Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính

Một phần của tài liệu Báo Cáo Thực Tập Kế toán tập hợp chi phí sản xuất CTY TNHH Hoà Phát (Trang 127 - 141)

Trong quá trình đổi mới mạnh mẽ hiện nay của nước ta nhằm nâng cao vị thế của đất nước trên thế giới, cải thiện cuộc sống người dân và phát triển kinh tế nhằm hội nhập với tốc độ phát triển của toàn cầu. Công ty TNHH ống thép Hoà Phát là doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm ống phục vụ thị trường trong và ngoài nước, nên công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò quan trọng đến toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty.

Hoàn thiện công tác kế toán là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt chính sách, chế độ, quy định của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của công ty, nên yêu cầu vừa phải chặt chẽ, lại vừa phải linh hoạt, sáng tạo và mang tính hiệu quả cao trong quá trình thực hiện. Mặt khác, để phục vụ thiết thực hơn cho quá trình ra quyết định và quản lý của ban giám đốc, việc hoàn thiện kế toán tài chính phải kết hợp chặt chẽ với quá trình tổ chức và thực hiện kế toán quản trị.

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh công ty TNHH Ống thép Hoà Phát

Qua thời gian thực tập vừa qua, với những kiến thức đã được trang bị tại nhà trường kết hợp với công tác kế toán thực tế chi nhánh công ty TNHH ống thép Hoà Phát cá nhân em nhận thấy: Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở đây có rất nhiều ưu điểm nhưng vẫn có một số mặt tồn tại, vì vậy em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến như sau:

- Về TSCĐ của Công ty: Các máy móc, thiết bị trong sản xuất hầu hết là những máy mới, hiện đại với giá trị lớn, tạo điều kiện tiết kiệm nguyên vật liệu và nhân công nên trong quá trình sử dụng máy. Để đạt hiệu quả cao tương xứng với đồng vốn bỏ ra đầu tư, công ty cần nâng cao trách nhiệm cho công nhân trong việc giữ gìn, bảo vệ máy móc, có chính sách cụ thể trong việc quy trách nhiệm nếu có sự thiếu trách nhiệm gây ra hỏng TSCĐ, bảo

dưỡng máy móc, sửa chữa kịp thời nếu có hỏng hóc để không ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của công nhân và ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành sản phẩm. Bên cạnh đó, trong quá trình tính khấu hao TSCĐ kế toán gộp luôn khấu hao của phân xưởng ống đen và phân xưởng cắt vào phản ánh ở chỉ tiêu khấu hao TSCĐ ở phân xưởng ống đen, như vậy sẽ khiến cho quá trình quản lý TSCĐ, phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ gặp khó khăn, thiếu rõ ràng. Mặt khác, công ty nên có biện pháp cải tiến phần mềm cho phù hợp với điều kiện công ty hơn nữa để có thể tự động trích khấu hao thông qua phần mềm mà không phải tính ở Excel nữa, điều này sẽ khiến cho công việc kế toán trở nên đơn giản hơn và giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn trong quá trình quản lý và phân bổ khấu hao tài sản.

- Về công tác tập hợp chi phí, các tài khoản nên được tập hợp đúng với nội dung kinh tế mà nó phản ánh, kế toán trưởng nên có thay đổi trong quy định tập hợp chi phí với TK 62717 và TK 6421, để trong quá trình theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh tăng thêm sự chính xác. Cụ thể như sau:

 Về TK 62717: Với cách hạch toán như hiện nay thì cuối kỳ khi tiến hành phân chia chi phí theo từng phân xưởng sẽ chưa thực sự chính xác vì có một phần chi phí của phân xưởng ống mạ lại tập hợp vào chi phí của phân xưởng ống đen và phân bổ cho thành phẩm ống đen, các khoản mục chi phí cũng chưa được hạch toán đúng theo bản chất kinh tế. Theo em, phần mềm đã mở các tài khoản chi tiết cho từng khoản mục chi phí trên cho từng phân xưởng, kế toán nên tiến hành ghi chép số liệu kế toán theo đúng các tài khoản đó để quản lý chính xác hơn các chi phí phát sinh, kịp thời xác định vấn đề phát sinh để có hướng xử lý chi tiết đến từng phân xưởng.

 Với TK 6421: Nên tiến hành tách riêng chi phí của phòng kinh doanh ra khỏi chi phí quản lý doanh nghiệp về tài khoản 6411, như thế sẽ giúp cho quá trình quản lý của ban lãnh đạo công ty tốt hơn, số liệu của chi phí bán hàng được tập hợp chính xác, giúp xác định chính xác hơn mối quan hệ giữa chi phí bán hàng và doanh thu bán hàng của chi nhánh

công ty nói riêng và của công ty nói chung từ đó xem xét tính hiệu quả của công tác bán hàng, có quyết định hợp lý trong việc đầu tư cho hoạt động này nhiều hay ít

 Có chế độ lương thưởng cho bộ phận dựa trên năng lực làm việc chính xác hơn.

