Đối với lao động

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích lợi ích chi phí (Trang 43)

Thị trường về lao động thường không cạnh tranh. Khi người công nhân thiếu khả năng linh hoạt trong di chuyển chỗ làm và khi sự phản ứng của người chủ và người làm công bị hạn chế, các lực lượng thị trường không thể điều chỉnh cung và cầu và như vậy thất nghiệp thực chất có thể diễn ra. Tiền công thị trường hiện hành vượt quá chi phí cơ hội của lao động và do đó không thể dùng để phân tích. Phải tính giá ẩn của lao động và cách tính phụ thuộc vào nguồn lao động, sự đánh giá thời gian nghỉ ngơi và sự hiện hữu của tiền phụ cấp trả cho người thất nghiệp.

Trong một thị trường cạnh tranh toàn dụng lao động, tiền công trên thị trường là thước đo của hàng hóa và dịch vụ mà nó có thể sản xuất ở một phương án thay thế khác – đó là chi phí cơ hội.

a. Lao động toàn dụng (không có thất nghiệp)

Khi lao động của một dự án thay thế công việc làm hiện hành thì nó được định giá bằng tiền công (lương) hiện hành bao gồm các loại thuế đã tính trong tiền công này.

Giá ẩn lao động = giá tiền công thị trường b. Lao động thất nghiệp

40

Khi xã hội có thất nghiệp, dự án thu hút những người thất nghiệp vào làm, thì giá ẩn lao động bằng không. Giá ẩn = 0$.

c. Lao động cả có việc làm trước lẫn thất nghiệp

Giá ẩn bình quân = (tỉ lệ có việc làm được tuyển dụng* tiền công thị trường của họ).

5.5.3. Điều chỉnh đối với sở hữu nước ngoài

Nếu một công ty thuộc sở hữu nước ngoài, thặng dư sản xuất chuyển ra người ngoài nhưng thuế và thuế tài nguyên phải trả cho nước sở tại. Thuế tài nguyên mà công ty thuộc sở hữu nước ngoài trả chính là lợi ích của nước sở tại. Giá ẩn của thuế tài nguyên là toàn bộ giá trị của thuế tài nguyên này. Lợi nhuận ròng của công ty thuộc sở hữu nước ngoài được chuyển ra nước ngoài và do đó không phải là lợi ích cho nước sở tại, giá ẩn của nó bằng không.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. a. Với những điều kiện nào thì quy tắc sau đây đúng: “lợi ích bằng giá cả nhân với sản lượng”. Giải thích và minh họa.

b. Với những điều kiện nào thì quy tắc sau đây đúng: “chi phí bằng giá xả nhân với nhập lượng”. Giải thích và minh họa.

2. Giải thích thuật ngữ giá ẩn, cho ví dụ để thấy khi nào và tại sao nên sử dụng giá này.

3. Giả sử chi phí biên tế cung cấp nước thủy nông cho tất cả các nông gia trong một huyện được dẫn thủy nhập điền là cố định ở mức 18 xu/m3 nước. Nếu nước được bán với giá này thì nông gia sẽ tiêu thụ 25 triệu m3 nước/năm. Tuy nhiên, với giá hiện tại là 10 xu/m3, nông gia tiêu thụ 30 triệu m3 nước/năm.

Vẽ đồ thị gồm đường cầu, chi phí biên tế (MC), đường giá cả 10 xu.

a. Dùng đồ thị để nhận dạng phần diện tích thặng dư của người tiêu dùng tại mức giá 18 xu và 10 xu.

b. Dùng đồ thị để nhận dạng sự thay đổi về thặng dư tiêu dùng nếu giá tăng lên 18 xu.

c. Tính giá trị của sự thay đổi về thặng dư.

4. Giả sử đường cầu và cung của một sản phẩm về năng lượng được xác định là QD = 100 – 2D và QS = -200 + 8P. P là giá cả tính theo xu/lít, QD và QS là số lượng cầu và cung hàng năm tính theo triệu lít. Bây giờ giả sử có một phát minh làm cho đường cung mới trở thành QS = -80 + 6P. Giả sử cầu về sản phẩm này không thay đổi

41

và số cung mới làm cho giá cân bằng giảm xuống do các nhà cung ứng mới gia nhập thị trường.

a. Vẽ cầu và cung trên đồ thị, với đường cầu, hai đường cung, với giá cả và số lượng. Tìm sự thay đổi về lợi ích xã hội ròng (diện tích) trên đồ thị.

b. Hỏi giá trị của sự thay đổi về lợi ích xã hội ròng này?

