Phương pháp phát biể uý thích

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích lợi ích chi phí (Trang 54)

6.2.2.1. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên là một kỹ thuật cho phép ước lượng giá trị của một hàng hóa hay dịch vụ môi trường bằng cách hỏi trực tiếp giá sẵn lòng trả (WTP) hay giá sãn lòng chấp nhận (WTA) cho một sự thay đổi trong việc cung cấp một hàng hóa môi trường, thường bằng bảng câu hỏi khảo sát. WTP tối đa hay WTA đền bù tối thiểu cá nhân cho một sự thay đổi môi trường được cho là giá trị mà cá nhận đó gán cho sự thay đổi như thế. Ưu điểm chính của phương pháp này so với các phương pháp bộc lộ ý thích là có thể suy ra cả giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng.

51

Hơn nữa là phương pháp có thể được áp dụng ở nhiều mức độ phức tạp khác nhau theo thời gian và khả năng tài chính có sẵn.

Bảng 6.6. Phương pháp luận tổng quát của phương pháp CVM 1. Xác định

mực tiêu nghiên cứu

2. Thiết kế bảng câu hỏi

3. Khảo sát 4. Xây dựng cơ sở dữ liệu và phân tích số liệu 5. Ước lượng WTP ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ 1a. Xác định đối tượng cần được đánh giá. 1b. Thiết lập giá trị cần được ước lượng và đơn vị đo lường. 1c. Xác định đơn vị thời gian của WTP/WTA. 1d. Xác định phỏng vấn ai.

2a. Giới thiệu

2b. Thông tin kinh tế xã hội

2c. Xây dựng kịch bản

2d. Dạng câu hỏi suy luận WTP/WTA* 3a. Xác định phương pháp lấy mẫu 3b. Quyết định tiến hành phỏng vấn như thế nào, khi nào, ở đâu. 3c. Huấn luyện người phỏng vấn. 3d. Phỏng vấn 4a. Thu thập và kiểm tra số liệu 4b. Xây dựng cơ sở dữ liệu. 4c. Loại bỏ các bảng câu hỏi không phù hợp. 4d. Phân tích dữ liệu 5a. Lựa chọn các mô hình WTP 5b. Ước lượng WTP tối đa trung bình hàng năm cá nhân. 5c. Lợi ích ròng hàng năm. 5d. Tổng giá trị của dịch vụ môi trường.

Lưu ý: Có nhiều cách đặt câu hỏi về giá sẵn lòng trả: • Câu hỏi mở: Bạn sẵn lòng trả tối đa là bao nhiêu?

• Câu hỏi đóng: Bạn có sẵn lòng trả X đồng không (dichotomous choice) • Đưa ra nhiều thang giá sẵn lòng trả để người trả lời lựa chọn (payment card) • Kết hợp nhiều câu hỏi đóng. Mức giá sẽ tăng/giảm dần cho đến khi câu trả lời thay đổi so với câu trả lời đầu tiên (bidding game).

Câu hỏi mở có ưu điểm là dễ tính toán, tuy nhiên người được hỏi sẽ rất khó trả lời. Do đó sai số có thể lớn. Câu hỏi đóng dễ trả lời hơn và cho kết quả chính xác hơn nếu xác định đúng các mức giá dùng để hỏi. Tuy nhiên việc xác định mức giá để hỏi là

52

một vấn đề khá phức tạp. Kết quả sẽ sai lệch nếu không xác định đúng mức giá. Việc tính toán kết quả cũng phức tạp hơn.

Nhận xét:

- Ưu điểm: về mặt lý thuyết, phương pháp này hoàn toàn chính xác.

- Nhược điểm: số liệu không thực. Do chỉ là mô phỏng nên kết quả có thể sai lệch nếu tiến hành không đúng phương pháp và các yêu cầu về kỹ thuật. Sự sai lệch có thể là do những nguyên nhân sau:

• Phương thức thanh toán o Thông qua một lệ phí khác?

o Thiết lập một hệ thống thu phí riêng? o Thông qua thuế thu nhập?

o Thu hàng tháng, hàng năm hay một lần?

Phương thức thanh toán khác nhau có thể dẫn đến kết quả khác nhau. Đối với một đối tượng nào đó, có thể chỉ có một hoặc vài phương thức thanh toán thích hợp.

• Sai lệch do thông tin

o Người được phỏng vấn phải hiểu rõ vấn đề. Người đi phỏng vấn phải giải thích rất rõ ràng. Công việc này đôi khi rất khó khăn.

o Cần phải bảo đảm là tất cả những người được phỏng vấn phải hiểu rõ vấn đề như nhau.

