Mặc dù diện tích OabX* (trên hình 3.4) là tổng doanh thu tối thiểu mà các hãng trên thị trường phải nhận được trước khi họ sẵn lòng sản xuất sản lượng X* tại mức giá P*, các hãng này thực sự nhận được tổng doanh thu bằng diện tích hình chữ nhật OP*bX*. Khoảng chênh lệnh, diện tích aP*b, được gọi là thặng dư sản xuất (lợi nhuận kinh tế). Như vậy, thặng dư sản xuất bằng doanh thu bán sản lượng X* trừ chi phí biến đổi để sản xuất X*. Nói cách khác, tổng thặng dư sản xuất và chi phí cơ hội bằng tổng doanh thu. Tương tự trường hợp thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất cũng sẽ thay đổi theo sự thay đổi giá do các chính sách tác động của chính phủ. Chẳng hạn, giá giảm từ P* xuống P1 sẽ giảm thặng dư sản xuất bằng diện tích P*bcP1 và giá tăng từ P* lên P2 làm tăng thặng dư sản xuất bằng khoảng P*bdP2.
26 3.5. Lợi ích xã hội ròng
Hình 3.5. Mô hình lợi ích xã hội ròng
Tổng thặng dư tiêu dùng và thặng dư xã hội được gọi là thặng dư xã hội như trên đồ thị 3.5 là diện tích abc. Định nghĩa theo cách khác, thặng dư xã hội là phần chênh lệch giữa diện tích dưới đường cầu (đó chính là tổng lợi ích người tiêu dùng nhận được từ việc tiêu dùng sản lượng X*) và diện tích dưới đường cung (đó chính là chi phí cơ hội để sản xuất sản lượng X*. Tại mức sản lượng cân bằng (trong trường hợp này là tạo mức sản lượng X*) thặng dư xã hội (lợi ích – chi phí) là tối đa. Như vậy trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì cân bằng thị trường sẽ tối đa hóa thặng dư xã hội, hay đúng hơn là cân bằng thị trường sẽ đạt được tối ưu Pareto: Không thể làm cho một người giàu lên mà không làm cho ai khác nghèo đi. Thực vậy, điểm cân bằng X* được gọi là điểm đạt hiệu quả phân phối vì bất kỳ sự kết hợp (tương tác) nào khác giữa cung – cầu thị trường mà có quá ít hay quá nhiều nguồn lực được phân bổ cho sản xuất ra hàng hóa X sẽ làm giảm thặng dư xã hội. Trong trường hợp có biến dạng sẽ gây ra tổ thất cho xã hội. Có thể nói rằng tối ưu Pareto (hiệu quả phân phối) có thể đạt được chỉ khi giá mà người tiêu dùng trả cho một hàng hóa bằng chi phí biên của xã hội để sản xuất hàng hóa đó.
27
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy minh họa bằng đồ thị và cách tính toán thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất, thặng dư xã hội; và thay đổi thặng dư tiêu dùng, thay đổi thặng dư sản xuất, thay đổi thặng dư xã hội? Điểm khác biệt cơ bản của hai nhóm khái niệm này là gì? Vai trò của các khái niệm này trong phân tích lợi ích – chi phí là gì?
2. Giá sẵn lòng trả là gì? Tầm quan trọng của nó trong phân tích? 3. Chi phí cơ hội là gì? Tầm quan trọng của nó trong phân tích?
4. Cầu hàng hóa A của một cá nhân được cho bởi phương trình sau đây: q = 6 – 0.5p + 0.0001I
trong đó q là lượng cầu tại mức giá p khi thu nhập của cá hân là I. Giả sử lúc đầu cá nhân A có mức thu nhập là $40.000.
a. Tại mức giá nào thì lượng cầu bằng 0.
b. Nếu giá thị trường là $10, lượng cầu là bao nhiêu?
c. Tại mức giá là $10, độ co giãn của cầu A theo giá là bao nhiêu? d. Tại mức giá là $10, thặng dư tiêu dùng là bao nhiêu?
e. Nếu giá tăng lên $12, thì tổn thất thặng dư tiêu dùng là bao nhiêu?
f. Nếu thu nhập của A bây giờ là $60.000, tổn thất thặng dư tiêu dùng sẽ là bao nhiêu nếu giá tăng từ $10 lên $12?