- Về quá trình luân chuyển chứng từ: Do khoảng cách địa lý giữa phòng kế toán và nhà máy sản xuất nên để quản lý kịp thời tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì phòng kế toán nên có yêu cầu với kế toán nhà máy báo cáo chi tiết số lượng nguyên vật liệu, thành phẩm xuất kho cũng như nhập kho hàng ngày theo từng buổi làm việc, và gửi chứng từ gốc phát sinh trong ngày lên phòng kế toán vào ngày hôm sau.

- Về việc tính toán và lập bảng tính khấu hao:

Theo phương pháp hiện nay của công ty, tuy có thể kiểm tra chi tiết, rõ ràng từng loại tài sản nhưng quá cồng kềnh có thể gây nhầm lẫn trong quá trình xử lý số liệu. Theo em nên tiến hành trích khấu hao trong tháng theo công thức được quy định trong QĐ 15/2006- QĐ - BTC như sau:

Số khấu hao phải trích trong tháng = Số khấu hao trích tháng trước + Số khấu hao tăng trong tháng - Số khấu hao giảm trong tháng

- Về tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu tiêu hao: Do chi phí nguyên vật liệu trong tổng CPSX của nhà máy là rất lớn, muốn tiết kiệm chi phí cần có biện pháp giảm đến mức thấp nhất sự hao hụt nguyên vật liệu. Để làm được điều này bên cạnh hệ thống máy móc thiết bị hiện đại giúp giảm thiểu lượng sản phẩm hỏng, cũng như phế liệu trong sản xuất cần có chính sách hợp lý với công nhân sản xuất, thủ kho để tránh xảy ra mất mát. Mặt khác cần thiết có các báo cáo chi tiết bằng văn bản với số liệu cụ thể được lập bởi các quản

quản đốc phân xưởng, các trưởng bộ phận về vấn đề sản phẩm hỏng, phế phẩm, giúp kiểm tra chặt chẽ hiệu quả làm việc của từng phân xưởng, thu hồi đầy đủ giá trị sản phẩm hỏng, giảm thiểu chi phí sản xuất phát sinh cho phế phẩm.

Số lượng sản phẩm sản xuất và định mức tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm quyết định lượng nguyên vật liệu tiêu hao nên phòng kế toán phải tham gia vào việc xây dựng định mức và xem xét tình hình chấp hành định mức đó. Mặt khác tình hình xuất, nhập, bảo quản vật tư tài chính có thể kiểm tra công tác chuyên môn, ngăn ngừa tình trạng vật tư thiếu hụt, hư hỏng, kém hoặc mất phẩm chất. Đối với giá cả nguyên vật liệu phụ thuộc vào giá mua và cước phí vận chuyển xếp dỡ. Như vậy cần dự đoán những biến động cung cấp vật tư và giá cả tránh tình trạng thiếu hàng cho sản xuất hay phải mua vật tư với giá cao hơn giá thị trường.

- Về quản lý chi phí phân xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp: Phòng kế toán cần kiểm tra các khoản chi phí thực tế phát sinh có phù hợp với dự toán chi phí được lập hay không, và thực tế đòi hỏi hay không. Cần kết hợp với tình thình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh chung của của doanh nghiệp, qua đó ngăn chặn kịp thời tình trạng chi phí quá mức cần thiế, lãng phí kém hiệu quả.

- Về phương pháp tính giá thành: Do đặc thù trong quá trình sản xuất sản phẩm, thành phẩm của giai đoạn trước vừa có thể bán ra ngoài, vừa có thể tiếp tục làm nguyên liệu cho phân xưởng sau nên việc công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn, không có sản phẩm dở dang là hợp lý và hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình quản lý các chi phí phát sinh công ty cần xem xét các định mức cụ thể cho sản phẩm hỏng, phế liệu sau quá trình sản xuất để có thể tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm.

Hiện nay công ty không thực hiện việc đánh gía sản phẩm dở dang cuối kỳ như vậy việc tính giá thành sẽ không ssược chính xác nên em xin kiến

nghị với công ty về vấn đề này để việc tính giá thành sản phẩm chính xác hơn - Việc quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm là một việc phức tạp có liên quan tới nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp, mà trên đây là một số biện pháp nhằm thực hiện công tác đó.

KẾT LUẬN

Trong thời gian thực tập tiếp xúc với thực tế hơn hai tháng tại công ty TNHH ống thép Hòa Phát đã giúp em bổ sung cho mình thêm nhiều kiến thức thực tế, nhiều kinh nghiệm, giúp em có thể làm quen dần với môI trường nghề nghiệp mà sau này mình sẽ làm. Mặc dù đã có sự hướng dẫn của cô giáo và sự giúp đỡ của các cán bộ nhân viên phòng kế toán tại công ty TNHH ống thép Hoà Phát, nhưng do còn yếu về mặt lí luận cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình thực hiện chuyên đề em không khỏi mắc phảI những sai sót về các kỹ năng tập hợp số liệu và phân tích các số liệu đó. Vì thế em mong cô giáo và các chị tại phòng kế toán của công ty sẽ đọc và giúp em chỉnh sửa những lỗi mà em mắc phảI trong quá trình nghiên cứu chuyên đề này. Để em có thể làm tốt và hoàn chỉnh chuyên đè của mình. Em xin chân thành cảm ơn.

