- Kết quả đạt được về thực tiễn
1 Nâng cao năng lực Bộ Giáo dục Bộ Thông 205 Quy định tại đào tạo về CNTTvà Đào tạo; 8tin và Điểm a Khoản
3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Các hạn chế nêu trên do tác động của nhiều nguyên nhân cả bên trong và bên ngoài ngành CN NDS. Các ngun nhân bên ngồi như mơi trường kinh tế và xã hội bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ ổn định của chính sách kinh tế, của tiền tệ và giá cả, mức độ đạt được của trật tự, an tồn xã hội, văn hố, quy mô dân số và thị trường lao động... của nước ta trong thời gian qua đã có những tác động nhất định tới những hạn chế về NL ngành CN NDS. Trong đó, tác động trực tiếp nhất đến những hạn chế nêu trên là năng lực cung ứng NL của các cơ sở đào tạo trong nước và tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt do những cơn khát NL của các DN NDS trên thế giới. Các nguyên nhân bên trong có tác động mạnh mẽ nhất gây ra những hạn chế nêu trên. Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân chủ yếu.
Thứ nhất, năng lực hoạch định, chính sách thu hút, sử dụng và phát triển NL NDS của ngành còn thiếu và yếu. Tuy ngành CN NDS đã bắt đầu
hình thành vào những năm 2004 - 2005 khi có sự xuất hiện và bùng nổ của các NDS cho điện thoại di động như nhạc chuông, nhạc chờ, tin nhắn hình
ảnh và sự xuất hiện các trị chơi trực tuyến trên mạng Internet và đã được Đảng và Nhà nước coi đó là một ngành kinh tế mới, có nhiều tiềm năng phát triển, đem lại giá trị gia tăng cao, nhưng đến nay vẫn chưa có chiến lược và kế hoạch tồn diện để phát triển ngành CN này. Các giải pháp chính sách thu hút, sử dụng và phát triển NL để phát triển ngành CN NDS vẫn dựa trên các giải pháp chung trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và hai chiến lược của ngành gồm “Chiến lược phát triển CNTT&TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” ban hành năm 2005 và “Định hướng Chiến lược phát triển CNTT&TT Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020” ban hành năm 2007. Do thiếu dự báo và quy hoạch, nên ngành CN NDS chưa chủ động trong sản xuất các sản phẩm có tính cạnh tranh. Theo đó, nhu cầu về NL vẫn chưa được xác định. Vẫn đang thiếu quy hoạch tổng thể và giải pháp chiến lược để có tầm nhìn dài hạn và kế hoạch ngắn hạn nhằm chủ động thu hút, sử dụng và phát triển NL cho ngành kinh tế mới và có rất nhiều triển vọng này.
Thứ hai, hành lang pháp lý về ngành CN NDS chưa rõ ràng. Mặc dù
khái niệm về NDS và ngành CN NDS đã được quy định tại Luật công nghệ thông tin năm 2006 cũng như một số văn bản hướng dẫn luật, nhưng những khái niệm cơ bản của lĩnh vực này vẫn không được bổ sung để theo kịp sự phát triển nhanh chóng của ngành trong dài hạn. Việc thiếu những khái niệm cơ bản đã làm ảnh hưởng đến quản lý, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất và phân phối các sản phẩm NDS. Ví dụ, trong khoản 2, Điều 10 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP có quy định thế nào là sản phẩm NDS, thế nhưng mới chỉ là các quy định chỉ mang tính chất khung, thể hiện nhóm sản phẩm chính chưa được phân loại cụ thể. Do ngành CN NDS phát triển rất nhanh, nên thị trường sản phẩm NDS đã có nhiều thay đổi kể từ năm 2007 với sự xuất hiện nhiều sản phẩm mới trên thị trường không thuộc phạm trù đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Bởi
vậy, một số doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm loại này đã không thể tiếp cận được những ưu đãi mà Nhà nước hỗ trợ. Đến nay vẫn chưa có khái niệm chính xác về hạ tầng CN NDS, các tiêu chí chi tiết cho dịch vụ hạ tầng chưa được ban hành, nên chưa có sở cứ đánh giá việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ NDS cung ra trên thị trường, nên cũng khơng có phương hướng đúng đắn trong việc thu hút và sử dụng NL để sản xuất.
Do môi trường pháp lý chưa rõ ràng, dấu ấn của các nhà đầu tư nước ngoài trong ngành CN NDS vẫn còn rất mờ nhạt. Trong những năm gần đây, khơng có một dự án FDI NDS lớn nào được cơng bố. Đây cũng là nguyên nhân gây hạn chế đến việc tuyển dụng và nâng cao chất lượng NL của ngành.
