6.2.1.1. Nhóm phương pháp trực tiếp
Phương pháp được áp dụng phổ biến và thỏa đáng nhất để đánh giá giá trị các ngoại tác là đo lường giá trị thị trường của các hàng hóa và dịch vụ trực tiếp được sản xuất, phá hủy, … do ngoại tác. Nhóm phương pháp này thuộc phân lọai bộc lộ ý thích với giả định rằng có tồn tại các lọai quan hệ trực tiếp hay gián tiếp nào đó giữa hàng hóa hay dịch vụ có thị trường và hàng hóa/dịch vụ môi trường không có thị trường. Tùy vào loại quan hệ, các phương pháp khác nhau có thể được sử dụng để suy ra giá trị kinh tế của hàng hóa/dịch vụ môi trường không có thị trường. Nhóm phương pháp trực tiếp này sẽ tập trung vào mối quan hệ gián tiếp giữa hàng hóa môi trường và hàng hóa có thị trường, trong đó hàng hóa môi trường là một yếu tố đầu vào của sản xuất ra hàng hóa có thị trường và giá trị được suy ra bằng cách xem xét những thay đổi trong giá trị của sản xuất hay các chi phí của hàng hóa có thị trường do một sự thay đổi trong chất lượng hay số lượng của hàng hóa môi trường.
43 a. Phương pháp thay đổi xuất lượng
Môi trường được xem như một yếu tố đầu vào trong hàm sản xuất của một lọai hàng hóa thị trường. Những thay đổi trong một thuộc tính môi trường dẫn đến những thay đổi trong sản lượng của hàng hóa thị trường. Vì thế, giá trị của sự thay đổi trong thuộc tính môi trường được ước lượng như sự thay đổi trong giá trị sản xuất. Dự án có thể tạo ra các ngoại tác ảnh hưởng năng suất của những người tiêu dùng và người sản xuất khác. Sự thay đổi xuất lượng này có thể được đo bằng giá trị của xuất lượng ròng được sản xuất ra. Ví dụ, chi phí kinh tế tối thiểu của ô nhiễm không khí hay ô nhiễm nước là hư hại cây trồng trong khu vực sẽ là giá trị thị trường của những cây trồng này trong thời gian dự án gây ra ô nhiễm.
Bảng 6.1. Các bước trong phương pháp thay đổi xuất lượng
Các bước Giả định/Ghi chú
1. Xác định mối quan hệ kỹ thuật giữa sản lượng thị trường Q và nhập lượng môi trường Xe: Q = f(Xm,Xe)
←
Giả định là có thể ước lượng mối quan hệ liều lượng – đáp ứng (dose-response relationship)
2. Ước lượng thay đổi trong sản lượng thị trường do thay đổi đơn vị của nhập lượng không có thị trường: (sản phẩm biên của X):
←
Giả định là có thể tách riêng ảnh hưởng của thuộc tính lên sản lượng. Trong các nghiên cứu thực tế, năng suất biên có thể được thay thế bằng năng xuất trung bình.
3. Thu thập giá đơn vị thị trường của sản lượng thị trường: Pq ←
Cần lưu ý đến giá của sản lượng được sử dụng: giá thị trường hay giá ẩn, giá ngắn hạn hay dài hạn.
4. Tính giá đơn vị của nhập lượng Pe = giá đơn vị của Q nhân với thay đổi trong sản xuất Q: Pe = *Pe
←
Cách tiếp cận này đúng đối với những thay đổi ‘nhỏ’ của hàng hóa môi trường.
5. Tính giá trị của thay đổi trong nhập lượng không có thị trường Ve bằng thay đổi của lượng nhập lượng không có thị trường nhân với giá của nó: Ve = ∆Xe*Pe
←
Nếu không thể đo lường theo số đơn vị sự thay đổi của hàng hóa môi trường, giá trị của sự thay đổi của sản lượng được lấy trực tiếp như một thước đo giá trị của sự thay đổi môi trường: Ve = ∆Xe*Pe
(Nguồn: Markandye và cộng sự (2002, tr. 338)) b. Phương pháp chi phí thay thế
44
Phương pháp chi phí thay thế có thể được sử dụng để ước lượng giá trị của một hàng hóa tiêu dùng phi ngọai thương và giá trị của một hàng hóa trung gian phi ngọai thương. Trong cả hai trường hợp, số tiền tiết kiệm được nhờ sử dụng hàng hóa môi trường thay vì sử dụng một nhập lượng có thị trường là một thước đo khả dĩ của các lợi ích của một hàng hóa/dịch vụ môi trường.