5. Tại điểm cân bằng thị trường hiện tại, giá của một hàng hóa là $30 và lượng là 10 đơn vị. Tại điểm cân bằng này, độ co giãn của cung theo giá là 1.5. Giả sử ta có đường cung tuyến tính.
a. Hãy sử dụng thông tin về độ co giãn và cân bằng thị trường để tìm hàm cung?
b. Tính thặng dư sản xuất?
c. Giả sử giá giảm từ $30 xuống $20. Như vậy thặng dư sản xuất tăng/giảm bao nhiêu?
d. Tỷ lệ thặng dư sản xuất giảm do sản lượng giảm và tỷ lệ thặng dư sản xuất do giá giảm là bao nhiêu?
28
Chương 4: NHẬN DẠNG LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ 4.1. Nguyên tắc tổng quát
Lợi ích và chi phí được nhận dạng thông qua sự ích dụng đối với cá nhân, và phải bao gồm tất cả các kết quả cho mọi người. Lợi ích thực là sự gia tăng thỏa dụng cho bất kỳ ai. Chi phí thực là sự gia tăng sự không thỏa dụng cho bất kỳ ai. Một kết quả là kết quả xã hội thực chỉ khi nó làm biến đổi lợi ích ròng cho toàn xã hội. Nguyên tắc tổng quát này được ứng dụng để suy ra các hướng dẫn nhận dạng các lợi ích và chi phí xã hội của các phương án.
4.2. Các hướng dẫn cụ thể
4.2.1. Tính những kết quả tăng thêm
Lợi ích tăng thêm hay chi phí tăng thêm từ dự án phải được tính mà không phải là tổng lợi ích hay tổng chi phí.
- Cần phân biệt giữa tổng lợi ích (chi phí) với thay đổi trong lợi ích (chi phí). Các lợi ích tăng thêm là các kết quả chỉ có thể đạt được bằng cách thực hiện dự án, và các chi phí tăng thêm chỉ có thể tránh bằng cách không thực hiện dự án.
- Sự đóng góp của một dự án chỉ phụ thuộc duy nhất vào cách nó làm thay đổi lợi ích hay chi phí so với hiện trạng.
- Ví dụ: Nâng cấp đường ray, phát triển khu rừng quốc gia, kênh dẫn nước cho sản xuất lúa,...
4.2.2. Loại trừ các kết quả chìm
Các chi phí và lợi ích chìm không làm thay đổi lợi ích xã hội ròng của các dự án mới, do đó phải loại trừ chúng khỏi các tính toán lợi ích và chi phí của dự án.
- Đối với phân tích tài chính và phân tích lợi ích – chi phí thì quá khứ là quá khứ. Điều cần quan tâm là chi phí và lợi ích tương lai. Các chi phí đã phát sinh hay lợi ích đã nhận được trước khi dự án bắt đầu thì bây giờ không thể tránh hay thay đổi được. Chúng không ảnh hưởng đến lợi ích ròng của các phương án tiềm năng, không ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn. Cho nên, ta không xét đến chúng trong các phân tích lợi ích – chi phí hay phân tích tài chính.
- Chi phí chìm không phải là một mất mát trong thu nhập do thực hiện các phương án mới, vì vậy chúng không phải là chi phí cơ hội và không cần phải đưa vào tính toán.
4.2.3. Loại trừ các chi phí chung (chi phí cố định)
Các chi phí chung hay chi phí cố định không làm biến đổi lợi ích ròng giữa các phương án và vì vậy chúng nên được loại trừ.
29
- Sản xuất hàng hóa và dịch vụ thường liên quan đến các chi phí nhất định bất kể là sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và sản xuất như thế nào. Các chi phí này là chi phí chung cho tất cả các phương án.
- Ví dụ: Thuế sử dụng tài nguyên 4.2.4. Tính tất cả các thay đổi về lợi ích
Tất cả các thay đổi về lợi ích gắn với một dự án phải được tính đến. - Phải tính toán các thay đổi trực tiếp do dự án tạo ra
- Phải xem xét thay đổi do dự án tạo ra, nhưng xảy ra ở bên ngoài dự án - Ví dụ: Áp dụng giống mới, kỹ thuật canh tác mới
4.2.5. Tính tất cả thay đổi về chi phí
Tất cả các thay đổi về chi phí gắn với một dự án phải được tính đến. - Phải tính toán các thay đổi trực tiếp do dự án tạo ra
- Phải xem xét thay đổi do dự án tạo ra, nhưng xảy ra ở bên ngoài dự án.
