Mở rộng hợp tác quốc tế trong sử dụng và đào tạo nhân lực ngành công nghiệp nội dung số

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 153 - 157)

- Kết quả đạt được về thực tiễn

4.2.6.Mở rộng hợp tác quốc tế trong sử dụng và đào tạo nhân lực ngành công nghiệp nội dung số

1 Nâng cao năng lực Bộ Giáo dục Bộ Thông 205 Quy định tại đào tạo về CNTTvà Đào tạo; 8tin và Điểm a Khoản

4.2.6.Mở rộng hợp tác quốc tế trong sử dụng và đào tạo nhân lực ngành công nghiệp nội dung số

ngành công nghiệp nội dung số

Hợp tác quốc tế với các cường quốc công nghệ, các tổ chức nghiên cứu, cơ sở đào tạo hàng đầu trên thế giới về khoa học và cơng nghệ nói chung, CN NDS nói riêng sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng bắt kịp với sự phát triển không ngừng nghỉ của lĩnh vực này, thu hẹp khoảng cách với các quốc gia trên thế giới, cải thiện nhanh chóng năng lực và trình độ NL ngành CN NDS. Mục tiêu của quá trình hợp tác quốc tế là tranh thủ thu hút nguồn lực ngoài nước để đào tạo NL CN NDS ở Việt Nam, đặc biệt là NL chất lượng cao. Muốn vậy Chính phủ cần:

Tích cực mở rộng, đa dạng hóa quan hệ song phương và đa phương để tạo cơ sở pháp lý nhằm thúc đẩy và mở rộng hợp tác quốc tế trong phát triển NL CN NDS; chủ động đưa nội dung hợp tác quốc tế về đào tạo phát triển NL CN NDS trong các hiệp định quốc tế song phương và đa phương để thu hút nguồn lực hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ và khoa học - công nghệ cho phát triển NL, đồng thời nắm bắt cơ hội đưa lao động Việt Nam trong lĩnh vực CN NDS ra nước ngoài học tập và làm việc.

Xây dựng và thường xuyên cập nhật hệ thống pháp luật về phát triển NL Việt Nam nói chung, NL ngành CN NDS nói riêng cho phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam nhưng không trái với thông lệ và luật pháp quốc tế về lĩnh vực này mà Việt Nam tham gia, ký kết, cam kết thực hiện.

Xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi đầu tư thành lập cơ sở đào tạo NLCNTT - truyền thông nói chung, CN NDS nói riêng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học quốc tế mở cơ sở đào tạo lĩnh vực CNTT và CN NDS ở Việt Nam với ưu đãi tương đương DN sản xuất phần mềm.

Quá trình hợp tác quốc tế trong đào tạo NL CN NDS được thực hiện theo hướng hội nhập hệ thống chương trình đào tạo của Việt Nam với

chương trình đào tạo hiện đại của thế giới. Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu thiết lập khung trình độ quốc gia phù hợp với khu vực và thế giới; xây dựng nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo theo định hướng phù hợp chuẩn quốc tế và đặc thù Việt Nam; tăng cường quan hệ liên thơng chương trình đào tạo giữa các cơ sở giáo dục và các ngành đào tạo của Việt Nam và quốc tế; thực hiện cơng nhận lẫn nhau chương trình đào tạo giữa các cơ sở giáo dục và đào tạo của Việt Nam và của thế giới; thỏa thuận về việc công nhận văn bằng, chứng chỉ đào tạo giữa Việt Nam với các nước; tham gia kiểm định quốc tế chương trình đào tạo về lĩnh vực CN NDS.

Mở rộng các hình thức liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam, để vừa giảm chi phí, vừa đạt được hiệu quả trong điều kiện thực tế; đồng thời, tổ chức các lớp chuyên đề, mời các chuyên gia nước ngoài tới giảng bài cũng như giới thiệu các công nghệ mới cho các nhà khoa học Việt Nam; tạo mối quan hệ hợp tác hữu hiệu với các trường đại học, viện nghiên cứu của các nước có nền khoa học mạnh để từ đó có thể phát triển khoa học, đẩy mạnh hội nhập quốc tế theo từng hướng trọng điểm mà đất nước đang cần.

Thực hiện các chính sách thu hút chất xám thơng qua kêu gọi các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngồi về xây dựng đất nước hoặc có những đóng góp về khoa học cho đất nước. Họ sẽ là đầu mối liên hệ giữa các nhà khoa học trong nước với các nhà khoa học quốc tế, giúp chúng ta có thể nắm bắt được các trào lưu khoa học mới, bắt kịp trình độ quốc tế. Đây là NL đáng kể, cần có chính sách thoả đáng để thu hút nhằm phục vụ đắc lực cho công cuộc hội nhập trong lĩnh vực khoa học và cơng nghệ nói chung và NDS nói riêng.