Giả sử thuộc tính môi trường là một sự thay thế cho các nhập lượng khác của qui trình sản xuất. Trong trường hợp này, một sự thay đổi trong Xn (hàng hóa/dịch vụ môi trường) sẽ làm giảm chi phí của các nhập lượng khác. Đối với một mức sản lượng cố định, nếu tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRST) đã biết và cố định, thì việc đánh giá một đơn vị hàng hóa môi trường rất đơn giản: Đó là giá đơn vị của nhập lượng thay thế (có thị trường) nhân với MRST. Nếu MRST không cố định, thì phải tính tỷ lệ tại đó năng suất biên của mỗi yếu tố thay đổi. Về bản chất, SCM chỉ là một trường hợp đặc biệt của phương pháp hàm sản xuất với sản lượng được giữ cố định khi có một sự thay đổi môi trường.
Bảng 6.2. Các bước trong phương pháp chi phí thay thế
Các bước Giả định/Ghi chú
1. Chọn hàng hóa thay thế có thị trường gần nhất Xm cho hành hóa không có thị
trường Xn ←
Tiêu chí lựa chọn hành hóa thay thế là quan sát sở thích người tiêu dùng nếu hàng hóa được thay thế là hàng hóa tiêu dùng hoặc hành vi người sản xuất nếu đó là một hàng hóa trung gian. 2. Tính giá của hàng hóa được trao đổi
trong khu vực có dự án, Pxm
←
Phương pháp luận tính toán giá sẽ khác nhau tùy vào hàng hóa môi trường là một hàng hóa thay thế nhập khẩu hay một hàng hóa thay thế cho một hàng hóa được trao đổi ở địa phương.
3. Nhận dạng những khác biệt giữa hai hàng hóa theo sự thay thế của chúng
←
Nhiều đặc điểm nên được đưa ra xem xét để xác định sự thay thế của hai hàng hóa. Các đặc điểm này bao gồm các đặc điểm về kỹ thuật, vị trí, tính sẵn có, những ràng buộc.
4. Ước lượng tỷ lệ thay thế Rs của hàng hóa không có thị trường với hàng hóa
có thị trường ←
Hay, giá trị của hàng hóa không ngoại thương với hàng hóa ngoại thương. Nếu Rs không cố định, thì việc tính toán trở nên phức tạp.
45 5. Nhân giá của hàng hóa có thị trường trong khu vực dự án với tỷ lệ thay thế: Pxn = Pxm*Rs
←
Giá trị này cho phép chúng ta có được lợi ích của sự gia tăng trong nhập lượng môi trường.
(Nguồn: Markandye và cộng sự (2002, tr. 341)) c. Phương pháp chi tiêu bảo vệ
Cá nhân, hộ gia đình và các đơn vị đôi khi sẵn lòng trả tiền để chống lại sự suy thoái môi trường. Họ chi tiêu khi tin tưởng rằng lợi ích từ việc tránh được thiệt hại (do suy thoái môi trường) sẽ lớn hơn khoản chi tiêu. Khi việc chi tiêu tránh được những thiệt hại do suy thoái môi trường, khoản chi tiêu đó đo lường sự mất mát tiềm năng trong thặng dư tiêu dùng do sự suy thoái môi trường. Tổng những khoản chi tiêu đó đo lường lợi ích của việc tránh được những thiệt hại môi trường.
Ví dụ: hộ gia đình xử lý nước trước khi uống, chính phủ xây đê đập để tránh lũ lụt.
6.2.1.2. Nhóm các phương pháp gián tiếp a. Phương pháp chi phí du hành
Phương pháp chi phí du hành sử dụng kỹ thuật điều tra dựa trên cơ sở phỏng vấn khách du lịch tại điểm vui chơi giải trí để thu thập các thông tin về chuyến đi (chi phí, khoảng cách từ nơi xuất phát đến điểm du lịch, mục đích của chuyến đi và các điểm đến khác trong chuyến đi) và các đặc điểm kinh tế xã hội khác (thu nhập, tuổi và giới tính).
Phương pháp này có thể được sử dụng để đo lường giá trị sử dụng của một khu vực giải trí hay một địa điểm lịch sử, cũng như ước lượng những gia tăng trong giá trị sử dụng nếu địa điểm đó được cải tạo. Một ứng dụng của phương pháp này là xem xét liệu một địa điểm vui chơi giải trí có tổng giá trị sử dụng lớn hơn giá trị dự kiến nếu phát triển công nghiệp, đô thị hay sản xuất nông nghiệp không. Mục đích sử dụng phương pháp này đặc biệt thích hợp khi địa điểm thuộc sở hữu công và chính phủ đang dự tính cải tạo địa điểm hay thay đổi mục đích sử dụng của nó, và địa điểm đó có thể không có giá trị lựa chọn (option value) hay giá trị không sử dụng (non-use value) đáng kể.
