Về nghiên cứu đánh giá độc lực chủng virus PRRS 02HYcường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo chủng virus PRRS (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome) nhược độc và đánh giá khả năng làm giống phục vụ sản xuất vaccine. (Trang 116 - 118)

Nam chọn làm chủng ứng viên để tạo virus giống gốc PRRS nhược độc

Nghiên cứu tạo được chủng virus PRRS nhược độc sử dụng làm giống gốc chế tạo vaccine PRRS đạt hiệu quả bảo hộ thì việc chọn chủng virus độc lực cao là nội dung công việc đầu tiên cần tiến hành nghiên cứu để đáp ứng các yêu cầu:

- Virus PRRS độc lực có nguồn gốc được phân lập từ lợn mắc PRRS ổ dịch Việt Nam, khi thử độc lực của virus trên lợn gây triệu trứng lâm sàng rõ rệt, thể hiện qua bệnh tích đại thể, vi thể điển hình, đặc trưng của lợn nhiễm PRRS, có hiện tượng virus huyết kéo dài, khả năng kích thích miễn dịch sinh kháng thể ở lợn kháng PRRS cao.

- Virus PRRS thích ứng và phát triển ổn định trên môi trường tế bào dòng Marc 145 khi phân lập và nuôi cấy, đạt hiệu giá virus cao.

lợn mắc PRRS ổ dịch tại Thái Bình và Hưng Yên Việt Nam đã được nghiên cứu đánh giá độc lực và các đặc tính sinh học bằng cách gây nhiễm 02 chủng trên lợn, theo dõi các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp: ốm, sốt cao, bỏ ăn, gần như không tăng cân trong 14 ngày đầu sau gây nhiễm (Bảng 3.1). Bệnh tích tổn thương đại thể, vi thể biểu hiện rõ ở một số cơ quan như: bệnh tích phổ biến, tim, gan, lách, thận, hạch màng treo ruột bệnh tích nặng (Bảng 3.3; Hình 3.1; 3.2). So sánh các tổn thương, bệnh tích cũng tương tự kết quả nghiên cứu của (Lê Văn Năm, 2007; Tiêu Quang An và cs 2011; Done et al., 1996; Feng et al., 2007; Trịnh Đình

Thâu và cs, 2017). Đây là các triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể và vi thể điển hình thể hiện độc lực của các chủng virus PRRS trên lợn.

Tuy nhiên, một tiêu chí quan trọng nữa được sử dụng trong các đánh giá về độc lực virus và hiệu lực vaccine trong nghiên cứu là tình trạng virus huyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện tượng virus trong máu lợn xuất hiện kéo dài đến 21 ngày và chiếm tỉ lệ 100% số lợn thí nghiệm khi gây nhiễm lợn bằng chủng virus PRRS 02HY, tỉ lệ lợn có virus huyết kéo dài đến 21 ngày cao gấp 3 lần chủng virus PRRS 05TB, virus trong máu lợn xuất hiện đến 21 ngày chiếm tỉ lệ 33,3% số lợn thí nghiệm (Bảng 3.4). Như vậy, có thể nói, nếu dựa trên tiêu chí virus huyết thì chủng 02HY là chủng có ưu thế hơn trong việc tuyển chọn làm chủng khởi đầu cho việc nghiên cứu tạo chủng vaccine PRRS nhược độc.

Ngoài ra, tính sinh miễn dịch bảo hộ là một trong những đặc tính quan trọng nhất của chủng virus vaccine. Nghiên cứu thực nghiệm kiểm tra khả năng kích thích sinh miễn dịch tạo kháng thể chống lại virus PRRS bằng phản ứng IPMA đã xác định được chủng virus 02HY có khả năng gây miễn dịch tạo kháng thể kháng virus PRRS trên lợn cao hơn nhiều so với chủng 05TB, hiệu giá kháng thể trung bình chủng 02HY là 1/3.620,386, chủng 05TB là 1/735,17 với liều gây nhiễm như nhau 1ml 104TCID50/lợn (Bảng 3.5). Kết quả nghiên cứu cho thấy chủng virus 02HY có tính kháng nguyên cao nên khả năng kích thích sinh miễn dịch ở lợn cao hơn nhiều so với chủng virus 05TB. Đây là tiêu chí rất quan trọng để lựa chọn chủng virus PRRS làm chủng độc lực để tạo giống gốc.

tạo ra được vaccine có tính an toàn và hiệu lực cao thì tiêu chí về năng suất của chủng virus vaccine được tạo ra trong một môi trường nuôi cấy tế bào có ý nghĩa quan trọng đối với giá thành vaccine. Do đó, tiêu chí lựa chọn khả năng thích nghi và nhân lên của virus trên tế bào Marc 145 cũng rất quan trọng, đánh giá thông qua độ biến động về trị số TCID50, cũng từ đó xác định được thời điểm thu virus thích hợp nhất là thời điểm virus có hiệu giá virus cao nhất. Kết quả (Bảng 3.6; Hình 3.3) nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của chủng virus PRRS 02HY cường độc sau gây nhiễm 24 giờ virus bắt đầu quá trình sinh trưởng, hàm lượng virus phát triển tăng dần theo thời gian nhiễm và đạt cao nhất từ 80-96 giờ sau nhiễm là 106.43TCID50/ml đến 106.63TCID50/ml. Đây là thời điểm thu hoạch virus tốt nhất và hiệu giá virus ổn định nhất. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của (Feng et al., 2007; Nguyễn Bá Hiên và cs 2013; Lê Thị Toan và cs 2016; Phạm Văn Sơn và cs 2017).

Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên có thể thấy chủng virus PRRS 02HY cường độc có đầy đủ các đặc tính nổi trội đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu tiếp theo để phát triển thành chủng virus vaccine PRRS, gồm:

1) Là chủng virus lưu hành tại Việt Nam, gây bệnh thực nghiệm trên lợn đặc trưng với triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể, vi thể điển hình, virus huyết kéo dài;

2) Tính kháng nguyên cao, kích thích miễn dịch sinh kháng thể cao trên lợn; 3) Phát triển ổn định thích ứng trên môi trường tế bào dòng Marc 145.

Như vậy, có thể kết luận: Chủng virus 02HY cường độc đảm bảo các tiêu chí làm ứng viên để tạo giống gốc nhược độc cho chế tạo vaccine PRRS.

4.2. Về nghiên cứu tạo chủng virus PRRS nhược độc bằng cấy truyền liên tiếp trên môi trường tế bào Marc 145

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo chủng virus PRRS (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome) nhược độc và đánh giá khả năng làm giống phục vụ sản xuất vaccine. (Trang 116 - 118)