Thuế và trợ cấp đôi khi phải được tính đến và đôi khi phải được loại trừ.
- Thuế và trợ cấp tạo ra sự chênh lệch giữa giá người mua và giá người sản xuất nhận được, vậy nên sử dụng giá nào trong phân tích lợi ích chi phí?
- Cách giải quyết các khoản này như sau:
o Ứng dụng khái niệm giá sẵn lòng trả để xem xét thuế và trợ cấp có phải là lợi ích của dự án hay không.
o Ứng dụng khái niệm chi phí cơ hội để để xem xét thuế và trợ cấp có phải là chi phí của dự án hay không.
- Việc xử lý phụ thuộc vào việc dự án có làm tăng hay thay thế số lượng hàng hóa trên thị trường (xuất lượng), và có làm tăng hay thay thế nhập lượng trên thị trường hay không.
30 Hình 4.1. * Xét trường hợp về xuất lượng của một dự án
(a) Nếu xuất lượng là một sự gia tăng ròng về tổng xuất lượng, hàng hóa được định giá theo giá sẵn lòng trả của người tiêu dùng – đó là giá bao gồm cả thuế. Dq2)
(b) Nếu sản phẩm mới thay thế sản phẩm hiện có, hàng hóa mới được định giá theo chi phí cơ hội của sản xuất. Chi phí cơ hội này là giá trị của nhập lượng mà lẽ ra được tiết kiệm – là sản phẩm tính theo giá nhập lượng loại trừ thuế. (Dq1)
Một dự án cụ thể thường tạo ra khoản tiêu dùng mới và thay thế khoản tiêu dùng hiện tại nào đó. Trong trường hợp này, giá trị thích hợp là các giá trị được tính theo cách (a) và (b), được lấy trọng số theo số lượng tương ứng. Ví dụ: giả sử 15% sản phẩm của dự án tạo ra lượng tiêu dùng mới và 85% thay thế lượng tiêu dùng hiện có. Giá trị thích hợp là [(0,15 x giá trị từ (a)) + (0,85 x giá trị từ (b))].
* Xét trường hợp nhập lượng
(a) Nếu dự án đưa tới một sự gia tăng ròng về nhập lượng có thể sẵn sàng cung ứng, mỗi đơn vị nhập lượng được định giá theo chi phí cơ hội thực của nó – đó là chi phí xã hội thực của tài nguyên được sử dụng – là chi phí thị trường không tính bất kỳ loại thuế nào nhưng bao gồm trợ cấp.
(b) Nếu dự án sử dụng nhập lượng mà trước đây được sử dụng ở nơi khác, thì chi phí cơ hội của nó là giá mà những người sử dụng khác sẵn lòng trả cho chúng – đó là chi phí gồm cả thuế nhưng loại trừ trợ cấp.
Một dự án có thể thu hút một lượng đầu vào (nhập lượng) gia tăng trên thị trường, đồng thời có thể lấy đi nhập lượng từ các mục đích sử dụng hiện hành khác. Vậy, giá trị đơn vị thích hợp được suy ra bằng cách lấy trọng số các giá trị từ (a) và (b) như đã làm ở trên đối với trường hợp xuất lượng.