- Lưu ý: Lợi ích và chi phí không chỉ được căn cứ vào sự gia tăng về xuất lượng và nhập lượng tương ứng, mà còn có thể từ việc giảm chi phí, giảm xuất lượng.
4.2.6. Loại trừ các khoản thanh toán chuyển giao
Các khoản thanh toán chuyển giao không đo lường lợi ích từ hàng hóa, hay chi phí của nhập lượng, và do đó chúng phải được loại trừ.
Một số giao dịch tiền tệ không chứa đựng các trao đổi về hàng hóa hay nhập lượng tương ứng. Tiền có thể được chuyển từ một cá nhân hay nhóm đến người khác mà không trao đổi hàng hóa hay nguồn lực nào. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ “các khoản thanh toán chuyển giao” để trình bày về dòng tiền này.
4.2.7. Xem xét thuế và trợ cấp
Thuế và trợ cấp đôi khi phải được tính đến và đôi khi phải được loại trừ.
- Thuế và trợ cấp tạo ra sự chênh lệch giữa giá người mua và giá người sản xuất nhận được, vậy nên sử dụng giá nào trong phân tích lợi ích chi phí?
- Cách giải quyết các khoản này như sau:
o Ứng dụng khái niệm giá sẵn lòng trả để xem xét thuế và trợ cấp có phải là lợi ích của dự án hay không.
o Ứng dụng khái niệm chi phí cơ hội để để xem xét thuế và trợ cấp có phải là chi phí của dự án hay không.
- Việc xử lý phụ thuộc vào việc dự án có làm tăng hay thay thế số lượng hàng hóa trên thị trường (xuất lượng), và có làm tăng hay thay thế nhập lượng trên thị trường hay không.
30 Hình 4.1. * Xét trường hợp về xuất lượng của một dự án
(a) Nếu xuất lượng là một sự gia tăng ròng về tổng xuất lượng, hàng hóa được định giá theo giá sẵn lòng trả của người tiêu dùng – đó là giá bao gồm cả thuế. Dq2)
(b) Nếu sản phẩm mới thay thế sản phẩm hiện có, hàng hóa mới được định giá theo chi phí cơ hội của sản xuất. Chi phí cơ hội này là giá trị của nhập lượng mà lẽ ra được tiết kiệm – là sản phẩm tính theo giá nhập lượng loại trừ thuế. (Dq1)
Một dự án cụ thể thường tạo ra khoản tiêu dùng mới và thay thế khoản tiêu dùng hiện tại nào đó. Trong trường hợp này, giá trị thích hợp là các giá trị được tính theo cách (a) và (b), được lấy trọng số theo số lượng tương ứng. Ví dụ: giả sử 15% sản phẩm của dự án tạo ra lượng tiêu dùng mới và 85% thay thế lượng tiêu dùng hiện có. Giá trị thích hợp là [(0,15 x giá trị từ (a)) + (0,85 x giá trị từ (b))].
* Xét trường hợp nhập lượng
(a) Nếu dự án đưa tới một sự gia tăng ròng về nhập lượng có thể sẵn sàng cung ứng, mỗi đơn vị nhập lượng được định giá theo chi phí cơ hội thực của nó – đó là chi phí xã hội thực của tài nguyên được sử dụng – là chi phí thị trường không tính bất kỳ loại thuế nào nhưng bao gồm trợ cấp.
(b) Nếu dự án sử dụng nhập lượng mà trước đây được sử dụng ở nơi khác, thì chi phí cơ hội của nó là giá mà những người sử dụng khác sẵn lòng trả cho chúng – đó là chi phí gồm cả thuế nhưng loại trừ trợ cấp.
Một dự án có thể thu hút một lượng đầu vào (nhập lượng) gia tăng trên thị trường, đồng thời có thể lấy đi nhập lượng từ các mục đích sử dụng hiện hành khác. Vậy, giá trị đơn vị thích hợp được suy ra bằng cách lấy trọng số các giá trị từ (a) và (b) như đã làm ở trên đối với trường hợp xuất lượng.
