Mỗi cá nhân khác nhau thì sẽ có những nhu cầu khác nhau về vật chất và tinh thần, có ngƣời đặt yếu tố tiền lƣơng - thƣởng là quan trọng nhất khi họ tham gia vào tổ chức nhƣng cũng có ngƣời lại cho rằng khẳng định mình mới là quan trọng do đó ngƣời lãnh đạo quản lý cần phải nắm bắt, tiếp cận để có biện pháp tác động vào những yếu tố đó sẽ thành công trong việc kích thích họ làm việc, cống hiến tiến tới đạt mục tiêu của tổ chức, đây là mục đích cuối cùng và quan trọng nhất.
Mục tiêu của cá nhân phải trên cơ sở mục tiêu của tổ chức, nếu tổ chức có những mục tiêu rõ ràng thì các cá nhân sẽ có động lực và đích phấn đấu cụ thể, chủ động tìm cách đạt đƣợc mục tiêu đó. Tuy nhiên, nếu mục tiêu quá cao hoặc quá thấp chỉ mang tính hình thức, không thể thực hiện đƣợc sẽ gây tâm lý chán nản và sẽ mất đi động lực làm việc vì vậy cần phải căn cứ vào mục tiêu của tổ chức, vào năng lực công tác để cụ thể hóa thành mục tiêu cho từng cá nhân. Do đó, trong quá trình xây dựng mục tiêu cho cấp dƣới, nhà quản lý cần trao đổi, tham khảo ý kiến của công chức bởi họ là ngƣời hiểu rõ nhất mục tiêu nào có thể đem lại hiệu quả chung cho công việc, họ hiểu đƣợc mình có khả năng đạt đƣợc mục tiêu đó hay không. Có nhƣ vậy, mới sẵn sàng thực hiện mục tiêu đã đƣợc đề ra, không cảm thấy bị áp đặt và làm việc hiệu quả nhất, bên cạnh đó nhà quản lý cần phải thƣờng xuyên kiểm soát quá trình thực hiện mục tiêu đề ra và thực hiện điều chỉnh khi cần thiết.
Học thuyết nhu cầu của Maslow đã chỉ ra rằng, nhu cầu của con ngƣời đƣợc chi thành 5 mức độ và tăng dần theo hình bậc thang, khi các nhu cầu bậc thấp (sinh lý, an
toàn, xã hội) đƣợc đáp ứng thì ngƣời lao động sẽ có có nhu cầu bậc cao (đƣợc tôn trọng, tự hoàn thiện, khẳng định bản thân) vì vậy nhà quản lý cần vận dụng học thuyết nhu cầu của Maslow để đáp ứng đúng nhu cầu của từng cá nhân trong tổ chức, khuyến khích họ nỗ lực làm việc, cống hiến đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.
Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu của công chức không ngừng đƣợc cải thiện và nâng cao cả nhu cầu vật chất lẫn nhu cầu tinh thần vì vậy nhà quản lý cần có phƣơng pháp, cách thức kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố này. Thông qua việc xác định hệ thống các nhu cầu, nhà quản lý sử dụng các biện pháp kích thích tài chính hoặc phi tài chính đảm bảo phù hợp, thích ứng nhằm tạo động lực làm việc cho công chức. Việc xác định các nhu cầu của công chức có thể thông qua phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi hoặc thông qua phƣơng pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp,... sau đó phân loại nhu cầu theo các nhóm đối tƣợng từ đó có thể thiết kế các biện pháp phù hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu của từng nhóm công chức và phù hợp với tình hình thực tế của tổ chức.