Dự báo bối cảnh mới của ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 129 - 134)

- Kết quả đạt được về thực tiễn

4.1.1.1.Dự báo bối cảnh mới của ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm

1 Nâng cao năng lực Bộ Giáo dục Bộ Thông 205 Quy định tại đào tạo về CNTTvà Đào tạo; 8tin và Điểm a Khoản

4.1.1.1.Dự báo bối cảnh mới của ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm

4.1.1. Bối cảnh mới và nhu cầu về nhân lực của ngành công nghiệpnội dung số Việt Nam nội dung số Việt Nam

4.1.1.1. Dự báo bối cảnh mới của ngành công nghiệp nội dung sốViệt Nam đến năm 2030 Việt Nam đến năm 2030

Qua các nghiên cứu cho thấy, trong thập niên đầu thế kỷ 21, ngành CN NDS trên thế giới đã có bước phát triển mạnh mẽ và đạt được doanh thu lớn nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ và kỹ thuật tiến bộ của thời đại, nhất là trong lĩnh vực CNTT. Dự báo trong những năm tới khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được mở rộng trên phạm vi toàn cầu, ngành CN NDS sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ dựa trên các điều kiện tiền đề sau:

Một là, nền tảng CNTT thế hệ thứ 3 (3rd Platform).

Nếu như ở Nền tảng công nghệ thứ nhất (1st Platform) vào những năm 1950 - 1970, dữ liệu, thông tin được lưu trữ trên những chiếc máy tính mainframe khổng lồ với số lượng người dùng cực kỳ hạn chế, chủ yếu là các tập đồn lớn trên thế giới, thì đến giai đoạn Nền tảng thứ 2 (2nd Platform), máy tính cá nhân đã xuất hiện với sự tham gia của hàng triệu người dùng cùng kết nối và chia sẻ dữ liệu thông qua Internet. Sang giai đoạn Nền tảng thứ 3 (3rd Platform) với sự hỗ trợ của cuộc cách mạng CN 4.0, hàng tỷ người trên thế giới có thể cùng sử dụng, kết nối và chia sẻ dữ liệu tức thì nhờ sự ra đời của cơng nghệ lập trình trên thiết bị di động, kết nối mạng xã hội, lưu trữ dữ liệu và điện toán đám mây.

Theo thống kê cho thấy, mặc dù doanh số tiêu thụ điện thoại thơng minh (Smartphone) tồn cầu năm 2019 giảm 0,3% so với năm 2018 nhưng vẫn đạt mức 1,456 tỷ thiết bị bán ra [79]. Sự tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ điện thoại thông minh đã làm gia tăng nhu cầu hình thành và phát triển ứng dụng trên thiết bị di động. Tất cả các DN sản xuất ứng dụng phải giải quyết bài tốn lập trình nên các ứng dụng vừa đẹp, vừa tiện dụng, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người dùng. Bên cạnh đó, cơng nghệ điện tốn đám mây, lưu trữ dữ liệu lớn và sự kết nối không giới hạn của mạng xã hội tạo nên một môi trường vô cùng hấp dẫn cho sự phát triển của các ứng dụng trên điện thoại di động. Theo Báo cáo “Bối cảnh dữ liệu toàn cầu” năm 2014, 35% dân số thế giới sử dụng Internet, 26% dân số dùng mạng xã hội Facebook và 93% dân số thế giới sử dụng thuê bao di động. Sự bùng nổ sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội đã mang lại cơ hội phát triển to lớn cho CN NDS, nhất là các dịch vụ NDS cho thiết bị di động [29].

Tóm lại, sự phát triển của nền tảng CNTT thế hệ thứ 3 (3rd Platform) đang tạo ra tiền đề to lớn cho ngành CN NDS phát triển mạnh mẽ nhờ khả năng lưu giữ và chia sẻ dữ liệu khơng giới hạn trên phạm vi tồn cầu.

Hai là, sự kết hợp giữa công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ

4 (4G), và trong tương lai gần là thế hệ thứ 5 (5G - đang được triển khai thực nghiệm) cùng với Internet kết nối vạn vật (IoT) đã tạo ra không gian phát triển to lớn cho ngành CN NDS.