Cuối cùng, tạo mơi trường và điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm của nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngồi tham gia vào q trình đào tạo NL đại học và nghiên cứu khoa học, công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

KẾT LUẬN

Hiện nay, CN NDS là một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất; trong giai đoạn hơn 10 năm (2008-2018), tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành đạt 20 - 25%/năm [16]. Tiềm năng phát triển của ngành CN NDS ở Việt Nam rất lớn với 30 triệu người dùng Internet và khoảng 50 triệu người dùng thiết bị di động. Để xây dựng một ngành CN NDS phát triển đủ mạnh ở Việt Nam thì rất cần sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng (đặc biệt là nền tảng Internet và di động) và nguồn NL, trong đó yếu tố nguồn NL đóng vai trị quyết định, nhất là NL chất lượng cao. Tuy nhiên, thực trạng nguồn NL ngành CN NDS ở Việt Nam hiện nay vừa “thiếu” về số lượng, lại “yếu” về chất lượng. Vì vậy, trên cơ sở tổng quan các cơng trình nghiên cứu về NL để phát triển ngành CN NDS trong và ngoài nước đã được cơng bố, dưới góc độ nghiên cứu chun ngành kinh tế chính trị luận án đã làm rõ được khái niệm, yêu cầu, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến NL để phát triển ngành CN NDS nói chung, ở Việt Nam nói riêng. Ngồi ra, từ nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về NL để phát triển ngành CN NDS của một số quốc gia như Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, luận án đã rút ra được 7 bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào bảo đảm NL để phát triển ngành CN NDS của Việt Nam: (1) thúc đẩy sự hợp tác giữa chính phủ và các tổ chức giáo dục nhằm tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo và thu nhỏ khoảng cách về cung cầu NL cho ngành CN NDS;

(2) cung cấp dịch vụ đào tạo và tư vấn; (3) cung cấp các dịch vụ tư vấn, hướng dẫn cả về kỹ thuật và kinh doanh; (4) tài trợ chi phí nghiên cứu và phát triển cho các DN thuộc ngành CN NDS; (5) nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho các DN thuộc ngành CN NDS; (6) nâng cao nhận thức xã hội về học tập suốt đời; (7) phát triển các Bộ tiêu chuẩn năng lực.

Luận án đã phân tích thực trạng NL để phát triển ngành CN NDS của Việt Nam từ năm 2008 đến nay, chỉ rõ những thành công, hạn chế và

nguyên nhân của thành công, hạn chế về NL để phát triển ngành CN NDS của Việt Nam. Nhìn chung, từ năm 2008 đến nay, ngành CN NDS Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của sự cải thiện đáng kể trong thu hút, sử dụng và đào tạo NL để phát triển ngành. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, toàn diện theo hướng phát triển bền vững thì NL để phát triển ngành CN NDS Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như: thu hút NL chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành; sử dụng NL cho ngành CN NDS chưa thực sự hiệu quả và chưa tạo động lực, hấp dẫn NL có chất lượng cho ngành; nội dung đào tạo NL NDS chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Để khắc phục được những hạn chế nêu trên và đạt được mục tiêu chung về bảo đảm NL để phát triển ngành CN NDS cho Việt Nam đến năm 2030, trên cơ sở dự báo bối cảnh mới của ngành CN NDS Việt nam và phương hướng về NL để thúc đẩy phát triển ngành kinh tế này luận án đã đề xuất giải pháp chủ yếu là: (i) Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý và người dân về vị trí, vai trị của ngành CN NDS trong nền kinh tế và tầm quan trọng của NL để phát triển ngành kinh tế này; (ii) Xây dựng chiến lược và quy hoạch về NL để phát triển ngành CN NDS; (iii) Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo NL để phát triển ngành CN NDS; (iv) Hồn thiện cơ chế chính sách tạo động lực để thu hút, sử dụng và đào tạo NL ngành CN NDS; (v) Mở rộng hợp tác quốc tế trong sử dụng và đào tạo NL ngành CN NDS; (vi) Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với việc bảo đảm NL để phát triển ngành CN NDS.

Như vậy, nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên về NL để phát triển ngành CN NDS thì Việt Nam sẽ có được đội ngũ NL có thể lực tốt, có trình độ chun mơn cao, kiến thức, kỹ năng tốt, thái độ tích cực. Đó chính là yếu tố đảm bảo u cầu về NL để phát triển ngành CN NDS không đơn thuần là giỏi CNTT mà còn cần sự am hiểu tâm lý xã hội, sự sáng tạo đột phá./.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 153 - 157)