Ý tưởng cơ bản của mô hình này là nếu một người tiêu dùng muốn sử dụng các dịch vụ vui chơi giải trí của một địa điểm thì anh ta phải đến đó. Chi phí du hành để đến địa điểm được xem như giá ẩn hay giá thay thế của chuyến đi, và những thay đổi trong chi phí du hành sẽ dẫn đến một sự biến đổi trong số lượng các chuyến đi. Quan sát các biến đổi này qua nhiều cá nhân sẽ cho phép ước lượng các hàm cầu và giá trị của điểm du lịch.
46
Hai dạng chính của phương pháp chi phí du hành là: mô hình chi phí du hành theo vùng (ZTCM) và mô hình chi phí du hành theo cá nhân (ITCM). ZTCM chia nơi xuất phát của du khách thành một số vùng và sau đó xác định biến phụ thuộc là tỷ lệ du khách (đó là số chuyến đi từ một vùng nhất định trong một khoảng thời gian nhất định trên tổng dân số của vùng đó). ITCM xác định biến phụ thuộc là số lần đến điểm du lịch của mỗi du khách trong một khoảng thời gian nhất định. Các phần tiếp theo sẽ trình bày tóm tắt nội dung các phương pháp này.
Chi phí du hành bao gồm:
• Thu nhập mất đi do đi du lịch (chi phí cơ hội của thời gian) • Chi phí đi lại (xăng dầu, sửa chữa xe cộ, vé tàu, xe...) • Thức ăn
• Chỗ ở
• Các chi phí tại địa điểm, bao gồm: phí vào cửa, phí dịch vụ hướng dẫn, phí tham gia các hoạt động vui chơi giải trí tại địa điểm
Khi chi phí du hành thay đổi, lượng khách tham quan điểm du lịch đó cũng thay đổi. Từ đó có thể xây dựng đường cầu, theo đó lượng khách tham quan và một hàm số của chi phí du hành. Tổng giá trị giải trí là phần diện tích nằm dưới đường cầu. Lợi ích ròng từ việc giải trí là phần thặng dư tiêu dùng nằm dưới đường cầu.
* Phương pháp chi phí du hành vùng (ZTCM)
Bảng 6.3. ZTCM: các bước chính
Các bước Giả định/Ghi chú
1. Xác định lợi ích cần đánh giá
←
Lợi ích chính là giá trị của một địa điểm du lịch/giải trí và được đánh giá thông qua sự thỏa mãn của khách tham quan.
2. Chọn mẫu và tiến hành khảo sát (p quan sát)
←
Chọn mẫu ngẫu nhiên là thích hợp nhưng yếu tố mùa vụ cũng phải được xem xét để có mẫu đại diện. Đối tượng khảo sát: khách tham quan.
3. Thu thập số lượt thăm viếng điểm du
lịch hàng năm (V) ←
Thông tin thứ yếu. Nguồn: Số liệu thống kê.
4. Chia vùng xuất phát của du khách
theo khoảng cách tăng dần ←
Các vùng phải được chọn sao cho số liệu tổng dân số có sẵn.
47
và tỷ lệ mẫu theo vùng (pj/p) lượt du khách hàng năm theo vùng không có sẵn trực tiếp.
5. Tính số lượt thăm viếng hàng năm
theo vùng (Vj=V*pj/p) ←
Tỷ lệ mẫu của du khách từ mỗi vùng giả định giống với tỷ lệ tổng du khách từ mỗi vùng.
6. Thu thập số liệu dân số theo vùng
(Pj) ←
Số liệu này có thể lấy hoặc trực tiếp từ câu hỏi khách du lịch hoặc từ số liệu thống kê.
7. Tính tỷ lệ thăm viếng trung bình
theo vùng (Rj=Vj/Pj) ←
Lượng cầu dịch vụ/khách hàng trung bình theo vùng, với chi phí du hành nhất định.
8. Tính chi phí du hành trung bình đến điểm du lịch theo vùng (Cj) ←
Nguồn: Bảng câu hỏi, phí cầu đường, hàng không được công bố, hoặc chi phí xe cộ.
9. Ước lượng hàm cầu dịch vụ giải trí
(trực tiếp) (V/P=f(c)) ←
Giả định: Các cá nhân cùng một vùng xuất phát có cùng hành vi.
10. Tính thặng dư trung bình trên du
khách theo vùng (CSj)* ←
Công thức CS phụ thuộc vào dạng hàm cụ thể được chọn ở bước trước.