Sự ra đời của công nghệ truyền thông không dây thế hệ 4, thế hệ thứ 5 hay cịn gọi là cơng nghệ 4G, 5G được coi là một trong những tiền đề

quan trọng cho sự phát triển của ngành CN NDS, nhất là trên các thiết bị di động. Với khả năng truyền dẫn dữ liệu với tốc độ ổn định, tốc độ lý tưởng có thể đạt từ 1- 1,5Gbit/s. Để truyền tải một file video dung lượng 1Gb, trước đây, người dùng phải chờ khoảng 45 phút với 3G thường, 22 phút với 3G tốc độ cao thì giờ đây chỉ mất khoảng 10 phút với 4G và thực nghiệm

công nghệ 5G chỉ mất 30 giây. Như vậy, công nghệ 4G, 5G trên thực tế đã tăng tốc độ truyền tải dữ liệu gấp hàng trăm lần so với công nghệ 3G. Với cơ sở vật chất hiện đại thì tốc độ mạng 4G, 5G được dự báo sẽ còn vượt xa hơn nữa. Bên cạnh đó, nhờ đường truyền băng thơng rộng, cơng nghệ 4G, 5G có khả năng truyền tải dữ liệu âm thanh chất lượng cao, hình ảnh sắc nét theo chuẩn HD, HD+, cho phép phát sóng trực tuyến dựa trên tốc độ đăng tải dữ liệu lớn. Chi phí cho mỗi dung lượng sử dụng của 4G và trong tương lai gần là 5G thấp hơn nhiều so với 3G, cho phép người dùng có được dịch vụ tốt nhất với mức giá hợp lý. Hiện nay, thế giới đang có khoảng 1,6 tỷ thuê bao 4G và dự kiến đến năm 2021, con số này sẽ tăng lên 4,3 tỷ thuê bao. Ước tính đến năm 2019, video di động sẽ chiếm 80% tổng lưu lượng trên Internet. Dự kiến trong 5 năm tới, video di động và mạng xã hội sẽ có mức tăng trưởng hàng năm lần lượt đạt khoảng 55% và 41% hàng năm. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2021, số lượng các thiết bị kết nối Internet có mức tăng trưởng hàng năm là 23%, trong đó kết nối Internet qua mạng di động có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất [67].

Bên cạnh đó, với Internet kết nối vạn vật thì 4G sẽ thúc đẩy ứng dụng CNTT - viễn thơng lan tỏa tới mọi ngóc ngách của đời sống xã hội, tạo ra thị trường thiết bị lớn nhất trên thế giới mà ước tính, đến năm 2019 thị trường này sẽ gấp đơi quy mơ thị trường smartphone, máy tính cá nhân, máy tính bảng, xe hơi kết nối cộng lại... năm 2019, Internet kết nối vạn vật đã mang lại khoảng 1,7 nghìn tỷ USD giá trị gia tăng cho nền kinh tế toàn cầu, bao gồm phần cứng, phần mềm, chi phí lắp đặt, dịch vụ quản lý; doanh số thiết bị sẽ đạt 6,7 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng 61% hàng năm [65].

Tóm lại, sự gia tăng khơng ngừng th bao 4G trên thế giới với các ứng dụng video và mạng xã hội, cũng như lợi thế của kết nối 4G với các thiết bị IoT cho thấy xu hướng bùng nổ phát triển dịch vụ NDS trên toàn cầu với những sản phẩm cơng nghệ siêu việt như avatar ảo, trí thơng minh

nhân tạo, dữ liệu đám mây, bệnh viện ảo trong vài năm tới. Do vậy, việc đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp NDS để thúc đẩy phát triển kinh tế

- xã hội của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp quy luật phát triển chung của thời đại.

Ba là, Việt Nam vừa là một thị trường tiềm năng, vừa là môi trường

đem đến cơ hội khởi nghiệp cao của ngành CN NDS

Ở Việt Nam, CN NDS tuy xuất hiện muộn hơn nhưng đã phát triển mạnh mẽ từ cuối những năm 2000 với các loại hình dịch vụ như giáo dục trực tuyến, trò chơi trực tuyến, trò chơi tương tác trên truyền hình và trên

điện thoại di động… Theo Sách trắng CNTT&TT của Bộ TT&TT, trong giai đoạn 2008-2014, doanh thu ngành CN NDS tăng từ 480 triệu USD lên 1,4 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 20%/năm, thu hút hơn 4.500 DN tham gia đầu tư và tạo việc làm cho hơn 70.000 lao động với năng suất lao động 20.000 USD/người/năm và mức lương trung bình 5.200 USD/người/năm. Cùng với sự phát triển của ngành, đã có một lực lượng đơng đảo các DN Việt Nam tích lũy được kinh nghiệm trong quá trình triển khai dịch vụ NDS trên nền tảng 3G. Các nhà mạng Việt Nam cũng đã triển khai dịch vụ 4G với 3,5 triệu khách hàng. So với các nước trong khu vực, dịch vụ 4G ở Việt Nam bước đầu được đánh giá là rẻ và dễ tiếp cận [16].

