lược Lập kế hoạch chi tiết Các chương trình kiểm toán
Chương 4: Trình tự các bước kiểm toán
Nhiệm vụ, chức năng chủ yếu của doanh nghiệp - Quy mô phạm vi hoạt động kinh doanh
- Quá trình thành lập, điều kiện, khả năng hiện tại và tƣơng lai phát triển của doanh nghiệp.
- Tổ chức sản xuất và những quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh chủ yếu và các rủi ro tiềm tàng.
- Tình trạng tài chính và các mối quan hệ kinh tế chủ yếu của khách hàng.
- Tổ chức quản lý kinh doanh, trình độ năng lực của những ngƣời điều hành chính của doanh nghiệp.
- Tổ chức công việc, bộ máy kế toán thống kế tài chính. - Tổ chức kiểm toán nộ bộ
- Những thuận lợi khó khăn chủ yếu trong sản xuất kinh doanh, trong quản lý và kế toán.
Sự hiểu biết về đặc thù kinh doanh của khách hàng sẽ giúp cho kiểm toán viên xác định đƣợc các sự kiện, các nghiệp vụ có ảnh hƣởng nhiều đến thông tin tài chính. kiểm toán viên có thể thu thập các thông tin này từ các nguồn:
+ Báo cáo hàng năm trƣớc cổ đông của các doanh nghiệp
+ Các biên bản họp hội nghị cổ đông, hội nghị ban giám đốc và các hội nghị quan trọng khác.
+ Các báo cáo tài chính nội bộ năm nay và năm trƣớc.
+ Các ghi chép kiểm toán của năm trƣớc và các tài liệu liên quan khác
+ Những thông tin về vấn đề có ảnh hƣởng đến kiểm toán do các cán bộ có trách nhiệm của các đơn vị có liên quan với doanh nghiệp cung cấp
+ Thảo luận trực tiếp với các nhà quản lý và các cán bộ nghiệp vụ của doanh nghiệp. + Các quy định nộ bộ của doanh nghiệp
+ Các sổ nhật ký kinh doanh, các tạp chí chuyên ngành
+ Các cơ chế chính sách và tình hình kinh tế xã hội, ảnh hƣởng của nó đến hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Khi xem xét các ghi chép kiểm toán năm trƣớc và các tài liệu liên quan khác, kiểm toán viên đặc biệt chú ý đến các vấn đề nghi vấn năm trƣớc xem chúng còn tái hiện trong năm đang thực hiện kiểm toán hay không.
Các vấn đề kiểm toán viên có thể thảo luận trực tiếp với các nhà quản lý doanh nghiệp và các cán bộ nghiệp vụ của doanh nghiệp là:
+ Những sự thay đổi về quản lý, cơ cấu tổ chức hoạt động của doanh nghiệp . + Những cơ chế chính sách hiện hành có ảnh hƣởng đến doanh nghiệp + Những khó khăn vƣớng mắc về tài chính hiện nay và những xu hƣớng mới
Chương 4: Trình tự các bước kiểm toán
+ Những thay đổi hiện tại và sắp tới về kỹ thuật, kiểu dáng sản phẩm, loại hình dịch vụ...
+ Những thay đổi về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ + Những điều kiện thuận lợi đã qua và sắp tới.
Những hiểu biết về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng không chỉ có lợi ích chi việc xây dựng kế hoạch kiểm toán, mà còn giúp kiểm toán viên nhanh chóng xác định đƣợc những điểm trọng tâm cần chú ý đặc biệt khi làm kiểm toán cũng nhƣ khi đánh giá hợp lý những thông tin tài chính và giải trình của các nhà quản lý.
Trên cơ sở các thông tin đã thu thập đƣợc, kiểm toán viên tiến hành phân tích đánh giá và đƣa ra kế hoạch kiểm toán cho doanh nghiệp, quyết định các đơn vị, các bộ phận cần đƣợc kiểm toán, xác định kế hoạch sơ khởi cho các bộ phận đƣợc kiểm toán và những quyết định đối với từng phần việc kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán bao gồm các phần:
- Đánh giá tổng thể và thông tin về công việc kinh doanh của khách hàng + Những phạm vi tìm hiểu.
+ Kinh doanh và các rủi ro tiềm tàng + Môi trƣờng và hệ thống thông tin + Môi trƣờng kiểm soát
+ Các chế độ kế toán
+ Các mục tiêu phục vụ khách hàng
+ Đƣa ra quyết định để lập kế hoạch cho các bộ phận + Các thông tin khác.
Sơ đồ 4.2: Sơ đồ xây dựng kế hoạch chiến lƣợc kiểm toán