CSj = ∫ ( ) 11. Tính thặng dư theo vùng (CSZj)
CSZj = CSj × Pj ← Sản phẩm trung bình trên CS của một du khách nhân với dân số của vùng. 12a. Tổng hợp
CSZj (ATCS)
12b. Các mục đích tính khác của CS 13. Giải thích kết quả và trình bày báo cáo.
* Phương pháp chi phí du hành cá nhân (ITCM) Bảng 6.4. ITCM Các bước chính
Các bước Giả định/Ghi chú
1. Nhận dạng điểm du lịch ←
Mô tả rõ ràng địa điểm cần khảo sát là rất cần thiết để người trả lời phỏng vấn và người phỏng vấn biết họ yêu cầu đánh giá cái gì.
2. Xác định hàng hóa môi trường cần đánh giá ←
Hàng hóa hoặc dịch vụ được đánh giá phải được xác định để tránh phát sinh nhằm lẫn. Có thể là toàn
48
bộ hoặc chỉ một phần của địa điểm. 3. Thiết kế bảng câu hỏi
←
Bao gồm dữ liệu nơi xuất phát và chi phí du hành, dữ liệu kinh tế xã hội và các đặc điểm khác của cá nhân được hỏi.
4. Chọn mẫu và tiến hành
khảo sát ←
Lấy mẫu ngẫu nhiên là thích hợp nhưng yếu tố mùa vụ phải được xem xét để có mẫu đại diện.
5. Xem xét các biến đã được tính và mô tả thống kê mẫu số liệu
←
Thống kê mô tả cung cấp dấu hiệu ban đầu về các thuộc tính của dữ liệu được thu thập.
6. Chọn dạng hàm cho đường cầu cá nhân
←
Các dạng hàm log-log cho các hệ số co giãn của cầu theo giá cố định. R2 không nên được sử dụng để so sánh giữa dạng hàm logarith biến giải thích với dạng hàm log-log.
7. Ước lượng hàm cầu dịch vụ giải trí V = f(C,S) ←
Giả định các cá nhân có cùng các đặc điểm ứng xử giống nhau.
8. Tính thặng dư tiêu dùng cá nhân hàng năm từng quan sát
←
Các công thức tính CS phụ thuộc vào dạng hàm cụ thể được chọn trong bước trước.
9. Tính thặng dư tiêu dùng trung bình mẫu trên lượt tham quan
←
Đây là trung bình mẫu của thặng dư cá nhân trung bình trên lượt tham quan.
10. Tổng hợp thặng dư tiêu dùng mẫu ← Nhiều cách tổng hợp khác nhau có thể phù hợp, theo các mục đích phân tích cụ thể. 11. Xem xét các mục đính tính toán khác của CS ←
WTP cho các nhóm xã hội khác nhau có thể được tính.
12. Giải thích kết quả và trình bày báo cáo.
Nhận xét về phương pháp chi phí du hành
- Ưu điểm: phương pháp này dựa vào hành vi thực của khách tham quan ứng với các chi phí du hành thực tế.
- Nhược điểm:
49
• Chi phí du hành phải là chi phí của riêng chuyến đi đến một địa điểm đang nghiên cứu. Nếu du khách còn kết hợp đi nơi khác thì phải tách riêng chi phí đến địa điểm mà ta nghiên cứu.
• Dựa vào giả định: du khách từ các vùng khác nhau phản ứng như nhau đối với sự thay đổi của chi phí du hành
b. Phương pháp đánh giá hưởng thụ
Phương pháp đánh giá hưởng thụ đo lường các ảnh hưởng phúc lợi của thay đổi trong các tài sản và dịch vụ môi trường bằng cách ước lượng ảnh hưởng của các thuộc tính môi trường lên giá trị của các hàng hóa thị trường nào đó. Phương pháp này đã được áp dụng phổ biến để xem xét ảnh hưởng của các thuộc tính môi trường lên giá trị tài sản, thường là nhà ở. Để có một thước đo của thuộc tính môi trường ảnh hưởng như thế nào lên phúc lợi của các cá nhân, phương pháp HPM sẽ:
- Xác định sự chênh lệch giá trị tài sản là bao nhiêu do có sự khác biệt về môi trường giữa các tài sản; và
- Suy ra giá người ta sẵn lòng trả cho một sự cải thiện trong chất lượng môi trường là bao nhiêu và giá trị xã hội của sự cải thiện này là gì.
Trong nỗ lực tách rời các ảnh hưởng của các thuộc tính môi trường lên giá nhà,