5. Xét thị trường lao động với mức lương thấp và những người lao động trong thị trường này không được thuê hết tại mức lương tối thiểu cho nên chính phủ đang xem xét những quy định luật pháp liên quan tới vấn đề này và người ta cho rằng luật pháp đó được thực hiện người sử dụng lao động phải trả 1 mức lương tối thiểu cho 1 lao động là 5$/1 giờ. Tuy nhiên theo tính toán của các nhà sử dụng nhân công thì mức lương chuẩn là 4$/1 giờ. Khi đó số lao động được thuê là 1000 người. Tuy nhiên với quy định mới cho mức lương tối thiểu số lao động được thuê là 800 người và thất nghiệp là 300 người. Về phía người lao động thì người ta chấp nhận mức lương thấp nhất là 1$/1 giờ. Tính tác động bằng tiền của chính sách đối với người thuê lao động, người lao động và cả xã hội.

6. Một sản phẩm được bán trên thị trường thế giới, khi nhập khẩu sản phẩm này có giá tại cảng là 60$/đơn vị. Tuy nhiên, do có thuế quan nhập khẩu nên giá bán trên thị tường nội địa là 65$/đơn vị. Bạn sử dụng giá nào, khi nào và tại sao?

42

Chương 6: ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CHI PHÍ KHÔNG CÓ GIÁ THỊ TRƯỜNG 6.1. Các lợi ích và chi phí không có giá cả

Thường khi một dự án hay một chính sách được thực hiện sẽ gây ra những tác động ngoại tác như ô nhiễm và suy thoái môi trường. Những lợi ích và chi phí ngoại tác không có thị trường và không được phản ánh trong các dòng lợi ích ròng tài chính, nên lợi ích ròng tài chính của một dự án như thế hoặc sẽ ước lượng quá cao sự đóng góp thực sự của nó (dự án tư) vào phúc lợi kinh tế (chấp nhận một dự án cung cấp hàng hóa/dịch vụ tư nhân một cách dễ dàng) hoặc sẽ ước lượng quá thấp sự đóng góp thực sự của nó (dự án công) vào phúc lợi kinh tế (bác bỏ một dự án cung cấp hàng hóa/dịch vụ công một cách dễ dàng). Thực tế, những chi phí và lợi ích không có thị trường này thực sự làm thay đổi lợi ích xã hội ròng của dự án và do đó việc không đưa chúng vào tính toán sẽ đưa đến khả năng ra quyết định sai lầm, và dẫn đến hai rủi ro là (i) sản xuất và tiêu dùng quá mức các hàng hóa tư nhân, và (ii) cung cấp không đủ các hàng hóa công. Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất của vấn đề suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, và suy giảm phúc lợi kinh tế. Do đó những lợi ích và chi phí không có thị trường cần phải được lượng hóa bằng tiền để đưa vào các dòng lợi ích và chi phí nhằm tính toán đúng lợi ích xã hội ròng. Có hai vấn đề chính liên quan đến các ngoại tác do trong phân tích lợi ích chi phí là:

- Nhận dạng các ngoại tác, đặc biệt trước khi dự án được thực hiện;

- Đánh giá (lượng hóa thành tiền) giá trị của các ngoại tác để đưa vào phân tích lợi ích chi phí.

6.2. Phương pháp đánh giá

6.2.1. Nhóm phương pháp bộc lộ ý thích 6.2.1.1. Nhóm phương pháp trực tiếp 6.2.1.1. Nhóm phương pháp trực tiếp

Phương pháp được áp dụng phổ biến và thỏa đáng nhất để đánh giá giá trị các ngoại tác là đo lường giá trị thị trường của các hàng hóa và dịch vụ trực tiếp được sản xuất, phá hủy, … do ngoại tác. Nhóm phương pháp này thuộc phân lọai bộc lộ ý thích với giả định rằng có tồn tại các lọai quan hệ trực tiếp hay gián tiếp nào đó giữa hàng hóa hay dịch vụ có thị trường và hàng hóa/dịch vụ môi trường không có thị trường. Tùy vào loại quan hệ, các phương pháp khác nhau có thể được sử dụng để suy ra giá trị kinh tế của hàng hóa/dịch vụ môi trường không có thị trường. Nhóm phương pháp trực tiếp này sẽ tập trung vào mối quan hệ gián tiếp giữa hàng hóa môi trường và hàng hóa có thị trường, trong đó hàng hóa môi trường là một yếu tố đầu vào của sản xuất ra hàng hóa có thị trường và giá trị được suy ra bằng cách xem xét những thay đổi trong giá trị của sản xuất hay các chi phí của hàng hóa có thị trường do một sự thay đổi trong chất lượng hay số lượng của hàng hóa môi trường.