Các quy định về đầu tư tài chính cho CN NDS chưa phù hợp, chưa có khung pháp lý cụ thể cho việc đầu tư mạo hiểm, chưa có hướng dẫn cụ thể hay định mức cho hình thức th dịch vụ, lập dự tốn cho dịch vụ, khơng có quy định rõ ràng về việc thành lập sàn giao dịch điện tử hay công ty cung cấp dịch vụ online. Một số DN gặp khó khăn trong việc định giá tài sản sở hữu trí tuệ sử dụng trong việc huy động vốn. Cịn có quá nhiều giấy phép gây khó khăn cho các DN khởi nghiệp, bởi vậy họ phải ra nước ngoài để đăng ký và định giá sản phẩm phần mềm, sau đó quay trở lại Việt Nam hoạt động. Chiến lược hỗ trợ ngành CN NDS khơng có hoặc lạc hậu... Đây là những nguyên nhân gây cản trở sự phát triển của các DN và toàn ngành CN NDS, do vậy cũng gây trở ngại cho việc thu hút, sử dụng và phát triển NL của ngành.
Thứ ba, năng lực đào tạo và bồi dưỡng NL cho ngành CN NDS còn nhiều bất cập. Tuy đến nay, cả nước đã có 235 trường đại học, 412 trường cao
đẳng nghề và 663 trường trung cấp nghề có đào tạo NL cho ngành CNTT với hơn 2,3 triệu người theo học, nhưng chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu phát triển CN NDS chưa đáp ứng [16]. Ví dụ, năm 2013, cả nước chỉ có
1.000 người làm được game online trong đó hầu hết mới chỉ do đam mê, nhưng khơng có trường nào đào tạo nghề này. Trong khi đó, lực lượng làm game của Hàn Quốc có tới 100.000 người, Trung Quốc là 300.000 người... [16]. Các chương trình đào tạo NL chú ý phát triển chiều rộng hơn là chiều sâu, tức là có rất nhiều mơn học cho một hệ đào tạo nhưng thời lượng dành cho môn chuyên ngành chưa nhiều. Đa số NL CNS được tuyển chọn từ những người được đào tạo ngành CNTT. Thế nhưng, đa số sinh viên ngành CNTT thực hành trên “giấy” chứ không phải trên “máy”. Nếu học về máy tính và cơng nghệ ở nước ngồi, thì có ba ngành để lựa chọn: kỹ thuật máy tính (học về phần cứng), khoa học máy tính (học về phần mềm) và cơng nghệ thơng tin (học về cách truyền đạt, kết nối và xử lý thông tin), nhưng ở Việt Nam, sinh viên phải học hết kiến thức của ba ngành này với rất ít giờ thực hành. Đào tạo NL cho ngành CN NDS vẫn nặng về tính “hàn lâm” hơn là bám sát thực tế. Ngời tốt nghiệp ra trường họ khó có thể nhớ hết được lượng kiến thức khổng lồ mang tính “hàn lâm” đó và khơng nắm rõ về nghề tương lai của mình và thiếu kinh nghiệm làm việc.
Trong các DN NDS, do bị cuốn hút vào áp lực công việc sản xuất và phân phối sản phẩm ra thị trường vì thu nhập, nên cũng chưa thật sự quan tâm đến đào tạo và bồi dưỡng NL mặc dù ngành đã có chủ trương kết hợp sử dụng với đào tạo ngay trong từng đơn vị của ngành. Tuy có khuyến khích mơ hình liên kết giữa DN, trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước để phát triển NL cho CN NDS, nhưng thực tế vẫn chưa được như mong đợi.
Thứ tư, căng thẳng về nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành CN NDS.
Tuy đã xác định Nhà nước đặc biệt khuyến khích, ưu đãi đầu tư và hỗ trợ phát triển ngành CN NDS thành một ngành kinh tế trọng điểm và đã có định hướng xây dựng và đưa vào vận hành một số dự án trọng điểm. Tuy nhiên, vẫn căng thẳng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước. Ví dụ, năm 2007,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 56/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển Công nghiệp NDS với 9 dự án và tổng kinh phí đầu tư của Nhà nước lên tới 1.280 tỷ đồng nhưng khơng có dự án nào được triển khai. Năm 2009, theo Quyết định 50/2009/QĐ-TTg ngày phê duyệt Quy chế triển khai Chương trình CN phần mềm và NDS, trong đó ngân sách nhà nước bố trí 980 tỷ đồng cho một số dự án hỗ trợ phát triển DN phần mềm và NDS, tuy nhiên chỉ có một số dự án được triển khai và chủ yếu là hỗ trợ các DN sản xuất phần mềm. Do thiếu vốn, nên hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu của ngành NDS. Việc triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng cung cấp các thơng tin cơ bản cịn chậm, dịch vụ thơng tin có thể cung cấp cho xã hội và cộng đồng DN còn chưa rõ ràng, thuận lợi, nên đã làm giảm vai trò hỗ trợ của hạ tầng này đối với các hoạt động sản xuất sản phẩm NDS.