• Sai lệch do chọn sai mức giá để hỏi (đối với câu hỏi đóng)

• Câu hỏi đóng không buộc người trả lời phải suy nghĩ như câu hỏi mở, có thể trả lời tùy tiện

• Người phỏng vấn đôi khi không thích hỏi lâu, muốn kết thúc sớm, người trả lời cũng vậy.

• Sai lệch do câu hỏi không có hiệu lực: do tình huống giả định là không thể có thực. Do vậy phải thiết kế bảng câu hỏi rất cẩn thận.

• Sai lệch do người trả lời có động cơ không phù hợp. Do những sai lệch có thể có, cần phải kiểm tra kết quả:

• Kiểm tra đối chiếu với những nghiên cứu khác, phương pháp khác

• Kiểm tra sự tương hợp nội bộ. Sự khác biệt trong giá sẵn lòng trả của những người trả lời phải phù hợp với những đặc tính khác của họ, ví dụ: thu nhập

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Liệt kê những điều mà bạn sẽ phải từ bỏ khi tham gia một chuyến du lịch. Có phải những khoản từ bỏ quan trọng đều có giá trị bằng tiền.

53

2. Tính số lượng đi tham quan cho biết mức phí vào cửa $2. Dữ liệu về chi phí du hành trung bình và dân số của mỗi vùng được lấy từ bảng 6.7

Vùng xuất phát của khách Chi phí du hành trung bình ($/xe) Tổng số lần tham quan bằng xe Dân số của vùng (1.000) Tổng số lần đi trên 1.000 người dân 1 2 150 5 30 2 4 64 4 16 3 6 16 2 8 4 8 8 2 4 5 10 3 1 3 6 12 0 3 0

54

Chương 7: YẾU TỐ THỜI GIAN CỦA LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ 7.1. Một số vấn đề cơ bản của giá trị tiền tệ theo thời gian

7.1.1. Phân tích giá trị tương lai

Giá trị tương lai của một số tiền là giá trị ở thời điểm tương lai của số tiền đó. Do vậy, giá trị tương lai của một số tiền nào đó chính là giá trị của số tiền đó ở thời điểm hiện tại cộng với số tiền lãi mà nó sinh ra trong khoảng thời gian từ hiện tại cho đến một thời điểm trong tương lai.

PV = giá trị của một số tiền ở thời điểm hiện tại i = lãi suất, còn gọi là suất chiết khấu

n = là số kỳ hạn

FVn = giá trị tương lai của số tiền PV ở thời điểm n nào đó. FVn = PV(1+i)n (7.1)

Trong phân tích tài chính dự án, công thức tính giá trị tương lai của một số tiền được sử dụng cụ thể trong việc lập lịch trả nợ, phục vụ cho lập báo cáo thu nhập và báo cáo ngân lưu, là những báo cáo không thể thiếu trước khi tính toán các chỉ tiêu dùng để đánh giá tính khả thi của dự án như giá trị hiện tại ròng (NPV), nội suất thu hồi vốn (IRR)…

7.1.2. Phân tích giá trị hiện tại

Giá trị hiện tại của một số tiền trong tương lai là giá trị quy về thời điểm hiện tại của số tiền đó. Công thức tính giá trị hiện tại hay gọi tắt là hiện giá được suy ra từ (7.1) như sau:

PV = ( ) = FVn(1+i)–n (7.2)

Một dự án có dòng lợi ích và chi phí phát sinh trong n năm (t = 0, 1, …, n), với suất chiết khấu cố định là i%, thì:

Hiện giá ròng của dòng lợi ích (Bt) được tính như sau: PV(B) = B0/(1+i)0 + B1/(1+i)1 + … + Bn/(1+i)n

PV(B) = ∑ ( ) (7.3) Hiện giá ròng của dòng chi phí (Ct) được tính như sau:

PV(C) = C0/(1+i)0 + C1/(1+i)1 + … + Cn/(1+i)n

PV(C) = ∑ ( ) (7.4)

* Giá trị hiện tại của dòng tiền đều

55 điểm khác nhau. PVA0=                          n n i i i C i i C 1 1 1 ) 1 ( 1 1 (7.5) * Giá trị hiện tại của dòng tiền đều vô hạn

Đôi khi chúng ta gặp dòng tiền đều kéo dài không xác định. Dòng tiền đều có tính chất như vậy là dòng tiền đều vô hạn. Cách xác định hiện giá của dòng tiền đều vô hạn dựa vào cách xác định hiện giá dòng tiền đều thông thường.

