- Kết quả đạt được về thực tiễn
5 Thu nhập bình quân USD/người/năm 6.120 6.189 6.737 7
3.2.1.1. Chủ trương của Đảng về nhân lực để phát triển ngành công nghiệp nội dung số
của Việt Nam 2015-2018
TT Nhóm, tên chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2016 2017 2018
1 Số DN đăng ký hoạt động DN 2.339 2.700 3202 4.500
2 Số lượng lao động Người 44.320 46.647 55.908 57.000
3 Doanh thu Triệu USD 638 739 799 1.000
4 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 503 661 734 822
5 Thu nhập bình quân USD/người/năm 6.120 6.189 6.737 7.200
Nguồn: Sách trắng CNTT-TT 2015- 2018 [16]
3.2. CHỦ TRƢƠNG, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC VÀ THỰC TRẠNG NHÂNLỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG SỐ VIỆT NAM TỪ LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG SỐ VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN NAY
3.2.1. Những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về nhân lực để phát triển ngành công nghiệp nội dung số nhân lực để phát triển ngành công nghiệp nội dung số
3.2.1.1. Chủ trương của Đảng về nhân lực để phát triển ngành côngnghiệp nội dung số nghiệp nội dung số
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ VII (năm 1991), Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, trong đó ghi rõ “Giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo NL, bồi dưỡng nhân tài, bồi dưỡng nhiều người giỏi về khoa học, công nghệ, kinh doanh, quản lý kinh tế, xã hội...” [42]. Đảng luôn coi trọng nhân tố con người trong quá trình phát triển, coi đây là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu, nhất quán từ trước tới nay. Trên cơ sở quan điểm trên, với mỗi ngành, lĩnh vực, chủ trương của Đảng về phát triển nguồn NL luôn được
coi trọng, với những mục tiêu cụ thể. Nhân lực ngành CN NDS là một bộ phận trong tổng thể NL ngành CNTT, do đó, các chủ trương của Đảng về phát triển NLCNTT cũng là những chủ trương đối với ngành CN NDS.
Chỉ thị số 58-CT/TW, ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH,
khẳng định: Phát triển nguồn NL cho CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT, phục vụ CNH, HĐH đất nước. Bộ Chính trị đã đưa ra chủ trương, đường lối phát triển NL CNTT với các nội dung:
Phát triển quy mô và tăng cường chất lượng đào tạo nguồn NL về CNT Tin, chú trọng phát triển nhanh lực lượng cán bộ chuyên sâu, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia phần mềm, đáp ứng kịp thời và thường xuyên nhu cầu trong nước và một phần thị trường nước ngoài. Đến năm 2005, ít nhất phải đào tạo thêm được 50.000 chuyên gia về CNTT ở các trình độ khác nhau, đạt chỉ tiêu về số lượng (tính trên 10.000 dân) và chất lượng chuyên gia trong lĩnh vực CNTT ngang với mức bình quân của các nước trong khu vực [5].
Bằng những hình thức thích hợp, tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CNTT cho những người đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp thuộc các chuyên ngành khác.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Đầu tư thoả đáng cho công tác đào tạo, nghiên cứu về CNTT; gắn chặt giữa đào tạo, nghiên cứu và sản xuất, kinh doanh. Xã hội hoá mạnh mẽ việc đào tạo về CNTT. Khuyến khích và thu hút các tổ chức, các cá
nhân trong và ngoài nước tham gia đào tạo, sử dụng nguồn NLvề CNTT của Việt Nam.
Xây dựng và thực hiện chương trình cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ giảng dạy; tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đi học, thực tập và nghiên cứu về CNTT ở nước ngồi; áp dụng chính sách đặc biệt cho việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia giỏi, nhân tài trong lĩnh vực CNTT; có chế độ tạm ứng học phí đối với người nghèo hoặc có hồn cảnh khó khăn muốn tham gia các chương trình đào tạo nghề trong lĩnh vực CNTTđể lập nghiệp.
Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị cũng xác định
việc ứng dụng và phát triển CNTTphải gắn với phát triển nguồn NL chất lượng cao và đặt mục tiêu “Phát triển nguồn NL CNTT đạt chuẩn quốc tế, đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước về số lượng và chất lượng, có khả năng cung cấp nguồn NLCNTTchất lượng cao cho khu vực và thế giới” [6]. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị được các chuyên gia CNTT đánh giá là một bước tiến dài so với Chỉ thị 58-CT/TW (năm 2000). Văn bản này được kỳ vọng sẽ mở ra vận hội mới cho CNTT Việt Nam, để Việt Nam sớm thành quốc gia mạnh về CNTT và bằng CNTT.