Những nghiên cứu liên quan đến kinh nghiệm thực tiễn về nhân lực để phát triển ngành công nghiệp nội dung số

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 31 - 33)

nhân lực để phát triển ngành công nghiệp nội dung số

Nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển ngành CN NDS có các cơng trình và bài viết sau:

Bài “Những thách thức của sự phát triển trong xã hội thông tin” của Bùi Biên Hòa [47], cho biết vào cuối và đầu thiên niên kỷ thứ ba, các nước trên thế giới đang đà phát triển dựa vào nền tảng của cuộc cách mạng thông tin lần thứ năm. Sự phát triển này, đã tạo ra mặt bằng tri thức của nhân loại ngày càng gia tăng, xuất hiện những thành tựu khoa học - công nghệ và kinh tế - xã hội to lớn. Song, đứng trước một số khu vực, nhiều quốc gia cũng nảy sinh những thách thức mới, đó là: hố ngăn cách số. Đã chỉ ra một số thành tựu mới và những vấn đề bất cập nảy sinh do công nghệ thông tin số hóa hiện nay gây nên.

Bài “Vai trị của thơng tin và cơng nghiệp nội dung trong xã hội thông

tin” của Nguyễn Tuấn Khoa [52] đã trình bày những vấn đề cơ bản về thông

tin và công nghiệp nội dung như khái niệm, đặc điểm, phân loại, đồng thời đi sâu phân tích làm rõ những vai trị của thơng tin và cơng nghiệp nội dung trong xã hội thông tin hiện nay. Đưa ra một số giải pháp để giúp thông tin và CN NDS được thực hiện đúng vai trị của mình trong xã hội thông tin với những thay đổi ngày càng diễn ra nhanh chóng.

Hội thảo khoa học “Cơng nghệ xử lý ngôn ngữ & Phát triển thị trường

NDS Việt Nam ra thế giới” do Viện Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia Hà Nội [84] với mục đích tìm kiếm các cơ hội hợp tác giữa đơn vị nghiên cứu và DN, khuyến nghị các DN về việc cần tăng cường các hàm lượng chất xám trong các sản phẩm NDS của mình, tạo cơ hội cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của các công ty, đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển sản phẩm nội dung số như Viettel, VTC, VDC, CadPro, FSI...

Hội thảo Việt Nam - Hàn Quốc về CN NDS do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức vào tháng 3/2013 với hai chủ đề: (1) Hiện trạng ngành CN NDS Việt Nam và Kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc (sáng ngày 27/3/2013 ở Hà Nội); (2) Đầu tư của DN ngành CN NDS Việt Nam và Triển vọng hợp tác với Hàn Quốc (chiều ngày 29/3/2013 ở TP. Hồ Chí Minh). Hội thảo đã tập trung phân tích thực trạng phát triển ngành CN NDS ở Việt Nam cũng như kinh nghiệm phát triển ngành CN này của Hàn Quốc; những triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong đầu tư vào ngành CN NDS trong đó có hợp tác về NL.

Luận án tiến sĩ “Quan hệ giữa năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp

và hỗ trợ phát triển Cluster (cụm ngành): nghiên cứu Cluster CN NDS ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Vẹn [82], đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết nền tảng

Cluster, năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển Cluster, xác định thang đo mơ hình nghiên cứu giúp tiếp cận lý thuyết Cluster với 3 thành phần chính, đó là: (1) tác nhân tác động đến năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp; (2) nhận thức tác động tổng thể năng lực cạnh tranh ngành cơng nghiệp và (3) những yếu tố thuộc nhóm hỗ trợ phát triển Cluster. Thang đo trong nghiên cứu này góp phần vào việc đặc thù hóa thang đo lường mối quan hệ năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp và hỗ trợ phát triển Cluster thuộc ngành CN NDS ở Việt Nam và đề xuất các hàm ý chính sách và quản trị, khi ra quyết định nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ phát triển Cluster trong bối cảnh phát triển ngành CN NDS Việt Nam.

Bài “Cơ hội và thách thức để phát triển ngành công nghiệp nội dung số

của Việt Nam” [31]. Tác giả Bùi Thị Thanh Diệu khẳng định CN NDS là một

ngành kinh tế mới nhưng phát triển rất nhanh, Nhà nước cần nhanh chóng nhận diện rõ ngành kinh tế này để có biện pháp quản lý, thúc đẩy

phát triển phù hợp. Bởi lẽ đây là ngành kinh tế mang hàm lượng trí tuệ cao, lợi nhuận lớn, đồng thời là động lực và phương tiện để đẩy nhanh q trình tiến tới xã hội thơng tin, kinh tế tri thức. Công nghiệp NDS sẽ là nền tảng để các chương trình ứng dụng cơng nghệ thơng tin, chương trình Chính phủ điện tử, chương trình tin học hố nền hành chính nhanh chóng đạt được mục tiêu, đồng thời đây cũng là ngành kinh tế tốt có vai trị chủ chốt trong định hướng cạnh tranh hội nhập và phát triển xã hội trong tương lai.

Những nghiên cứu kinh nghiệm các nước về phát triển NL ngành CN NDS, như “Những nét mới trong đào tạo và thu hút NL công nghệ cao của Ấn

Độ” [80] tập trung phân tích làm rõ thực trạng đào tạo và thu hút NL công nghệ cao của Ấn Độ thời gian qua, đồng thời nêu một số nét mới trong cơng tác này so với những gì mà Ấn Độ đã làm, từ đó đưa ra một số đánh giá về những mặt được và chưa được của chính sách đào tạo và thu hút NL công nghệ cao của Ấn Độ, đề xuất một số khuyến nghị cho chính sách đào tạo và thu hút NL công nghệ cao của Việt Nam.

Bài “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở một số nước và bài học

kinh nghiệm cho Việt Nam” [48]. Đề tài đã nêu tổng quan kinh nghiệm của

Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore để rút ra cần thực hiện mơ hình giáo dục đại học đại chúng, đầu tư để phát triển giáo dục đại học quốc gia, phải thực sự là quốc sách hàng đầu, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu thị trường, tạo điều kiện tốt cho nguồn nhân lực trẻ tài năng, tăng cường công tác đào tạo nghề, và kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 31 - 33)