Kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 118 - 121)

- Kết quả đạt được về thực tiễn

3.3.1.Kết quả đạt đƣợc

1 Nâng cao năng lực Bộ Giáo dục Bộ Thông 205 Quy định tại đào tạo về CNTTvà Đào tạo; 8tin và Điểm a Khoản

3.3.1.Kết quả đạt đƣợc

- Qua thực trạng cho thấy bước đầu đã thực hiện được một số mục tiêu cơ bản về NL đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành CN NDS. Mục tiêu của

hoạch phát triển NL của ngành đến năm 2020 là đảm bảo về số lượng và chất lượng để hồn thành nhiệm vụ xây dựng cơng nghiệp CNTT đặc biệt là CN NDS trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Từ khi ra đời năm 2008, tính đến năm 2018 số lượng NL ngành CN NDS đã liên tục được gia tăng (từ 33.000 người năm 2008 lên 57.000 năm 2018), với tốc độ tăng trưởng trung bình là 6,6%/năm (bảng 3.4).

Chất lượng NL năm 2018 đã có sự tiến bộ hơn hẳn so với năm 2008, nhất là yếu tố trí lực của người lao động với số người có trình độ học vấn đại học, cao đẳng và trên đại học năm sau nhiều hơn năm trước. Trong đó, số có trình độ đại học đã từ 24.750 người năm 2008, tăng lên đạt mức 48.122 người năm 2018, tốc độ tăng trưởng trung bình là 8,6%/năm; tốc độ tăng trưởng NL có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là 5,6% (bảng 3.5). Trình độ chun mơn kỹ thuật của người lao động ngày càng được nâng lên. Năm 2018, số người có chun mơn kỹ thuật từ trình độ cơng nhân kỹ thuật đến đại học và sau đại học của toàn ngành là 56.759 người, chiếm 99,6% tổng lực lượng lao động toàn ngành, chỉ cịn 0,3% số người là lao động phổ thơng (hình 3.6). Trình độ ngoại ngữ, nhất là trình độ tiếng Anh và trình độ tin học của người lao động đã cơ bản đáp ứng được u cầu cơng việc. Nhìn chung, NL trong ngành CN NDS ngày càng hoạt động có kỹ năng và có tính chun nghiệp hơn, mức độ liên thơng trong giao tiếp với các đối tác nước ngoài tốt hơn (bảng 3.6).

Cơ cấu NL đã được phân bố tương đối hợp lý và đã có sự dịch chuyển theo hướng ngày càng tiến bộ cả về trình độ chun mơn kỹ thuật, ngành lĩnh vực công việc, tỉ lệ NL làm việc trong các lĩnh vực CN sáng tạo và giải pháp phần mềm đã có chiều hướng tăng lên (hình 3.7).

- Đã đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển NL. Bên cạnh những kết quả về đảm bảo mục tiêu NL của ngành về số lượng, chất

lượng và cơ cấu, những thành quả đạt được trong phát triển NL của ngành ở cả tầm vĩ mô và vi mô trong giai đoạn 2008-2018 cũng đáng được ghi nhận. Đã có nhiều chính sách, giải pháp và mơ hình tổ chức thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển NL của ngành CN NDS được quan tâm. Nổi bật là các giải pháp nâng cao năng lực, trình độ người lao động thơng qua các hình thức kết hợp giữa sử dụng và đào tạo NL, kích thích lợi ích vật chất, tinh thần và thăng tiến tạo động lực để người lao động n tâm, gắn bó và làm việc hết mình vì sự phát triển của ngành.

- Đóng góp của NL vào sự phát triển của ngành CN NDS đáng được ghi nhận. Những kết quả đạt được về NL đã đóng góp rất quan trọng vào giá

trị sản lượng, thúc đẩy xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển của ngành trong giai đoạn 2008-2018. Theo số liệu của Bộ TT&TT, năm 2008, doanh thu NDS đạt 440 triệu USD và doanh thu từ xuất khẩu NDS

đạt 263 triệu USD; năm 2018, các số liệu tương tự là 895 triệu USD và 775 triệu USD. Tăng trưởng doanh thu bình quân đạt 9,4% năm và tăng trưởng xuất khẩu đạt 17,7% năm và mức tăng trưởng trung bình về NL trong giai đoạn này là 6,6%/năm. Với các điều kiện khác khơng đổi, thì tăng trưởng NL là điều kiện cho tăng trưởng kinh tế của ngành trong giai đoạn 2008-2018. Nhiều đánh giá của ngành cũng đã xác định kết quả như vậy. Đội ngũ NL ngành CN NDS ngày càng khẳng định vị trí và vai trị quan trong, là đội qn tiên phong trong việc đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước về mục tiêu số hoá mọi ngành, mọi lĩnh vực là yếu tố quan trọng nhất để tăng năng suất lao động, tốc độ tăng trưởng, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, hướng tới mục tiêu chuyển đổi số với ba chủ thể là chính phủ số, kinh tế số và công dân số và sáu trụ cột là hạ tầng kết nối, dữ liệu, công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông, thương mại điện tử, nguồn NL và an tồn an ninh thơng tin đã được Đảng và Nhà nước xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 [16].

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 118 - 121)