31
Phải tính các chi phí của chính phủ theo chi phí cơ hội thực của chúng
Chính quyền các cấp tính lệ phí một cách trực tiếp cho các hàng hóa và dịch vụ mà họ cung cấp. Cấp địa phương tính lệ phí nước, điện và thu gom rác; cấp quốc gia tính lệ phí cấp bằng lái xe, đăng ký xe, thuê đồng cỏ và tham quan công viên quốc gia…
Các lệ phí này biểu hiện chi phí của việc cung ứng nhập lượng do đó phải được tính đến trong tính toán lợi ích – chi phí. Khi các lệ phí này được xác định theo chi phí cơ hội, chúng phải được tính theo mức thực của nó. Khi không được xác định theo chi phí cơ hội, thì chúng phải được đưa vào tính theo chi phí xã hội thực.
4.2.9. Tránh tính trùng
Không tính kết quả nhiều hơn một lần vì một kết quả làm biến đổi lợi ích xã hội ròng chỉ một lần.
Thuật ngữ “tính trùng” có nghĩa là tính lợi ích hay chi phí nhiều hơn một lần. tính trùng xảy ra nếu một lợi ích hay chi phí cụ thể có thể được đo theo hai cách và do vô ý tính cả hai cho nó.
4.2.10. Loại trừ các kết quả quốc tế
Loại trừ lợi ích và chi phí phát sinh bên ngoài biên giới quốc gia.
Các ảnh hưởng của một dự án có thể vượt ra ngoài biên giới quốc gia, ví dụ, khi sản lượng nông nghiệp gia tăng được xuất khẩu và tiêu dùng ở nước ngoài, hay thiết bị chuyên dùng sản xuất ở nước ngoài được nhập khẩu, các kết quả nêu trên là thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất ở các quốc gia khác. Lưu ý: các kết quả xảy ra bên trong quốc gia do các hãng thuộc sở hữu của người nước ngoài phải được tính vào. 4.2.11. Xem xét các thay đổi về giá trị tài sản
- Đối với dự án có thời gian tồn tại xác định, tính thu nhập hàng năm cho đến khi kết thúc dự án, tính chi phí thay thế khi chúng phát sinh và đưa vào tính toán bất cứ thay đổi nào về giá trị tài sản vào cuối dự án.
- Đối với dự án có thời gian tồn tại vô hạn, tính thu nhập hàng năm theo toàn bộ thời gian tồn tại và đưa vào bất kỳ chi phí thay thế nào cần thiết để duy trì giá trị tài sản ngay khi chúng phát sinh.
4.2.12. Phân biệt kết quả tư nhân với kết quả xã hội
Một số kết quả bằng tiền thích hợp với cá nhân hay phân tích tài chính của công ty, nhưng không thích hợp để phân tích lợi ích – chi phí cho toàn xã hội và ngược lại.
Các lợi ích và chi phí phù hợp với một công ty tư nhân hay hộ gia đình có thể không phù hợp với xã hội và ngược lại.
32
Ngoại tác xuất hiện khi sản xuất hay tiêu dùng của cá nhân (hay nhóm các cá nhân) ảnh hưởng đến sản xuất hay tiêu dùng của cá nhân (hay nhóm cá nhân) khác và không có sự đền bù hay thanh toán nào được thực hiện bởi cá nhân gây ảnh hưởng.
Tất cả các ngoại tác phải được nhận dạng, định giá và đưa vào tính toán vì chúng là những thay đổi thực về lợi ích xã hội ròng.
Trong thị trường cạnh tranh, không có lợi ích và chi phí cấp hai và do đó chúng không được đưa vào tính toán trong phân tích lợi ích – chi phí. Nhưng trong các thị trường không cạnh tranh các kết quả cấp hai có thể hiện hữu và do đó phải được nhận dạng và đưa vào tính toán.
4.2.14. Tính các kết quả không có giá
Các kết quả của dự án có thể là chất lượng nước, chất lượng không khí, cải thiện sức khỏe, giải trí, bảo tồn, … Các loại hàng hóa này không được trao đổi trên thị trường, và được gọi chung là kết quả không có giá. Những kết quả này rất quan trọng và thường không được xem xét trong các phân tích tài chính.
Lợi ích và chi phí không có giá là các thay đổi thực về lợi ích xã hội ròng, vì vậy chúng phải được nhận dạng và đưa vào phân tích.
4.3. Phân loại lợi ích và chi phí
Quy trình phân loại lợi ích và chi phí theo từng khoản mục thích hợp có thể giúp việc nhận dạng và xác định chúng cho sự đánh giá tiếp theo. Một sự phân loại dễ thấy là phân loại lợi ích và chi phí. Cách phân loại khác là so sánh kết quả chính với