Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ CBCC quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 71 - 72)

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY

3.3.1.Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ CBCC quản lý kinh tế

cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến năm 2025

3.3.1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ CBCCquản lý kinh tế quản lý kinh tế

- Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở gắn với việc triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. - Tập thể và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp cần nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã có chất lượng, vững vàng về bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, có đủ kiến thức, năng lực và trình độ nhằm lãnh đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở....

- Từ việc xác định rõ tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã là điều kiện cần thiết, quyết định sự phát triển

kinh tế - xã hội, chính trị của địa phương; từ đó tập trung chăm lo và thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp xã một cách phù hợp; đảm bảo các tiêu chuẩn để cán bộ phát huy tốt vai trò, khả năng của mình trên lĩnh vực quản lý. Từng địa phương phải xây dựng kế hoạch đào tạo, lộ trình và xác định thứ tự ưu tiên đối với từng loại cán bộ được đào tạo, đảm bảo hài hòa giữa công tác đào tạo cán bộ và bố trí, sử dụng cán bộ, tránh tình trạng cùng một lúc cử nhiều cán bộ đi học hoặc học những ngành nghề không gắn với yêu cầu vị trí việc làm gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, cơ sở.

- Tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về cán bộ quản lý ở cấp xã theo từng vị trí, chức danh cán bộ, đảm bảo các tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực theo một tiêu chí thống nhất, phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nông thôn mới tại địa bàn các xã hiện nay. Từ đó, có biện pháp cụ thể từ phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, đánh giá cán bộ quản lý cán bộ quản lý cấp xã một cách phù hợp.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 71 - 72)