Loại trừ các chi phí chung (chi phí cố định)

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích lợi ích chi phí (Trang 32)

Các chi phí chung hay chi phí cố định không làm biến đổi lợi ích ròng giữa các phương án và vì vậy chúng nên được loại trừ.

29

- Sản xuất hàng hóa và dịch vụ thường liên quan đến các chi phí nhất định bất kể là sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và sản xuất như thế nào. Các chi phí này là chi phí chung cho tất cả các phương án.

- Ví dụ: Thuế sử dụng tài nguyên 4.2.4. Tính tất cả các thay đổi về lợi ích

Tất cả các thay đổi về lợi ích gắn với một dự án phải được tính đến. - Phải tính toán các thay đổi trực tiếp do dự án tạo ra

- Phải xem xét thay đổi do dự án tạo ra, nhưng xảy ra ở bên ngoài dự án - Ví dụ: Áp dụng giống mới, kỹ thuật canh tác mới

4.2.5. Tính tất cả thay đổi về chi phí

Tất cả các thay đổi về chi phí gắn với một dự án phải được tính đến. - Phải tính toán các thay đổi trực tiếp do dự án tạo ra

- Phải xem xét thay đổi do dự án tạo ra, nhưng xảy ra ở bên ngoài dự án.

- Lưu ý: Lợi ích và chi phí không chỉ được căn cứ vào sự gia tăng về xuất lượng và nhập lượng tương ứng, mà còn có thể từ việc giảm chi phí, giảm xuất lượng.

4.2.6. Loại trừ các khoản thanh toán chuyển giao

Các khoản thanh toán chuyển giao không đo lường lợi ích từ hàng hóa, hay chi phí của nhập lượng, và do đó chúng phải được loại trừ.

Một số giao dịch tiền tệ không chứa đựng các trao đổi về hàng hóa hay nhập lượng tương ứng. Tiền có thể được chuyển từ một cá nhân hay nhóm đến người khác mà không trao đổi hàng hóa hay nguồn lực nào. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ “các khoản thanh toán chuyển giao” để trình bày về dòng tiền này.

4.2.7. Xem xét thuế và trợ cấp

Thuế và trợ cấp đôi khi phải được tính đến và đôi khi phải được loại trừ.

- Thuế và trợ cấp tạo ra sự chênh lệch giữa giá người mua và giá người sản xuất nhận được, vậy nên sử dụng giá nào trong phân tích lợi ích chi phí?

- Cách giải quyết các khoản này như sau:

o Ứng dụng khái niệm giá sẵn lòng trả để xem xét thuế và trợ cấp có phải là lợi ích của dự án hay không.

o Ứng dụng khái niệm chi phí cơ hội để để xem xét thuế và trợ cấp có phải là chi phí của dự án hay không.

- Việc xử lý phụ thuộc vào việc dự án có làm tăng hay thay thế số lượng hàng hóa trên thị trường (xuất lượng), và có làm tăng hay thay thế nhập lượng trên thị trường hay không.

30 Hình 4.1. * Xét trường hợp về xuất lượng của một dự án

(a) Nếu xuất lượng là một sự gia tăng ròng về tổng xuất lượng, hàng hóa được định giá theo giá sẵn lòng trả của người tiêu dùng – đó là giá bao gồm cả thuế. Dq2)

(b) Nếu sản phẩm mới thay thế sản phẩm hiện có, hàng hóa mới được định giá theo chi phí cơ hội của sản xuất. Chi phí cơ hội này là giá trị của nhập lượng mà lẽ ra được tiết kiệm – là sản phẩm tính theo giá nhập lượng loại trừ thuế. (Dq1)

Một dự án cụ thể thường tạo ra khoản tiêu dùng mới và thay thế khoản tiêu dùng hiện tại nào đó. Trong trường hợp này, giá trị thích hợp là các giá trị được tính theo cách (a) và (b), được lấy trọng số theo số lượng tương ứng. Ví dụ: giả sử 15% sản phẩm của dự án tạo ra lượng tiêu dùng mới và 85% thay thế lượng tiêu dùng hiện có. Giá trị thích hợp là [(0,15 x giá trị từ (a)) + (0,85 x giá trị từ (b))].