43 a. Phương pháp thay đổi xuất lượng

Môi trường được xem như một yếu tố đầu vào trong hàm sản xuất của một lọai hàng hóa thị trường. Những thay đổi trong một thuộc tính môi trường dẫn đến những thay đổi trong sản lượng của hàng hóa thị trường. Vì thế, giá trị của sự thay đổi trong thuộc tính môi trường được ước lượng như sự thay đổi trong giá trị sản xuất. Dự án có thể tạo ra các ngoại tác ảnh hưởng năng suất của những người tiêu dùng và người sản xuất khác. Sự thay đổi xuất lượng này có thể được đo bằng giá trị của xuất lượng ròng được sản xuất ra. Ví dụ, chi phí kinh tế tối thiểu của ô nhiễm không khí hay ô nhiễm nước là hư hại cây trồng trong khu vực sẽ là giá trị thị trường của những cây trồng này trong thời gian dự án gây ra ô nhiễm.

Bảng 6.1. Các bước trong phương pháp thay đổi xuất lượng

Các bước Giả định/Ghi chú

1. Xác định mối quan hệ kỹ thuật giữa sản lượng thị trường Q và nhập lượng môi trường Xe: Q = f(Xm,Xe)

Giả định là có thể ước lượng mối quan hệ liều lượng – đáp ứng (dose-response relationship)

2. Ước lượng thay đổi trong sản lượng thị trường do thay đổi đơn vị của nhập lượng không có thị trường: (sản phẩm biên của X):

Giả định là có thể tách riêng ảnh hưởng của thuộc tính lên sản lượng. Trong các nghiên cứu thực tế, năng suất biên có thể được thay thế bằng năng xuất trung bình.

3. Thu thập giá đơn vị thị trường của sản lượng thị trường: Pq ←

Cần lưu ý đến giá của sản lượng được sử dụng: giá thị trường hay giá ẩn, giá ngắn hạn hay dài hạn.

4. Tính giá đơn vị của nhập lượng Pe = giá đơn vị của Q nhân với thay đổi trong sản xuất Q: Pe = *Pe

Cách tiếp cận này đúng đối với những thay đổi ‘nhỏ’ của hàng hóa môi trường.

5. Tính giá trị của thay đổi trong nhập lượng không có thị trường Ve bằng thay đổi của lượng nhập lượng không có thị trường nhân với giá của nó: Ve = ∆Xe*Pe

Nếu không thể đo lường theo số đơn vị sự thay đổi của hàng hóa môi trường, giá trị của sự thay đổi của sản lượng được lấy trực tiếp như một thước đo giá trị của sự thay đổi môi trường: Ve = ∆Xe*Pe

(Nguồn: Markandye và cộng sự (2002, tr. 338)) b. Phương pháp chi phí thay thế

44

Phương pháp chi phí thay thế có thể được sử dụng để ước lượng giá trị của một hàng hóa tiêu dùng phi ngọai thương và giá trị của một hàng hóa trung gian phi ngọai thương. Trong cả hai trường hợp, số tiền tiết kiệm được nhờ sử dụng hàng hóa môi trường thay vì sử dụng một nhập lượng có thị trường là một thước đo khả dĩ của các lợi ích của một hàng hóa/dịch vụ môi trường.

Giả sử thuộc tính môi trường là một sự thay thế cho các nhập lượng khác của qui trình sản xuất. Trong trường hợp này, một sự thay đổi trong Xn (hàng hóa/dịch vụ môi trường) sẽ làm giảm chi phí của các nhập lượng khác. Đối với một mức sản lượng cố định, nếu tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRST) đã biết và cố định, thì việc đánh giá một đơn vị hàng hóa môi trường rất đơn giản: Đó là giá đơn vị của nhập lượng thay thế (có thị trường) nhân với MRST. Nếu MRST không cố định, thì phải tính tỷ lệ tại đó năng suất biên của mỗi yếu tố thay đổi. Về bản chất, SCM chỉ là một trường hợp đặc biệt của phương pháp hàm sản xuất với sản lượng được giữ cố định khi có một sự thay đổi môi trường.

