cấp chiếm 4,4% (năm 2015 là 4,4%), Trung cấp chiếm 81,1% (năm 2015 là 73,6%), Cao cấp, Cử nhân chiếm 0,3% (năm 2015 là 0,26%). Tuổi đời từ 30 tuổi trở xuống chiếm 22,3% (năm 2015 là 26,4%); 31 đến 45 tuổi chiếm 63,5% (năm 2015 là

58,9%); 46 đến 60 tuổi chiếm 14,2% (năm 2015 là 14,7%).

- Những người hoạt động không chuyên trách ở xã: 4.673 người; trình độ Văn hoá: Tiểu học 62, chiếm 1,3%; Trung học cơ sở 493, chiếm 10,6%; Trung học phổ thông 4.118, chiếm 88,1%. Trình độ Chuyên môn: Sơ cấp 442, chiếm 9,46%; Trung cấp 1.834, chiếm 39,2%; Cao đẳng 388, chiếm 8,3%; Đại học 978, chiếm 20,9%. Trình độ Lý luận chính trị: Sơ cấp 605, chiếm 13%; Trung cấp 2265, chiếm 48,3%; Cao cấp 57, chiếm 1,2%. (số liệu KCT ko thay đổi so

với năm 2015)

- Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã chia theo khu vực đồng bằng, miền núi như sau:

+ Khu vực đồng bằng: Các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp xã (bí thư,

phó bí thư, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND) có trình độ chuyên môn đại học trở lên 81,95%; công chức cấp xã có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên 90,88%.

+ Khu vực miền núi: Cán bộ cấp xã có trình độ trung cấp lý luận chính

trị trở lên 91,6%, trung cấp chuyên môn trở lên 83,4%; công chức cấp xã có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên 74,21%, trung cấp chuyên môn trở lên 96,19%.

Bảng 2.3. Về chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã

Đơn vị tính: người

STT Chức danh

Chuyên môn Lý luận chính trị

Tổng ĐH TC CC TC 1 Bí thư Đảng uỷ 240 204 1 35 139 101 2 Phó BT Đảng uỷ 247 191 1 55 16 231 3 Chủ tịch HĐND 43 37 6 9 34 4 Phó Chủ tịch HĐND 242 184 1 57 4 234 5 Chủ tịch UBND 231 216 3 12 82 147 6 Phó Chủ tịch UBND 328 301 27 20 297 7 Chủ tịch UBMT 239 164 3 72 4 230 8 Bí thư Đoàn TN 241 174 4 63 234 9 Chủ tịch Hội Phụ nữ 241 167 4 70 229 10 Chủ tịch Hội ND 242 146 5 91 1 225 11 Chủ tịch Hội CCB 240 51 6 75 3 168 12 Trưởng Công an xã 187 106 1 80 1 181 13 Xã đội trưởng 223 107 19 97 220 14 Văn phòng- Thống kê 473 384 16 79 2 403 15 Địa chính- XD- MT... 458 344 12 102 357 16 Tài chính- Kế toán 408 314 27 67 294 17 Tư pháp- Hộ tịch 386 262 6 118 331

18 Văn hoá- Xã hội 447 340 10 97 4 388

Tổng cộng 5116 3692 119 1203 285 4304

Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Quảng

Riêng về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp xã là 1898 người; trong đó: Trình độ chuyên môn: Đại học: 1.559 người (tỷ lệ 82%); Cao đẳng: 58 người (tỷ lệ 3%); Trung cấp: 287 người (tỷ lệ 15,12%). Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 104 người (tỷ lệ 5,5%); Trung cấp: 1.498 người (tỷ lệ 79%).

Bảng 2.4. Về chất lượng đội ngũ cán bộ QLKT cấp xã

Đơn vị tính: người

STT Chức danh

Chuyên môn Lý luận chính trị

Tổng ĐH TC CC TC 1 Chủ tịch UBND 231 216 3 12 82 147 2 Phó Chủ tịch UBND 328 301 27 20 297 3 Văn phòng- Thống kê 473 384 16 79 2 403 4 Địa chính- XD- MT... 458 344 12 102 357 5 Tài chính- Kế toán 408 314 27 67 294 Tổng cộng 1898 1559 58 287 104 1498

Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Quảng

Nam năm 2018

Trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới, nhất là về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đòi hỏi phải không ngừng đổi mới cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng đội ngũ cán bộ ngay từ cấp xã nên công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ được huyện, tỉnh quan tâm. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cũng đa dạng hơn: chính quy, tại chức, dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng… Do vậy, đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được đào tạo, bồi dưỡng nhiều hơn, nhờ đó chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh được nâng

lên, từng bước đảm bảo cả về số lượng và chất lượng theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 12/8/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam "Về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy giai đoạn 2016 -2020 và định hướng đến năm 2025”. Đa số CBCC cấp xã có lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng; có lối sống giãn dị, trong sáng, gần gũi với nhân dân, tâm huyết với công việc được giao, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ theo quy định...

Qua kết quả khảo sát, nhận xét đánh giá CBCC hằng năm cho thấy, phần lớn cán bộ đều xác định rõ ý thức trách nhiệm của mình trước công việc được giao; có phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức rèn luyện, trau dồi về nghiệp vụ chuyên môn; năng động nhạy bén trước tình hình mới và nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nhiều cán bộ trẻ của Đề án 500 của tỉnh (Đề án tuyển chọn, đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011- 2016) có nhiều năng động sáng tạo trong tham mưu, quản lý, điều hành các nhiệm vụ, nhất là trong việc chỉ đạo xây dựng các mô hình hình kinh tế, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,… góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn các xã.

Tuy nhiên thực trạng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã chưa thật sự đồng đều, chất lượng còn thấp, vì thời gian trước năm 2000 những người có trình độ đại học chính quy không có nguyện vọng vào làm việc tại xã, phường, thị trấn, nên phần lớn cán bộ xã, phường, thị trấn chưa được đào tạo đại học chính quy, thậm chí có trường hợp chưa tốt nghiệp trung học phổ thông vẫn được tuyển dụng vào làm việc, sau đó cử đi đào tạo chiếm tỷ lệ khá lớn nên hiện nay cấp xã gặp khó khăn trong việc tìm nguồn trong đội ngũ cán bộ có

trình độ đại học chính quy để kiện toàn và thay thế các chức danh lãnh đạo chủ chốt...

Trước tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, của quá trình hội nhập, một bộ phận CBCC cấp xã có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, dẫn tới có thái độ quan liêu, hách dịch, gây sách nhiều với nhân dân; chưa thực hiện tốt công tác dân chủ ở cơ sở; có dấu hiệu, tư tưởng cơ hội, ý thức kỷ luật kém; tinh thần phê bình và tự phê bình hạn chế; trình trạng tham nhũng, mất đoàn kết nội bộ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân... xảy ra ở nhiều nơi, gây tổn hại đến uy tín và giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Ở một số nới vẫn còn tình trạng cục bộ địa phương theo thôn, xóm, dòng họ trong đội ngũ CBCC; hiện tượng đi học theo kiểu chạy theo bằng cấp để đủ tiêu chuẩn theo quy định còn khá phổ biến; nhiều CBCC chưa tích cực, chịu khó trong học tập, rèn luyện, đặc biệt là tự tu dưỡng, rèn luyện đạo, tác phong công tác, thiếu chủ động, sáng tạo trong thực thi công vụ...

Số cán bộ quản lý là lãnh đạo chủ chốt các xã hầu hết không được đào tạo chính quy nên kiến thức và trình độ chuyên môn còn hạn chế; lãnh đạo, quản lý thiếu tính chiến lược, thiếu chiều sâu, làm việc theo kinh nghiệm nên thường máy móc, bảo thủ, thiếu năng động và không có tính khoa học; số mới được tuyển dụng tuy đào tạo chính quy nhưng thiếu am hiểu và kinh nghiệm thực tiễn nên làm việc thụ động, hiệu quả công việc còn thấp.

Cá biệt có một bộ phận cán bộ lợi dụng chức vụ để tìm cách vun vén cho lợi ích cá nhân, cố ý làm trái hoặc thông đồng, hợp thức hóa các hồ sơ để thu lợi cho cá nhân, dẫn đến vi phạm các quy định của Nhà nước trên lĩnh vực được giao quản lý nhất là trong thu chi ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, triển khai thực hiện các chính sách xã hội liên quan đến quyền lợi của công dân.…

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w