Chữ ký và đóng dấu

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán căn bản: Phần 2 - ThS. Nguyễn Thị Chinh Lam (Trang 42 - 45)

Báo cáo kiểm toán phải ký rõ tên của kiểm toán viên đã đăng ký hành nghề kiểm toán, đồng thời ký rõ tên của Giám đốc (hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền) của công ty (hoặc chi nhánh công ty) chịu trách nhiệm phát hành báo cáo kiểm toán. Dƣới mỗi chữ ký phải ghi rõ họ và tên , số hiệu giấy đăng ký hành nghề kiểm toán. Trên chữ ký của giám đốc và giữa các trang phải đóng dấu và dấu giáp lai.

Trƣờng hợp có từ hai công ty kiểm toán cùng thực hiện một cuộc kiểm toán thì thủ tục phải đƣợc ký giữa hai giám đốc các công ty nhƣ trên, kiểm toán viên không phải ký báo cáo kiểm toán.

Có thể tham khảo các mẫu báo cáo kiểm toán sau:

Mẫu 1: Áp dụng trong trƣờng hợp 1 công ty kiểm toán Địa chỉ, điện thoại, fax...

Số: ... /20x2

BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Kính gửi: [Ngƣời nhận báo cáo kiểm toán]

Chúng tôi đã kiểm toán báo cáo tài chính kèm theo của Công ty ABC, được lập ngày..., từ trang...đến trang...., bao gồm Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/20x1, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (nếu có), Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày và Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Chương 4: Trình tự các bước kiểm toán

tài chính của Công ty theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.

Trách nhiệm của Kiểm toán viên

Trách nhiệm của chúng tôi là đƣa ra ý kiến về báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt đƣợc sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính của Công ty có còn sai sót trọng yếu hay không.

Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về các số liệu và thuyết minh trên báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm toán đƣợc lựa chọn dựa trên xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hoặc nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá các rủi ro này, kiểm toán viên đã xem xét kiểm soát nội bộ của Công ty liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đƣa ra ý kiến về hiệu quả của kiểm soát nội bộ của Công ty. Công việc kiểm toán cũng bao gồm đánh giá tính thích hợp của các chính sách kế toán đƣợc áp dụng và tính hợp lý của các ƣớc tính kế toán của Ban Giám đốc cũng nhƣ đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo tài chính.

Chúng tôi tin tƣởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập đƣợc là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán của chúng tôi.

Ý kiến của Kiểm toán viên

Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại ngày 31/12/20x1, cũng nhƣ kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lƣu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

[(Hà Nội), ngày...tháng...năm...]

Công ty kiểm toán XYZ

Tổng Giám đốc

(Họ và tên, chữ ký, đóng dấu)

Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán:… Kiểm toán viên

Mẫu 2: Áp dụng trong trƣờng hợp 2 công ty kiểm toán liên doanh kiểm toán 1 đơn vị khách thể

Kiểm toán viên

(Họ và tên, chữ ký)

Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán:…

Công ty kiểm toán XYZ Địa chỉ, điện thoại, fax...

Công ty kiểm toán DEF Địa chỉ, điện thoại, fax...

Chương 4: Trình tự các bước kiểm toán

Số: ... /20x2

BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Kính gửi: [Ngƣời nhận báo cáo kiểm toán]

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

Chúng tôi (Công ty kiểm toán XYZ và Công ty kiểm toán DEF) đã kiểm toán báo cáo tài chính kèm theo của Công ty ABC, được lập ngày..., từ trang...đến trang...., bao gồm Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/20x1, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (nếu có), Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày và Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Trách nhiệm của Ban Giám đốc

Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính của Công ty theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.

Trách nhiệm của Kiểm toán viên

Trách nhiệm của chúng tôi là đƣa ra ý kiến về báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt đƣợc sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính của Công ty có còn sai sót trọng yếu hay không.

Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về các số liệu và thuyết minh trên báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm toán đƣợc lựa chọn dựa trên xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hoặc nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá các rủi ro này, kiểm toán viên đã xem xét kiểm soát nội bộ của Công ty liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đƣa ra ý kiến về hiệu quả của kiểm soát nội bộ của Công ty. Công việc kiểm toán cũng bao gồm đánh giá tính thích hợp của các chính sách kế toán đƣợc áp dụng và tính hợp lý của các ƣớc tính kế toán của Ban Giám đốc cũng nhƣ đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo tài chính.

Chúng tôi tin tƣởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập đƣợc là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán của chúng tôi.

Ý kiến của Kiểm toán viên

Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại ngày 31/12/20x1, cũng nhƣ kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lƣu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Chương 4: Trình tự các bước kiểm toán

[Hình thức và nội dung của mục này trong báo cáo kiểm toán sẽ thay đổi tùy thuộc vào trách nhiệm báo cáo khác của kiểm toán viên.]

[(Hà Nội), ngày...tháng...năm...]

Công ty kiểm toán XYZ Công ty kiểm toán DEF

Tổng Giám đốc

(Họ và tên, chữ ký, đóng dấu)

Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán:…

Kiểm toán viên

(Họ và tên, chữ ký) Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán:… Tổng Giám đốc (Họ và tên, chữ ký, đóng dấu) Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán:…

Kiểm toán viên

(Họ và tên,

chữ ký)

Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán:…

4.3.2. Các loại báo cáo kiểm toán

Để hình thành các ý kiến nhận xét của kiểm toán viên trong báo cáo kiểm toán, các kiểm toán viên phải soát xét đánh giá các kết luận rút ra từ các bằng chứng đã thu thập đƣợc để hình thành các kết luận toàn diện về các khía cạnh sau:

a, Các báo cáo tài chính lập ra có phù hợp với các thông lệ, nguyên tắc và chuẩn mực kế toán hay không.

b, Thông tin tài chính có phù hợp với quy định hiện hành và luật pháp hay không. c, Toàn cảnh các thông tin tài chính của doanh nghiệp có nhất quán với các hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không

d, Các thông tin tài chính có thể hiện thoả đáng mọi vấn đề trọng yếu và có đảm bảo trung thực hợp lý không.

Báo cáo kiểm toán sẽ thể hiện chi tiết, rõ ràng ý kiến của kiểm toán viên, về các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Tuỳ thuộc kết quả từng cuộc kiểm toán cụ thể. Có 4 loại báo cáo kiểm toán nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán căn bản: Phần 2 - ThS. Nguyễn Thị Chinh Lam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)