PVA0=Ci (7.6)

7.2. Xử lý lạm phát trong phân tích lợi ích – chi phí

Phân tích lợi ích chi phí là so sánh sự ưa thích tương đối của các phương án, do đó bất cứ phương án nào duy trì được tính chất tương đối của các giá trị thì phù hợp. Vì thế phương pháp xử lý số liệu phải đồng nhất để tất cả các dữ liệu (lợi ích, chi phí và suất chiết khấu) tương thích với nhau. Các nhà phân tích dự án có thể ước tính các lợi ích và chi phí hoặc theo giá trị thực hoặc theo giá trị danh nghĩa. Tuy nhiên cần thận trọng là đơn vị đo lường lợi ích và chi phí phải phù hợp với đơn vị đo lường của suất chiết khấu, cụ thể như sau:

- Nếu lợi ích và chi phí được đo lường theo giá danh nghĩa, thì nên sử dụng suất chiết khấu danh nghĩa.

- Nếu lợi ích và chi phí được đo lường theo giá trị thực, thì nên sử dụng suất chiết khấu thực.

Nói chung trong tất cả các tình huống, sử dụng các lợi ích, chi phí và suất chiết khấu thực sẽ có lợi hơn trong thực tế. Chúng ta thường so sánh các phương án tiềm năng và vì thế ta chiết khấu dòng lợi ích và chi phí tương lai về hiện tại để ra quyết định tại thời điểm hiện tại. Giá trị thực được đo theo sức mua của đồng tiền hôm nay và vì vậy chúng dễ hiểu hơn và có liên quan đến những quyết định hôm nay. Vì lý do này xử lý lạm phát bằng cách sử dụng giá trị thực cho tất cả các lợi ích và chi phí.

Phương pháp giá trị thực dùng để xử lý lạm phát được áp dụng như sau:

a. Chọn thời gian gốc. Thời gian này thường ở hiện tại và thường được xem là vào lúc bắt đầu năm 1.

b. Ước tính tất cả lợi ích và chi phí tại mức giá thị trường có thể quan sát được. Các mức giá danh nghĩa thường dễ tính hơn các mức giá thực tương ứng.

56

d. Xác định giá trị thực cho tất cả các lợi ích và chi phí bằng phương trình: Giá trị thực (năm gốc) = á ị ỉ ố á ă ĩ ă

Trong đó, giá trị của chỉ số giá năm gốc là 1.000. e. Tính hiện giá ròng

khi các giá trị thực có thể ước tính một cách trực tiếp, người phân tích có thể đi thẳng từ bước (a) đến bước e là tính toán hiện giá ròng.

7.3. Suất chiết khấu xã hội

7.3.1. Tầm quan trọng của suất chiết xã hội

Suất chiết khấu xã hội dùng để chiết khấu dòng ngân lưu kinh tế về hiện giá để có cơ sở quyết định lựa chọn giữa các phương án nhằm tối đa hóa phúc lợi kinh tế cho nền kinh tế nói chung. Suất chiết khấu xã hội là một tham số quan trọng trong phân tích lợi ích – chi phí. Nếu giữ nguyên tất cả các yếu tố khác, suất chiết khấu xã hội càng cao thì có càng ít dự án được chấp nhận. Hơn nữa, suất chiết khấu xã hội càng cao thì quyết định lựa chọn càng bị chệch về các dự án với thời gian sinh lợi tương đối sớm hơn vì lợi ích càng xa về tương lai sẽ bị chiết khấu nhiều hơn. Để thấy việc lựa chọn suất chiết khấu xã hội sẽ làm thay đổi thứ hạn các dự án như thế nào, hãy xét ví dụ sau đây:

Chính quyền địa phương chỉ có $100.000 để đầu tư vào một trong ba dự án sau đây.

Năm Phương án A Phương án B Phương án C 0 1 2 3 4 5 -80.000 25.000 25.000 25.000 25.000 25.000 -80.000 80.000 10.000 10.000 10.000 10.000 -80.000 0 0 0 0 140.000 NPV (2%) $37.838 $35.762 $46.802 NPV (3%) $34.490 $33.760 $40.770 NPV (4%) $31.300 $31.830 $35.070 NPV (5%) $28.240 $29.960 $29.690 NPV (6%) $25.310 $28.160 $24.620 NPV (8%) $19.820 $24.740 $15.280

57

NPV (10%) $14.770 $21.544 $6.929

NPV (12%) $10.120 $18.550 ($0.560)

Nếu chọn suất chiết khấu xã hội thấp (< 5%), phương án C sẽ có ưu thế hơn, trong khi đó nếu chọn suất chiết khấu cao hơn (≥ 5%), phương án B sẽ có ưu thế hơn. Như vậy, quyết định lựa chọn giữa các phương án phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn suất chiết khấu xã hội. Từ ví dụ minh họa này ta có một số nhận xét sau đây:

- Đối với một dự án nhất định thì suất chiết khấu tăng, NPV giảm.