Em xin cảm ơn các chị trong phòng kế toán của công ty TNHH ống thép Hoà Phát đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong thời gian em thực tập tại công ty.

Em xin cảm ơn cô Đặng Thị Thức đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ... ... ... ... ... ... ... ...

Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2009

Trưởng phòng kế toán Giám đốc

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tập hợp và phân bổ NVL trực tiếp Sơ đồ 1.2. Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp Sơ đồ 1.3. Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung

Sơ đồ 1.4. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Sơ đồ 1.5. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp

Biểu số2.1.Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 - 2009 Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản lý của công ty TNHH ống thép Hoà Phát

Sơ đồ 2.2. Lập kế hoạch sản xuất Sơ đồ 2.3. Quy trình sản xuất sản phẩm

Sơ đồ 2.4. Bộ máy kế toán công ty TNHH ống thép Hoà Phát Sơ đồ 2.5. Sơ đồ trình tự kế toán máy

Biểu số 2.2. Phiếu xuất kho

Biểu số 2.3. Trích sổ chi tiết TK 6211 Biểu số 2.4. Sổ tổng hợp tài khoản 621

Biểu số 2.5. Bảng chấm công tháng 12 năm 2008 Biểu số 2.6. Trích bảng phân bổ tiền lương và BHXH Biểu số 2.7. Bảng thanh toán lương khối sản xuất Biểu số 2.8. Sổ chi tiết tài khoản 6221

Biểu số 2.9. Sổ tổng hợp tài khoản 622 Biểu số 2.10. Sổ chi tiết tài khoản 62711 Biểu số 2.11. Sổ chi tiết tài khoản 62713 Biểu số 2.12. Sổ chi tiết tài khoản 62714 Biểu số 2.13. Phiếu chi

Biểu số 2.14. Sổ chi iết tài khoản 62717 Biểu số 2.15. Sổ chi tiết tài khoản 6271 Biểu số 2.16. Sổ tổng hợp tài khoản 627

Biểu số 2.17. Sổ chi tiết tài khoản 1541 Biểu số 2.18. Sổ tổng hợp tài khoản 154

Biểu số 2.19. Trích sổ nhật ký chung tháng 12/2009

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng kế toán tài chính học phần 2

2. Giáo trình kế toán tài chính ( học viện tài chính) 3. Chế độ kế toán tài chính quyển 1

3. Chế độ kế toán tài chính quyển 2 4. Các báo cáo chuyên đề khoá trước

5. Các chứng từ, sổ sách thực tế của đơn vị thực tập liên quan tới chuyên đề nghiên cứu

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ... 1

LỜI NÓI ĐẦU ... 3

CHƯƠNG I ... 6

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ... 6

1.1. Những vấn đề chung về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm . 6 1.1.1. Chi phí sản xuất và phân loại sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất ... 6

1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh. ... 6

1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất... 6

1.1.2.Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành ... 10

1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm. ... 10

1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm... 10

1.1.3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. ... 11

1.1.4.Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ... 12

1.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ... 13

1.2.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất ... 13

1.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. ... 14

1.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất ... 15

1.3.1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: ... 15

1.3.1.1. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp. ... 15

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tập hợp và phân bổ NVL trực tiếp: ... 17

Trị giá NVL mua dùng ngay ... 17

1.3.1.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. ... 18

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp ... 20

f. Sổ kế toán sử dụng và trình tự ghi sổ kế toán: ... 20

1.3.1.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. ... 21

Sơ đồ 1.3. Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung ... 24

f. ... Sổ kế toán sử dụng và trình tự ghi sổ kế toán: ... 24

1.3.1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ... 25

Sơ đồ 1.4. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp ... 26

d. ... Sổ kế toán sử dụng và trình tự ghi sổ kế toán: ... 27

1.3.2.Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ . 27 1.3.2.1. Tài khoản sử dụng ... 27

1.3.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí theo phương pháp hàng tồn kho heo phương pháp kê khai định kỳ ... 28

1.3.2.1.Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp. ... 28

1.3.2.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ... 28

1.3.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. ... 28

1.3.2.4. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp ... 28

Sơ đồ1.5. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp ... 29

1.4. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất ... 29

1.4.1.Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng ... 29

1.4.2. Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất ... 30

1.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ... 32

1.5.1. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí NVL trực tiếp.... 32

1.5.2. Đánh giá sản phẩm làm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. ... 33

1.5.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định

Một phần của tài liệu Báo Cáo Thực Tập Kế toán tập hợp chi phí sản xuất CTY TNHH Hoà Phát (Trang 127 - 141)