THƢ HẸN KIỂM TOÁN

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán căn bản: Phần 2 - ThS. Nguyễn Thị Chinh Lam (Trang 25 - 28)

Lập kế hoạch

THƢ HẸN KIỂM TOÁN

công ty mẹ (công ty chính) đồng thời cũng là kiểm toán viên của các công ty con (các chi nhánh) đơn vị phụ thuộc thì phải cân nhắc các yếu tố sau đây trong việc quyết định có gửi thƣ hẹn riêng cho từng đơn vị hay không?

+ Ai chỉ định kiểm toán viên cho đơn vị thành viên?

+ Có lập báo cáo kiểm toán theo từng đơn vị thành viên hay không? + Những yêu cầu về quản lý là gì?

+ Phạm vi công việc các kiểm toán viên khác đã làm + Mức độ chi phối của công ty mẹ.

Dƣới đây là mẫu về thƣ hẹn kiểm toán, mẫu này có thể thay đổi phù hợp với từng trƣờng hợp kiểm toán cụ thể xem mẫu sau:

THƢ HẸN KIỂM TOÁN

Kính gửi: Ngài giám đốc Công ty VIC.

Quí ông có yêu cầu chúng tôi kiểm toán báo cáo tài chính năm... chúng tôi vui lòng xác nhận lời chấp nhận của chúng tôi bằng thƣ hẹn này.

Côngviệc kiểm toán kiểm toán của chúng tôi sẽ đƣợc thực hiện phù hợp với các văn bản pháp lý đang áp dụng ở ...và phù hợp với ý kiến nhận xét độc lập khách quan của chúng tôi về báo cáo tài chính.

Việc lập báo cáo tài chính rõ ràng đầy đủ là trách nhiệm của các nhà quản lý doanh nghiệp, bao gồm cả việc lƣu giữ các ghi chép kế toán có liên quan và qui chế kiểm kiểm soát nội bộ, sự lựa chọn và áp dụng các chế độ kế toán và bảo đảm an toàn cho các tài sản của công ty.

Trong quá trình kiểm toán chúng tôi sẽ tiến hành thử nghiệm để đảm bảo vững chắc về các thông tin trong các ghi chép kế toán chủ yếu và các nguồn số liệu khác làm cơ sở cho việc lập báo cáo tài chính. Xác định xem các thông tin có đƣợc truyền đạt lại chính xác trong báo cáo tài chính hay không. Khi cần thiết chúng tôi sẽ yêu cầu xác nhận của các nhà quản lý để giải trình các vấn đề có liên quan.

Vì bản chất của việc kiểm toán và các hạn chế vốn có của kiểm toán cùng với bất cứ hệ thống kiểm soát nội bộ nào, nên sẽ có thể có những rủi ro không tránh đƣợc, hoặc một số tài liệu giải trình sai vẫn chƣa đƣợc phát hiện ra.

Chương 4: Trình tự các bước kiểm toán

Cùng với báo cáo kiểm toán, chúng tôi có thể sẽ có thƣ riêng nói rõ về những thiếu sót của hệ thống kiểm toán nội bộ nếu có.

Chúng tôi mong đƣợc sự cộng tác chặt chẽ với bộ máy quản lý của công ty và tin tƣởng rằng mọi yêu cầu của chúng tôi về các ghi chép, chứng từ và các thông tin khác liên quan đến kiểm toán sẽ đƣợc công ty cung cấp đầy đủ và giải thích rõ ràng.

Giám đốc công ty Kiểm toán AASC

Ký tên đóng dấu

Thƣ hẹn kiểm toán có thể thay thế bằng hình thức công văn chấp nhận kiểm toán với nội dung tƣơng tự.

Xem mẫu một công văn chấp nhận kiểm toán của công ty kiểm toán AASC theo mẫu sau.

Công ty kiểm toán AASC Hà Nội, ngày...tháng...năm... Số: ...

Kính gửi: ông giám đốc công ty VIC...