- Suất chiết khấu thấp có lợi cho dự án với tổng lợi ích cao nhất bất kể chúng phát sinh khi nào (phương án C) vì các thừa số chiết khấu xã hội xấp xỉ một.

- Tăng suất chiết khấu làm thừa số chiết khấu của các lợi ích và chi phí phát sinh càng xa trong tương lai càng nhỏ dần và vì thế giảm khả năng lựa chọn các dự án với dòng lợi ích tập trung chủ yếu vào giai đoạn cuối (phương án C) và ngược lại các dự án có dòng lợi ích chủ yếu tập trung ở giai đoạn đầu (phương án B) sẽ có lợi hơn. 7.3.2. Ước tính suất chiết khấu xã hội dựa vào ưu tiên thời gian

7.3.2.1. Ưu tiên theo thời gian cá nhân

Tỉ suất ưu tiên theo thời gian cá nhân là tỉ suất mà cá nhân chiết khấu một kết quả tương lai để nhận một giá trị tương đương ở hiện tại. Suất chiết khấu được xem như là “tỷ suất của sự không kiên nhẫn” và “phí tổn của sự chờ đợi”. Do đó, con người có xu hướng xem sự chờ đợi là một chi phí và thích hiện tại hơn tương lai. Tỷ suất đo lường xu hướng này gọi là tỷ suất ưu tiên theo thời gian cá nhân.

Hầu hết mọi người sẽ không sẵn lòng cho người khác mượn $100 hôm nay và được hứa sẽ hoàn trả lại đúng $100 sau một năm, thậm chí không có lạm phát và rủi ro (giá trị thực). Nói chung mọi người sẽ đánh giá $100 nhận được hôm nay cao hơn $100 giá trị thực sẽ nhận được năm sau. Có lẽ người ta sẽ cho mượn, ví dụ $90 hôm nay và được hứa chắc chắn sẽ hoàn trả lại, ví dụ $100 sau một năm.

Các nhà kinh tế học định nghĩa sở thích muốn tiêu dùng (được nhận) sớm hơn thay vì phải đợi chờ tiêu dùng (được nhận) trong tương lai là sự ưu tiên thời gian (time preference). Tỷ suất tại đó một cá nhân bàng quan giữa việc tiêu dùng (được nhận) một khoản tiền hiện tại để có thể tiêu dùng (được nhận) một khoản tiền lớn hơn trong tương lai là tỷ suất ưu tiên thời gian biên cá nhân (MRTP). Nếu một người bàng quan giữa việc nhận $100 ngay bây giờ và $110 sau một năm, thì ta nói anh ta có MRTP là 10%/năm.

Ví dụ: Một người được nhận tiền theo ba cặp lựa chọn. Mỗi lựa chọn là chọn ngay bây giờ hoặc năm sau:

58

Cặp Hiện tại Năm tới

(a) (b) (c) $100 $100 $100 100 1.000 140

Nếu phương án (a), người này sẽ chọn $100 bây giờ hơn là $100 sang năm. Trong khi ở phương án (b) người này sẽ chọn lấy $1.000. Người này sẽ lưỡng lự ở phương án (c), tức là 140$ năm sau sẽ tương đương bây giờ.

Từ giá trị tương đương này chúng ta tính suất chiết khấu cá nhân. PV = Bt (1+i)-t

PV = 100, Bt = 140, t = 1 => 100 = 140 (1+i)-1 => i = 0.4 hay 40%

+ Suất chiết khấu cá nhân thường được dùng cho dự án đầu tư cá nhân. Được tính theo phí cơ hội của vốn, mà thường là lãi suất vay vốn ngân hàng để đầu tư cho dự án.

+ Suất chiết khấu cá nhân là tỷ lệ giữa hai số tiền ở hai thời điểm khác nhau mà cá nhân cho rằng ngang nhau (bàng quan, lưỡng lự).

7.3.2.2. Ưu tiên theo thời gian xã hội

Trong phân tích lợi ích – chi phí suất chiết khấu xã hội phải phản ánh chi phí cơ hội của công quỹ được sử dụng đối với quốc gia nói chung. Lãi suất thị trường thường không thể dùng làm suất chiết khấu xã hội vì tồn tại biến dạng trên các thị trường vốn. Tuy nhiên, việc chọn suất chiết khấu xã hội vẫn là một trong những đề tài còn đang tranh luận nhất.

Suất chiết khấu ưu tiên theo thời gian xã hội là tỉ suất mà xã hội là một tổng thể chiết khấu một kết quả trong tương lai để lấy được một giá trị tương đương hiện tại.

Có hai phương pháp cơ bản để xác định suất chiết khấu xã hội thích hợp cho

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích lợi ích chi phí (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)