Chính sách của Nhà nước về nhân lực để phát triển ngành công nghiệp nội dung số

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 90 - 97)

- Kết quả đạt được về thực tiễn

5 Thu nhập bình quân USD/người/năm 6.120 6.189 6.737 7

3.2.1.2. Chính sách của Nhà nước về nhân lực để phát triển ngành công nghiệp nội dung số

công nghiệp nội dung số

Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển NL trong giao đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành liên quan đã ban hành nhiều quyết định trong đó đưa ra các giải pháp, chính sách để thực hiện các mục tiêu về phát triển NL NDS.

Trên cơ sở Luật CNTT, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày về phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT&TT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Quyết định số

56/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển CN NDS Việt Nam đến năm 2010 với những nội dung chủ yếu sau đây:

- Công nghiệp NDS là một ngành kinh tế mới, có nhiều tiềm năng phát triển, đem lại giá trị gia tăng cao, thúc đẩy sự phát triển của xã hội thơng tin và kinh tế tri thức, góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nhà nước đặc biệt khuyến khích, ưu đãi đầu tư và hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp này thành một ngành kinh tế trọng điểm.

- Nhà nước dành một phần ngân sách đầu tư đào tạo nguồn NL CN NDS, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thơng hiện đại, hồn thiện môi trường pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho các DN sản xuất kinh doanh nội dung thông tin số phát triển.

- Nhà nước có chính sách đặc biệt ưu đãi đối với một số sản phẩm nội dung thơng tin số trọng điểm. Khuyến khích phát triển thị trường trong

nước để tạo đà cho ngành CN NDS Việt Nam tiến tới xuất khẩu và phân phối sản phẩm trong giai đoạn tới.

Theo đó, cần phát triển CN NDS thành một ngành kinh tế trọng điểm, đóng góp ngày càng nhiều cho tăng trưởng của nền kinh tế (GDP), tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các sản phẩm NDS, thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành và phát triển xã hội thông tin và kinh tế tri thức.

Mục tiêu cụ thể được xác định như sau:

- Đến năm 2010, ngành CN NDS đạt tốc độ tăng trưởng trung bình từ 35 - 40%/năm. Tổng doanh thu từ CN NDS đạt 400 triệu USD/năm;

- Xây dựng được một đội ngũ 10 - 20 DN NDS mạnh, có trên 500 lao động chuyên nghiệp;

- Làm chủ các công nghệ nền tảng trong CN NDS, sản xuất được một số sản phẩm trọng điểm có khả năng cạnh tranh cao; hình thành hệ thống thư viện số trực tuyến; xây dựng được một số cơ sở dữ liệu chuyên ngành; cung cấp hiệu quả các dịch vụ tư vấn khám, chữa bệnh và đào tạo từ xa.

Theo đó, ngày 01/6/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định

số 698/QĐ-TTg về Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn NL CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Trong đó, u cầu đổi mới chương trình,

nội dung, phương pháp, quy trình đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NL CNTT: Các trường đại học, cao đẳng tuyển chọn, tiếp thu có chọn lọc và triển khai đào tạo theo các chương trình CNTT tiên tiến của thế giới một cách thiết thực; Đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên CNTT tại các trường sư phạm; tăng cường giảng dạy về ứng dụng CNTT trong dạy và học, áp dụng các công nghệ giáo dục tiên tiến; Xây dựng chương trình giảng dạy về CNTT theo mô đun kiến thức, cập nhật theo công nghệ mới và triển khai đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học; Tăng cường dạy tiếng Anh và dạy CNTT bằng tiếng Anh và các ngoại ngữ khác.

Mở rộng quy mơ, hình thức đào tạo CNTT theo hướng đẩy mạnh đào tạo theo đặt hàng của các DN và theo nhu cầu của xã hội. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết đào tạo giữa các cơ sở sử dụng và các cơ sở đào tạo NL CNTT. Phát triển các mơ hình, hình thức phối hợp, hợp tác và hỗ trợ đào tạo, đáp ứng theo nhu cầu của các DN, của xã hội;

Tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn NL CNTT theo hướng Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách cho đào tạo NL CNTT, điện tử và viễn thơng thơng qua các chương trình, dự án của Kế hoạch tổng thể này và thông qua các kế hoạch, đề án đào tạo khác; Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập cơ sở đào tạo đầu tư vào đào tạo NL CNTT theo hướng dịch vụ CNTT. Có chính sách cho cơ sở đào tạo được hưởng ưu đãi trong hoạt động đào tạo CNTT tương đương với các DN sản xuất phần mềm; Sử dụng nguồn vốn ODA đầu tư cho đào tạo NL CNTT, xây dựng mạng giáo dục và một số cơ sở đào tạo CNTT chất lượng cao.

Dự kiến kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho việc triển khai Kế hoạch tổng thể giai đoạn 2009 - 2015 là khoảng 900 tỷ đồng.

Trên cơ sở các quy định của Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009; Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009; Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT&TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Quyết

định số 1755/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, ngày 22 tháng 9 năm 2010:

Phê duyệt Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT&TT". Đảng và Nhà nước xác định, phát triển NL CNTT đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng CN CNTT, đặc biệt là CN phần mềm NDS và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP và xuất khẩu; thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước; ứng dụng hiệu quả CNTT trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

Cơng nghệ TT&TT là động lực quan trọng góp phần bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển bền vững của đất nước, nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho các cơ quan, tổ chức, DN và người dân.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm đạt từ 2 - 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP trở lên. Đến năm 2020, tỷ trọng CNTT&TT đóng góp vào GDP đạt từ 8 - 10%.

Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu cụ thể đối với nguồn NL của ngành như sau:

Đến năm 2015: 30% số lượng sinh viên CNTT, điện tử, viễn thông sau khi tốt nghiệp ở các trường đại học có đủ khả năng chun mơn và

ngoại ngữ để có thể tham gia thị trường lao động quốc tế. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên 50% [73].

Đến năm 2020: 80% sinh viên CNTT&TT tốt nghiệp ở các trường đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế. Tổng số NL tham gia hoạt động trong lĩnh vực cơng nghiệp CNTT đạt 1 triệu người, trong đó bao gồm NL hoạt động trong nước và NL tham gia xuất khẩu. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên 70% [73].

Trên cơ sở Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25/12/ 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TT&TT và Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 187/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TT&TT; Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch phát triển NL Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định số 896/QĐ-BTTT, ngày 28 tháng 05 năm 2012, Phê duyệt Quy hoạch phát triển NL ngành TT&TT giai đoạn 2011 - 2020 với những nội dung sau:

- Phát triển nguồn NL là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển ngành TT&TT, bao gồm phát triển nguồn NL của các lĩnh vực và NL quản lý nhà nước của ngành nhằm

đảm bảo đủ về số lượng, đạt về chất lượng, hướng tới đạt chất lượng tương đương của các nước trong khu vực ở một số lĩnh vực.

- Phát triển NL ngành TT&TT là nhiệm vụ chiến lược mang tính dài hạn, cần có bước đi thích hợp cho từng giai đoạn, đảm bảo phát triển hạ

tầng thông tin, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của đất nước 13].

- Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế, phát huy mọi nguồn lực trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển NL các lĩnh vực Bưu chính, Viễn thơng, Cơng nghệ thông tin.

- Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý việc đào tạo và phát triển NL các lĩnh vực Báo chí, Xuất bản, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu tuyên truyền, chỉ đạo, định hướng về tư tưởng của Đảng và Nhà nước, xây dựng văn hóa, lối sống lành mạnh, hướng thiện cho toàn xã hội.

- Đổi mới công tác đào tạo NL ngành TT&TT theo hướng hội nhập và đạt trình độ khu vực và quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành và của đất nước.

Theo đó, Quy hoạch phát triển NL ngành TT&TT giai đoạn 2011 - 2020 hướng đến mục tiêu: Phát triển NL ngành TT&TT đến năm 2020 nhằm đảm bảo về số lượng và chất lượng để hoàn thành các nhiệm vụ đã đặt ra [13].

Quyết định số 392/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 27-3-2015: Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển ngành cơng nghiệp CNTT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 với các mục tiêu cụ thể như sau:

Mục tiêu dài hạn đến năm 2025: Cơng nghiệp CNTT trở thành ngành

kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn; Việt Nam đủ khả năng phát triển, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ CNTT đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, tạo nền tảng để phát triển kinh tế tri thức, góp phần làm chủ các hệ thống thông tin, bảo đảm an tồn thơng tin và chủ quyền số quốc gia [75].

Mục tiêu ngắn hạn đến năm 2020:

- Tăng trưởng tối thiểu 15%/năm đối với lĩnh vực phần mềm, NDS và dịch vụ CNTT; thu hút nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

vào các lĩnh vực trọng điểm, trong đó lĩnh vực phần cứng điện tử thu hút 5 tỷ USD đầu tư FDI trong giai đoạn 2015 - 2020 [75].

- Nâng cao sức cạnh tranh, duy trì vị trí là một trong 10 nước đứng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ gia cơng phần mềm và NDS. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội duy trì vị trí thuộc nhóm 10 thành phố hấp dẫn về gia cơng phần mềm tồn cầu.

- Phát triển nhiều sản phẩm thương hiệu Việt Nam trong lĩnh vực phần cứng - điện tử, phần mềm, NDS và dịch vụ CNTT, bảo đảm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và phấn đấu tăng dần tỷ trọng mua sắm các sản phẩm

thương hiệu Việt Nam trong tổng kinh phí mua sắm đầu tư hàng năm của các cơ quan nhà nước, DN và xã hội.

- Phát triển các loại hình cung cấp dịch vụ CNTT chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu các cơ quan nhà nước; tăng dần tỷ trọng kinh phí thuê dịch vụ CNTT trên tổng chi phí mua sắm CNTT của các Bộ, ngành, địa phương.

- Hỗ trợ xây dựng tối thiểu 7 Khu CNTT tập trung.

Để hiện thực hóa mục tiêu nêu trên, Quyết định cũng xác định rõ nhiệm vụ phát triển NL CNTT như sau:

- Tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng đào tạo CNTT cho các cơ sở đào tạo về CNTT, ưu tiên các cơ sở đào tạo trọng điểm như: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng, Đại học Đà

Nẵng, Đại học Huế, Đại học Vinh, Đại học Cần Thơ, Đại học Thái Ngun. Hỗ trợ nâng cao trình độ giảng viên, chuẩn hóa chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy, bài giảng điện tử; nhập khẩu, chuyển giao các chương trình, giáo trình đào tạo CNTT tiên tiến của nước ngồi. Hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp, bổ sung trang thiết bị, hạ tầng cho phịng thí nghiệm, thực hành phục vụ đào tạo và nghiên cứu về CNTT.

Bảng 3.3: Một số dự án thuộc chƣơng trình giai đoạn 2015 - 2020 do ngân sách Trung ƣơng đảm bảo

1 Nâng cao năng lực Bộ Giáo dục Bộ Thông 2015 Quy định tạiđào tạo về CNTT và Đào tạo; 8 tin và Điểm a Khoản 5

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w