Trên thực tế, triển vọng phát triển ngành CN NDS ở Việt Nam là rất lớn trong bối cảnh Việt Nam đang trở thành thị trường khởi nghiệp tiềm năng trong lĩnh vực này với các lợi thế lớn như: nguồn NL trẻ, dồi dào, chi phí nhân cơng cạnh tranh, hạ tầng Internet và hạ tầng di động băng rộng phát triển rộng khắp. Việt Nam hiện còn là thị trường trò chơi trực tuyến (game onine) lớn nhất khu vực Đông Nam Á và là một trong mười thị trường game online có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Thị trường xuất khẩu nội dung game online chủ đạo của Việt Nam là Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Mỹ La tinh và một số nước châu Âu. Theo Hiệp hội Phần

mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), Việt Nam hiện có trên 47 triệu người sử dụng Internet (là quốc gia lớn thứ 5 về số người sử dụng Internet trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia), trong đó khoảng 40 triệu người sử dụng điện thoại thông minh hoạt động trên các nền tảng di động iOS, Android hay Windows Phone. Những điều kiện này tạo ra cơ hội phát triển to lớn cho ngành CN NDS ở Việt Nam, bởi lẽ khi công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT) phát triển cùng với sự ra đời của mạng 4G, các sản phẩm nổi bật của ngành CN NDS như mạng xã hội, truyền hình số, đào tạo trực tuyến, thành phố thông minh, thương mại điện tử... sẽ có những bước phát triển vượt bậc, tạo ra việc làm mới, nguồn thu mới cho xã hội.

Trong những năm tiếp theo, ngành CN NDS ở Việt Nam được định hướng phát triển tập trung vào một số nhóm nội dung, bao gồm: Phát triển NDS cho Internet (báo điện tử, dịch vụ email, dịch vụ tìm kiếm trên Internet…); phát triển NDS cho mạng điện thoại di động; giáo dục trực tuyến E-learning; y tế điện tử (các dịch vụ tư vấn sức khoẻ, khám chữa bệnh qua mạng); thương mại điện tử (thiết kế, quảng cáo, tiếp thị, mua bán trên mạng...); trò chơi điện tử trực tuyến, tương tác cho máy tính và thiết bị di động; cơ sở dữ liệu (thư viện số, kho dữ liệu số, ngân hàng dữ liệu…); NDS phục vụ giải trí như phim số, truyền hình kỹ thuật số, sản phẩm đa phương tiện số và các dịch vụ/sản phẩm liên quan.

Sau hiện tượng game online “Flappy Bird” của tác giả Nguyễn Hà Đơng, làn sóng phát triển các dự án NDS theo mơ hình khởi nghiệp bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Từ năm 2012 đến tháng 10 năm 2014, Việt Nam có hơn 50 DN khởi nghiệp trong các ngành: Phát triển ứng dụng di động (mobile application), phát triển trò chơi (game development), thương mại điện tử (E- commerce) và đặt dịch vụ trực tuyến (online booking). Các DN này đón nhận làn sóng đầu tư hơn 150 triệu USD từ các quỹ đầu tư đến từ

Mỹ, Nhật và Hàn Quốc như: IDG Venture Vietnam, CyberAgent Venture, DFJ Vina Capital, Mekong Capital... Tốc độ phát triển và sự lớn mạnh của các DN khởi nghiệp kéo theo nhu cầu lớn về nguồn NL, đặc biệt là nguồn NL chất lượng cao [30].

Thực tế đó đặt ra yêu cầu Việt Nam cần tiếp tục đào tạo NL chất lượng cao cho ngành CN NDS, đảm bảo có đủ năng lực phục vụ nhu cầu ứng dụng và phát triển CN NDS, xây dựng nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin, có khả năng tạo ra những sản phẩm mang tính đột phá, đủ sức cạnh tranh với thị trường thế giới, đáp ứng yêu cầu của của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 129 - 134)