* Xét trường hợp nhập lượng

(a) Nếu dự án đưa tới một sự gia tăng ròng về nhập lượng có thể sẵn sàng cung ứng, mỗi đơn vị nhập lượng được định giá theo chi phí cơ hội thực của nó – đó là chi phí xã hội thực của tài nguyên được sử dụng – là chi phí thị trường không tính bất kỳ loại thuế nào nhưng bao gồm trợ cấp.

(b) Nếu dự án sử dụng nhập lượng mà trước đây được sử dụng ở nơi khác, thì chi phí cơ hội của nó là giá mà những người sử dụng khác sẵn lòng trả cho chúng – đó là chi phí gồm cả thuế nhưng loại trừ trợ cấp.

Một dự án có thể thu hút một lượng đầu vào (nhập lượng) gia tăng trên thị trường, đồng thời có thể lấy đi nhập lượng từ các mục đích sử dụng hiện hành khác. Vậy, giá trị đơn vị thích hợp được suy ra bằng cách lấy trọng số các giá trị từ (a) và (b) như đã làm ở trên đối với trường hợp xuất lượng.

31

Phải tính các chi phí của chính phủ theo chi phí cơ hội thực của chúng

Chính quyền các cấp tính lệ phí một cách trực tiếp cho các hàng hóa và dịch vụ mà họ cung cấp. Cấp địa phương tính lệ phí nước, điện và thu gom rác; cấp quốc gia tính lệ phí cấp bằng lái xe, đăng ký xe, thuê đồng cỏ và tham quan công viên quốc gia…

Các lệ phí này biểu hiện chi phí của việc cung ứng nhập lượng do đó phải được tính đến trong tính toán lợi ích – chi phí. Khi các lệ phí này được xác định theo chi phí cơ hội, chúng phải được tính theo mức thực của nó. Khi không được xác định theo chi phí cơ hội, thì chúng phải được đưa vào tính theo chi phí xã hội thực.

4.2.9. Tránh tính trùng

Không tính kết quả nhiều hơn một lần vì một kết quả làm biến đổi lợi ích xã hội ròng chỉ một lần.

Thuật ngữ “tính trùng” có nghĩa là tính lợi ích hay chi phí nhiều hơn một lần. tính trùng xảy ra nếu một lợi ích hay chi phí cụ thể có thể được đo theo hai cách và do vô ý tính cả hai cho nó.

4.2.10. Loại trừ các kết quả quốc tế

Loại trừ lợi ích và chi phí phát sinh bên ngoài biên giới quốc gia.

Các ảnh hưởng của một dự án có thể vượt ra ngoài biên giới quốc gia, ví dụ, khi sản lượng nông nghiệp gia tăng được xuất khẩu và tiêu dùng ở nước ngoài, hay thiết bị chuyên dùng sản xuất ở nước ngoài được nhập khẩu, các kết quả nêu trên là thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất ở các quốc gia khác. Lưu ý: các kết quả xảy ra bên trong quốc gia do các hãng thuộc sở hữu của người nước ngoài phải được tính vào. 4.2.11. Xem xét các thay đổi về giá trị tài sản

- Đối với dự án có thời gian tồn tại xác định, tính thu nhập hàng năm cho đến khi kết thúc dự án, tính chi phí thay thế khi chúng phát sinh và đưa vào tính toán bất cứ thay đổi nào về giá trị tài sản vào cuối dự án.

- Đối với dự án có thời gian tồn tại vô hạn, tính thu nhập hàng năm theo toàn bộ thời gian tồn tại và đưa vào bất kỳ chi phí thay thế nào cần thiết để duy trì giá trị tài sản ngay khi chúng phát sinh.

4.2.12. Phân biệt kết quả tư nhân với kết quả xã hội

Một số kết quả bằng tiền thích hợp với cá nhân hay phân tích tài chính của công ty, nhưng không thích hợp để phân tích lợi ích – chi phí cho toàn xã hội và ngược lại.

Các lợi ích và chi phí phù hợp với một công ty tư nhân hay hộ gia đình có thể không phù hợp với xã hội và ngược lại.

32

Ngoại tác xuất hiện khi sản xuất hay tiêu dùng của cá nhân (hay nhóm các cá nhân) ảnh hưởng đến sản xuất hay tiêu dùng của cá nhân (hay nhóm cá nhân) khác và không có sự đền bù hay thanh toán nào được thực hiện bởi cá nhân gây ảnh hưởng.

Tất cả các ngoại tác phải được nhận dạng, định giá và đưa vào tính toán vì chúng là những thay đổi thực về lợi ích xã hội ròng.