Thêm vào đó, tuy đặc thù để phát triển CN NDS là cần phải đầu tư dài hạn, nhưng do quá trình thực hiện gặp nhiều hạn chế và bất cập về chính sách nên các DN NDS Việt Nam có xu hướng chuyển sang đầu tư khai thác dịch vụ mang tính ngắn hạn. Đối với DN khởi nghiệp, vẫn đang nổi lên hai vấn đề chưa được giải quyết, đó là (1) Khả năng tiếp cận vốn ngân hàng (vì chưa có tài sản đảm bảo), trong khi đó vốn nhà nước rất khó để có thể hỗ trợ theo hình thức đầu tư mạo hiểm; và (2) Mặc dù Chính phủ đã bãi bỏ rất nhiều điều kiện kinh doanh, nhưng hiện vẫn có rất nhiều quy định khiến các DN khởi nghiệp gặp rắc rối về mặt chính sách.
Do thiếu vốn đầu tư, nên thiếu nguồn lực về cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển ngành CN còn non trẻ này ở Việt Nam. Theo nguyên tắc hợp lý và tính hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực đầu vào của sản xuất kinh doanh, việc đầu tư để thu hút, sử dụng và phát triển NL cho phát triển của ngành CN NDS cũng chưa được đặt ra như một giải pháp cấp bách.
Thứ năm, thiếu tầm nhìn trong quản trị nhân sự. Nhiều DN NDS thiếu
chủ động trong sản xuất các sản phẩm bởi phần lớn là nhập khẩu, phụ thuộc nhiều vào giá đầu vào, công nghệ sản xuất không cao, phân phối phụ thuộc vào hạ tầng của đối tác. Trong điều kiện đó, các DN NDS Việt Nam đã lúng túng khi đối tác nước ngồi điều chỉnh các chính sách kinh doanh. Trong khi đó, tuy các tiềm năng về văn hóa, lịch sử của đất nước để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ NDS tuy có nhiều nhưng lại khơng được quan tâm sản xuất. Tâm lý đầu tư ngắn hạn, “chụp giật” của nhiều DN NDS là một nguyên nhân khiến cho các DN NDS chỉ hướng vào cạnh tranh thu hút NL đẻ phát triển thị trường, kinh doanh buôn bán mà chưa thật chú ý đến nhu cầu NL để phát triển các hoạt động sáng tạo tự sản xuất các sản phẩm NDS mang tính đặc trưng của Việt Nam để đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh đó, cơ chế tạo động lực cho người lao động làm việc trong các DN NDS vẫn chưa tương xứng với mục tiêu cần được ưu tiên phát triển của ngành. Trong Báo cáo điều tra thị trường NL ngành CNTT năm 2019 của VietnamWorks cho thấy, đa số NL trong ngành có cái nhìn tích cực với mức thu nhập hiện tại của mình. Tuy nhiên, mức thu nhập mong đợi vẫn cao hơn đến 30%-50% so với mức thu nhập trung bình thực tế trên thị trường. Hơn 60% NL ngành CNTT có ý định chuyển việc trong 6 tháng tới. Nguyên nhân chủ yếu là do nhân viên mong muốn tăng lương (47.5%), mong muốn thăng tiến (15.7%) và làm mới mơi trường làm việc (10%) [28].
Ngồi các ngun nhân trên, còn phải kể đến nhận thức và dư luận xã hội về một số dịch vụ NDS chưa đồng thuận. Vẫn tồn tại nhìn nhận thiếu tích cực của xã hội về một số dịch vụ NDS mà chủ yếu là game online và nhất là khi có sự gia tăng tệ nạn tội phạm sử dụng công nghệ cao những năm gần đây đã làm giảm quy mô đầu tư vào ngành CN này và do vậy cũng giảm mức độ thu hút, sử dụng và phát triển NL của ngành.
Chƣơng 4