Bảng 6.2. Các bước trong phương pháp chi phí thay thế

Các bước Giả định/Ghi chú

1. Chọn hàng hóa thay thế có thị trường gần nhất Xm cho hành hóa không có thị

trường Xn ←

Tiêu chí lựa chọn hành hóa thay thế là quan sát sở thích người tiêu dùng nếu hàng hóa được thay thế là hàng hóa tiêu dùng hoặc hành vi người sản xuất nếu đó là một hàng hóa trung gian. 2. Tính giá của hàng hóa được trao đổi

trong khu vực có dự án, Pxm

Phương pháp luận tính toán giá sẽ khác nhau tùy vào hàng hóa môi trường là một hàng hóa thay thế nhập khẩu hay một hàng hóa thay thế cho một hàng hóa được trao đổi ở địa phương.

3. Nhận dạng những khác biệt giữa hai hàng hóa theo sự thay thế của chúng

Nhiều đặc điểm nên được đưa ra xem xét để xác định sự thay thế của hai hàng hóa. Các đặc điểm này bao gồm các đặc điểm về kỹ thuật, vị trí, tính sẵn có, những ràng buộc.

4. Ước lượng tỷ lệ thay thế Rs của hàng hóa không có thị trường với hàng hóa

có thị trường ←

Hay, giá trị của hàng hóa không ngoại thương với hàng hóa ngoại thương. Nếu Rs không cố định, thì việc tính toán trở nên phức tạp.

45 5. Nhân giá của hàng hóa có thị trường trong khu vực dự án với tỷ lệ thay thế: Pxn = Pxm*Rs

Giá trị này cho phép chúng ta có được lợi ích của sự gia tăng trong nhập lượng môi trường.

(Nguồn: Markandye và cộng sự (2002, tr. 341)) c. Phương pháp chi tiêu bảo vệ

Cá nhân, hộ gia đình và các đơn vị đôi khi sẵn lòng trả tiền để chống lại sự suy thoái môi trường. Họ chi tiêu khi tin tưởng rằng lợi ích từ việc tránh được thiệt hại (do suy thoái môi trường) sẽ lớn hơn khoản chi tiêu. Khi việc chi tiêu tránh được những thiệt hại do suy thoái môi trường, khoản chi tiêu đó đo lường sự mất mát tiềm năng trong thặng dư tiêu dùng do sự suy thoái môi trường. Tổng những khoản chi tiêu đó đo lường lợi ích của việc tránh được những thiệt hại môi trường.

Ví dụ: hộ gia đình xử lý nước trước khi uống, chính phủ xây đê đập để tránh lũ lụt.

6.2.1.2. Nhóm các phương pháp gián tiếp a. Phương pháp chi phí du hành

Phương pháp chi phí du hành sử dụng kỹ thuật điều tra dựa trên cơ sở phỏng vấn khách du lịch tại điểm vui chơi giải trí để thu thập các thông tin về chuyến đi (chi phí, khoảng cách từ nơi xuất phát đến điểm du lịch, mục đích của chuyến đi và các điểm đến khác trong chuyến đi) và các đặc điểm kinh tế xã hội khác (thu nhập, tuổi và giới tính).

Phương pháp này có thể được sử dụng để đo lường giá trị sử dụng của một khu vực giải trí hay một địa điểm lịch sử, cũng như ước lượng những gia tăng trong giá trị sử dụng nếu địa điểm đó được cải tạo. Một ứng dụng của phương pháp này là xem xét liệu một địa điểm vui chơi giải trí có tổng giá trị sử dụng lớn hơn giá trị dự kiến nếu phát triển công nghiệp, đô thị hay sản xuất nông nghiệp không. Mục đích sử dụng phương pháp này đặc biệt thích hợp khi địa điểm thuộc sở hữu công và chính phủ đang dự tính cải tạo địa điểm hay thay đổi mục đích sử dụng của nó, và địa điểm đó có thể không có giá trị lựa chọn (option value) hay giá trị không sử dụng (non-use value) đáng kể.

Ý tưởng cơ bản của mô hình này là nếu một người tiêu dùng muốn sử dụng các dịch vụ vui chơi giải trí của một địa điểm thì anh ta phải đến đó. Chi phí du hành để đến địa điểm được xem như giá ẩn hay giá thay thế của chuyến đi, và những thay đổi trong chi phí du hành sẽ dẫn đến một sự biến đổi trong số lượng các chuyến đi. Quan sát các biến đổi này qua nhiều cá nhân sẽ cho phép ước lượng các hàm cầu và giá trị

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích lợi ích chi phí (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)