Trong thị trường cạnh tranh, không có lợi ích và chi phí cấp hai và do đó chúng không được đưa vào tính toán trong phân tích lợi ích – chi phí. Nhưng trong các thị trường không cạnh tranh các kết quả cấp hai có thể hiện hữu và do đó phải được nhận dạng và đưa vào tính toán.

4.2.14. Tính các kết quả không có giá

Các kết quả của dự án có thể là chất lượng nước, chất lượng không khí, cải thiện sức khỏe, giải trí, bảo tồn, … Các loại hàng hóa này không được trao đổi trên thị trường, và được gọi chung là kết quả không có giá. Những kết quả này rất quan trọng và thường không được xem xét trong các phân tích tài chính.

Lợi ích và chi phí không có giá là các thay đổi thực về lợi ích xã hội ròng, vì vậy chúng phải được nhận dạng và đưa vào phân tích.

4.3. Phân loại lợi ích và chi phí

Quy trình phân loại lợi ích và chi phí theo từng khoản mục thích hợp có thể giúp việc nhận dạng và xác định chúng cho sự đánh giá tiếp theo. Một sự phân loại dễ thấy là phân loại lợi ích và chi phí. Cách phân loại khác là so sánh kết quả chính với kết quả phụ vì phân biệt chúng rất khó. Cách phân loại thứ ba gồm kết quả kinh tế với kết quả tài chính, ngoại tác với nội tác và kết quả có giá với kết quả không có giá.

- Quy trình xác định các khoản mục:

+ Xác định và trình bày từng lợi ích và chi phí.

+ Lập bảng cho mỗi lợi ích và chi phí theo một trong tám loại. - Hai nguyên tắc cơ bản trong phân tích lợi ích – chi phí: + So sánh có và không có dự án.

+ Nếu so sánh trước và sau khi có dự án (before and after situation) sẽ dẫn đến sai lệch.

Quy trình phân loại không phải là thuốc bách bệnh cho sự nhận dạng, nhưng việc phân loại, liệt kê và lập bảng thúc đẩy các nhà phân tích suy nghĩ thông qua quá trình nhận dạng.

33

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Xem xét một dự án mở rộng đường phố sẽ làm tăng đáng kể lưu lượng giao thông dọc đường này. Xem xét loại thị trường cho mỗi tình huống sau đây và xem kết quả đó có nên được tính trong CBA hay không? Giải thích tại sao?

a. Tăng giao thông sẽ gây những chấn động có thể làm nứt tường nhà khu vực dân cư lân cận.

b. Lợi nhuận của các cây xăng dọc đoạn đường này sẽ tăng. c. Giá trị tài sản của các cây xăng sẽ tăng.

d. Kẹt xe trên các đường lân cận sẽ giảm. Vì thế những người sử dụng những con đường lân cận sẽ đi nhanh hơn và chi phí sẽ giảm.

e. Ô nhiễm không khí khu vực dọc đoạn đường này sẽ tăng.

f. Gia tăng lưu lượng giao thông nên đòi hỏi thành phố cần thêm lực lượng cảnh sát để giữ gìn trật tự giao thông.

g. Số người sử dụng mô tô tăng lên sẽ làm tăng số vụ vi phạm giao thông và doanh thu của thành phố sẽ tăng do tăng tiền phạt.

h. Ít người đi xe buýt hơn và kết quả là công ty xe buýt sẽ xa thải 10 tài xế. i. Mở rộng đường sẽ phải chặt một số cây dọc đường. Số cây này có thể được bán cho một nhà máy chế biến gỗ gần đó.

2. Một nhà máy theo quy mô lớn tạo ra công ăn việc làm cho gần 20.000 dân trong thành phố nhưng lại gây ô nhiễm nhiều. Ống khói của nhà máy mày không có bộ phận lọc, do đó chất lượng không khí của thành phố ở mức dưới tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới (WHO) một nửa thời gian trong năm. Nhà máy cũng đồng thời xả ra bùn và nhiều loại chất thải lỏng vào con rạch nhỏ dẫn ra biển ở hạ lưu cách đó khoảng vài cây số.

Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm khắt khe sẽ đem lại nhiều tác động có lợi, bao gồm nâng cao tình trạng sức khỏe và giảm sự vắng mặt của công nhân ở nhà máy. Nhưng nhà máy cho rằng các quy định kiểm soát ô nhiễm này sẽ đẩy giá thành lên cao và sẽ làm mất thu nhập về xuất khẩu.

