Chuyên gia là những cá nhân hoặc một nhóm ngƣời có kỹ năng kiến thức chuyên môn sâu và kinh nghiệm nghề nghiệp, đƣợc hành nghề hợp pháp và các lĩnh vực chuyên môn nào đó ngoài lĩnh vực kế toán và kiểm toán.
Để có căn cứ chắc chắn cho nhận xét, đánh giá của mình đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp, trong những trƣờng hợp cần có hiểu biết chuyên môn đặc biệt, kiểm toán viên cần có ý kiến xác định của các chuyên gia về chuyên môn đó. Thí dụ cần thẩm định giá các tác phẩm nghệ thuật, các đồ cổ, các loại đá quý, đánh giá trữ lƣợng khoáng sản, các loại thiết bị kỹ thuật cao.v.v.
Khi đã có ý định sử dụng tƣ liệu của chuyên gia làm bằng chứng kiểm toán thì kiểm toán viên cần phải có những hiểu biết nhất định đối với chuyên gia đó về các mặt.
Chương 5: Tổ chức kiểm toán
- Bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm và uy tín nghề nghiệp, giấy phép hành nghề. - Các sự việc điển hình chuyên gia đã thực hiện hoặc các tƣ liệu của chuyên gia đã xử lý.
- Mối quan hệ của chuyên gia với doanh nghiệp đang kiểm toán và tính khách quan của các kết luận do chuyên gia cung cấp.
Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên đã có ý định sử dụng tƣ liệu của chuyên gia thì cần phải thảo luận kỹ và truyền đạt cho chuyên gia các phần việc mà chuyên gia sẽ làm.
Trong những điều kiện nhất định, kiểm toán viên yêu cầu bằng chứng kiểm toán về các ý kiến của chuyên gia sau khi chuyên gia đã hoàn tất công việc của mình. Thí dụ: Khi kiểm toán viên yêu cầu chuyên gia thống kê cung cấp các thông tin có nhận định của chuyên gia về quỹ dự phòng lƣơng hƣu của doanh nghiệp. Tài liệu này chuyên gia đã hoàn tất và và doanh nghiệp đã xác nhận, kiểm toán viên phải khẳng định rằng nội dung ý kiến của chuyên gia là thích hợp và đƣợc bao gồm trong ý kiến mà kiểm toán viên đã truyền đạt cho chuyên gia.
Kiểm toán viên phải cân nhắc xem nguồn tƣ liệu mà các chuyên gia sử dụng có thích hợp với hoàn cảnh cụ thể không. Các thủ pháp để xem xét là:
- Hỏi trực tiếp chuyên gia để chuyên gia tự khẳng định xem nguồn tƣ liệu có đầy đủ, hợp pháp và đáng tin cậy không.
- Kiểm tra lại các tƣ liệu mà doanh nghiệp đã cung cấp cho chuyên gia để khẳng định chắc chắn những tài liệu đó là xác đáng.
Kiểm toán viên không có nghiệp vụ chuyên môn nhƣ chuyên gia, nên không can thiệp quá sâu vào các quan niệm và các phƣơng pháp của chuyên gia. Tuy nhiên kiểm toán viên phải hiểu đƣợc các quan niệm và các phƣơng pháp này để khẳng định rằng các quan niệm và các phƣơng pháp đó là hợp lý, nhất quán với hiểu biết của kiểm toán viên về đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ kết quả của các thủ pháp kiểm toán đã thực thi.
Nếu các tƣ liệu của chuyên gia không chứng minh đƣợc các giải trình có liên quan trong các thông tin tài chính thì kiểm toán viên phải khắc phục bằng cách thảo luận trực tiếp với chuyên gia và các nhà quản lý doanh nghiệp để áp dụng các thủ pháp bổ sung, kể cả có thể tìm chuyên gia khác để trợ giúp khắc phục sự chƣa nhất quán này.
Trƣờng hợp sau khi thực hiện các thủ pháp bổ sung vẫn đi đến kết luận:
+ Tƣ liệu của các chuyên gia là thiếu nhất quán với các thông tin trong các báo cáo tài chính hoặc.
+ Tƣ liệu của các chuyên gia không đƣợc tạo đƣợc bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp.
+ Khi đó kiểm toán viên sẽ lập báo cáo kiểm toán loại chấp nhận từng phần, ý kiến từ bỏ hay ý kiến trái ngƣợc nhau sao cho thích hợp với thực tế.
Khi lập báo cáo kiểm toán hoặc chấp nhận toàn bộ, kiểm toán viên không nên dẫn chứng tƣ liệu của chuyên gia, vì nhƣ vậy có thể bị hiểu lầm là kiểm toán viên dè dặt hoặc có ý
Chương 5: Tổ chức kiểm toán
gia, nếu chuyên gia từ chối mà kiểm toán viên lại cho là cần thiết thì có thể xin ý kiến các cơ quan tƣ vấn pháp lý. Trong mọi trƣờng hợp ý kiến kết luận của chuyên gia đều phải ghi thành văn bản và lƣu trong hồ sơ kiểm toán.