Công ty kiểm toán AASC đã nhận đƣợc công văn số... ngày... của quí công ty đề nghị giúp việc kiểm toán báo cáo tài chính năm ... chúng tôi xin trả lời nhƣ sau:

1. Công ty kiểm toán AASC chấp nhận đề nghị của quí công, sẽ tiến hành công việc kiểm toán báo cáo tài chính năm...của công ty.

2. Đề nghị quí công ty chuẩn bị toàn bộ chứng từ sổ kế toán và báo cáo kế toán năm...và cử cán bộ kế toán có liên quan để cùng làm việc từ ngày...

3. Lệ phí dịch vụ sẽ tính toán và thoả thuận trên cơ sở nội dung công việc và thời gian thực tế làm việc.

Hân hạnh đƣợc phục vụ quí công ty. Địa chỉ ...Giám đốc Điện thoại...

Giám đốc công ty AASC

Ký tên đóng dấu

Cùng với việc gửi thƣ hẹn kiểm toán (hoặc công văn chấp nhận kiểm toán) công ty kiểm toán cử kiểm toán viên để làm kiểm toán. Tuỳ theo sự hiểu biết sơ bộ về doanh nghiệp và nội dung, yêu cầu kiểm toán đã thoả thuận để có một hoặc một số kiểm toán viên chịu trách nhiệm kiểm toán, trong đó phải có một ngƣời đƣợc giao trách nhiệm kiểm toán viên chính. Việc cử kiểm toán viên cần chú ý.

Chương 4: Trình tự các bước kiểm toán

- Kiểm toán viên phải là ngƣời không có quan hệ về kinh tế với doanh nghiệp.

- Kiểm toán viên phải là ngƣời không có quan hệ họ hàng ruột thịt với một trong những ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp

Sau khi đã cử kiểm toán viên, công ty kiểm toán và kiểm toán viên chính cùng với đại diện của khách hàng phải ký kết hợp đồng kiểm toán.

Hợp đồng kiểm toán là văn bản pháp lý quy định những thoả thuận giữa kiểm toán viên chính với khách hàng về nội dung, yêu cầu, các điều kiện thực thi kiểm toán và trách nhiệm pháp lý của mỗi bên.

Hợp đồng kiểm toán phải gồm các nội dung chủ yếu sau: + Số hợp đồng, ngày tháng và địa điểm ký hợp đồng. + Các căn cứ để ký kết hợp đồng.

+ Các văn bản pháp lý về hợp đồng kinh tế - Thƣ mời kiểm toán.

- Thƣ hẹn kiểm toán.

+ Tên địa chỉ của khách hàng (bên mời làm kiểm toán), tên chức vụ ngƣời đại diện, số liệu tài khoản tại ngân hàng.

+ Các nội dung cần thoả thuận.

- Nội dung dịch vụ nhận làm kiểm toán

- Những nguyên tắc cơ bản phải tuân trong quá trình thực hiện dịch vụ kiểm toán. Thƣờng nêu rõ các nguyên tắc: độc lập, khách quan, trung thực, bí mật số liệu , các thông lệ, chuẩn mực quốc tế hoặc quốc tế hoặc quốc gia phải tuân theo.

+ Trách nhiệm của bên nhận làm dịch vụ kiểm toán, thực hiện đúng yêu cầu, đúng nguyên tắc, đúng thời hạn...

+ Trách nhiệm của bên mời kiểm toán. - Cung cấp tài liệu thông tin.

- Báo cáo giải trình cho kiểm toán viên. - Cử ngƣời cộng tác

- Bảo đảm điều kiện làm việc.

- Thời gian bắt đầu và kết thúc công việc.

- Phí kiểm toán, phƣơng thức và thời hạn thanh toán. - Việc xử lý pháp sinh nếu có.

+ Họ tên, chức danh và chữ ký của ngƣời đại diện mỗi bên và đóng dấu.

Hợp đồng kiểm toán phải lập 2 bản, nếu cần phải lập bằng tiếng nƣớc ngoài thì cũng phải lập 2 bản có giá trị nhƣ nhau, mỗi bên giữ một bản dể theo dõi việc thực hiện.

Chương 4: Trình tự các bước kiểm toán

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán căn bản: Phần 2 - ThS. Nguyễn Thị Chinh Lam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)