34

Chương 5: ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CHI PHÍ CÓ GIÁ THỊ TRƯỜNG 5.1. Cơ sở đánh giá theo giá thị trường

Hình 5.1. Cơ sở đánh giá theo giá thị trường

Khi thị trường cạnh tranh, giá cả của một xuất lượng hay nhập lượng có thể sử dụng trực tiếp để suy ra giá trị và hai trường hợp cạnh tranh được nêu ra ở phần trên của hình 5.1. Khi thị trường không cạnh tranh, giá cả phải được điều chỉnh để suy ra giá trị xã hội thực.

Khi điều chỉnh giá thị trường để tìm ra giá trị xã hội thực, ta gọi giá trị mới này là giá ẩn vì nó phản ánh giá cả xã hội thực.

5.2. Giá ở thị trường cạnh tranh và không cạnh tranh 5.2.1. Giá ở thị trường cạnh tranh và không cạnh tranh 5.2.1. Giá ở thị trường cạnh tranh và không cạnh tranh

Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo giá cả bằng chi phí xã hội biên và bằng lợi ích xã hội biên của một đơn vị hàng hóa và dịch vụ tăng thêm. Khi phương án làm tăng sản lượng nhỏ so với toàn nền kinh tế, được gọi là sự thay đổi biên tế về lượng. Ngược lại, số lượng tương đối lớn làm ảnh hưởng giá cân bằng thị trường được gọi sự thay đổi không biên tế.

Trong thị trường canh tranh không hoàn hảo, có 3 trường hợp ảnh hưởng làm sai lệch giá thị trường:

- Các chính sách can thiệp của chính phủ như thuế, thuế quan, trợ giá. - Các tài nguyên khan hiếm.

- Sở hữu nước ngoài.

Trong trường hợp này, phải điều chỉnh giá thị trường để tìm ra giá trị thực. Giá ẩn (giá kinh tế) của hàng hóa dịch vụ là giá sẵn lòng trả thực sự cả xã hội cho hàng hóa đó.

Đánh giá sự thay đổi biên tế về lượng Đánh giá sự thay đổi không biên tế về lượng Thị trường

cạnh tranh

Sử dụng giá cả thị trường

Điều chỉnh đối với tài nguyên khan hiếm Điều chỉnh đối với trường hợp sở hữu nước ngoài Thị trường

không cạnh tranh

Suy ra các giá ẩn Điều chỉnh can thiệp của chính phủ

35

Giá ẩn của nhập lượng là chi phí cơ hội thực của xã hội cho việc sản xuất ra nhập lượng đó.

5.2.2. Ý nghĩa của giá cả cạnh tranh

- Trong thị trường cạnh tranh đường cầu là đường giá sẵn lòng trả biên tế, đồng thời sự sẵn lòng trả là thước đo của lợi ích, do đó đường cầu thị trường là cơ sở đánh giá lợi ích cho xã hội từ việc tiêu thụ một loại hàng hoá nào đó.

- Mỗi điểm trên đường cung đo lường chi phí cơ hội của việc sản xuất ra đối với sản phẩm nào đó. Do đó, đường cung thị trường là cơ sở cho việc xác định chi phí của xã hội khi sản xuất một loại hàng hoá nào đó.

- Giá cả hàng hoá là thước đo sự ưa thích hàng hoá của người tiêu dùng, như vậy lượng hàng hoá với lợi ích cao nhất chính là lượng được ưa thích nhất đứng trên quan điểm xã hội.

Vì vậy, đường cầu, đường cung và giá cân bằng sẽ làm nền tảng trong việc xác định lợi ích, chi phí và tối đa hóa lợi ích ròng.

5.3. Đánh giá những thay đổi biên tế 5.3.1. Đánh giá lợi ích 5.3.1. Đánh giá lợi ích

Giả sử thị trường cạnh tranh và một dự án làm tăng một lượng nhỏ hay biên tế của một loại hàng hóa. Nếu một dự án làm gia tăng sản lượng từ Q1 lên Q2, thì giá thị trường sẽ giảm từ P1 xuống P2. Nếu sự gia tăng sản xuất là nhỏ đủ làm cho giá cả mới P2 và giá hiện hành P1 như nhau, thì lợi ích của dự án có thể định nghĩa như sau:

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích lợi ích chi phí (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)