Q trình phát triển ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 84 - 88)

- Kết quả đạt được về thực tiễn

3.1.2.Q trình phát triển ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam

Từ khi được ra đời, ngành CN NDS Việt Nam đã có những phát triển nhanh chóng. Bảng 3.1 cho thấy sự tăng trưởng trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ internet của ngành giai đoạn 2003-2005.

Bảng 3.1: Tổng hợp hiện trạng Internet ở Việt Nam 2003-2005 TT Số liệu thống kê Đơn vị Tháng Tháng Tháng

tính 5/2003 5/2004 10/2005

1 Số lượng thuê bao Internet qui đổi Thuê bao 449.959 1.164.893 2.478.4332 Số người sử dụng Internet người 1.799.836 4.700.372 9.213.020 2 Số người sử dụng Internet người 1.799.836 4.700.372 9.213.020 3 Tỷ lệ người sử dụng/ dân số Việt Nam % 2,25 5,77 11,10 4 Dung lượng kết nối Internet quốc tế Mbit/s 255 1.038 3.507 5 Lưu lượng Internet trong nước trao Gbyte 0 2.969 2.084.413.3

đổi giữa các IXP

6 Tên miền Internet .vn Tên 2.746 7.088 13.295

7 Địa chỉ IP sử dụng IP 61.680 152.064 755.200

Việt Nam đã có bước tiến bộ vượt bậc, là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển viễn thông và Internet nhanh và rộng. Hạ tầng viễn thơng đạt trình độ hiện đại về cơng nghệ, đáp ứng mọi loại dịch vụ theo nhu cầu của xã hội. Thế giới có dịch vụ nào, Việt Nam cũng có thể cung cấp dịch vụ đó khi có yêu cầu. Mạng truyền dẫn cáp quang đã lan rộng tạo nền móng vững chắc cho một mạng thông tin băng rộng đa dịch vụ, an toàn và chất lượng cao. Một số tổng đài thế hệ mới NGN đã được đưa dần vào khai thác trong mạng lưới, cập nhật với các công nghệ mới nhất và đáp ứng hướng hội tụ các tính năng nghe, nhìn và truyền số liệu của các dịch vụ: bưu chính, viễn thơng, Internet và phát thanh truyền hình trên một mạng lưới duy nhất. Dung lượng kết nối Internet Việt Nam với quốc tế đã đạt 3.770 Mbps vào loại cao nhất trong khu vực nếu tính bình qn trên một th bao Internet.

Tính đến cuối năm 2005, tổng số thuê bao điện thoại của Việt Nam đã đạt gần 18 triệu, tương ứng mật độ khoảng 21 máy/ 100 dân. Điện thoại được phổ cập rộng rãi tới vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. 100% tổng số xã trong cả nước đã có máy điện thoại. Sự tăng nhanh của mật độ điện thoại nhờ có sự bùng nổ của thơng tin di động. Trong 5 năm, trong khi tốc độ phát triển bình qn của thơng tin di động thế giới đạt 34-35%/năm, của Châu Á-Thái Bình Dương - khu vực phát triển kinh tế năng động nhất đạt 39,5% thì ở Việt Nam trong vịng 2-3 năm tốc độ phát triển thơng tin di động đã cao gấp đôi so với thế giới, đạt 60-65%/năm. Sự ứng dụng nhanh các công nghệ mới, sự tăng trưởng của kinh tế và mức sống nhân dân, tiến trình mở cửa cạnh tranh, lộ trình giảm cước... là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển đó tại Việt Nam [80].

Internet Việt Nam có sức tăng trưởng rất lớn, chỉ trong 3 năm kể từ lúc Internet tại Việt Nam chính thức đi vào hoạt động tháng 11/1997, mạng

lưới hạ tầng mạng đã kết nối đến 64/64 tỉnh thành trên toàn quốc, người dân đều có thể truy nhập Internet qua mạng điện thoại công cộng (PSTN) tại địa phương. Chỉ trong hai năm 2004-2005, số thuê bao Internet tăng 2,38 lần, số người dùng Internet tăng 1,6 lần, hiện đạt mật độ người sử dụng Internet gần 15%... [80]. Nhiều trang báo điện tử được ra đời và hoạt động trong năm 2001-2005, như Thanhnien Online, Tuoitre Online, Vietnamnet, Vnexpress, Dân Trí…, từ năm 2005 trở đi xuất hiện thêm các dạng blog, các địa chỉ web của các cá nhân, cơ quan, các diễn đàn…

Để khẳng định và thúc đẩy phát triển CN NDS, Luật CNTT (2006) nêu định nghĩa: “Thông tin số là thông tin được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số” [64]. Theo đó, CN NDS là một lĩnh vực thuộc ngành CN CNTT, bao gồm các hoạt động sản xuất và cung cấp sản phẩm nội dung thông tin số, tức các thông tin được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số.

Để khuyến khích, thúc đẩy phát triển ngành CN NDS, ngày 03/5/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 71/2007/NĐ-CP, Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật CNTT về công nghiệp CNTT. Trong đó, quy định Nhà nước áp dụng mức ưu đãi cao nhất cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động CN NDS theo quy định của pháp luật, bao gồm các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất sản phẩm NDS được hưởng chế độ ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật thuế và ưu đãi sử dụng đất; các sản phẩm NDS được sản xuất tại Việt Nam được áp dụng mức ưu đãi cao nhất về thuế giá trị gia tăng và thuế xuất khẩu.

Những căn cứ pháp lý được tiếp tục bổ sung hoàn thiện. Ngày 15/7/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 77/2012/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thơng tin trên mạng. Ngày 12/11/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 118/2015/NĐ-CP, quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành về Luật đầu tư (có điều khoản liên quan hỗ trợ). Ngày 1/3/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013/NĐ-CP.

Đặc biệt, Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 26/05/2016 của Chính phủ về Chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam, trong đó có liên quan đến CN NDS, bao gồm giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực CNTT (nội dung này tuy không trực tiếp liên quan đến NDS nhưng áp dụng khả thi vì hiện nay nhiều cơng nghệ cao được sử dụng trong sản xuất NDS); trường hợp dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực CNTT cần đặc biệt khuyến khích đầu tư, có sử dụng thường xun trên 1,000 lao động (kể cả trường hợp dự án đã hết thời gian 15 năm hưởng thuế suất 10%), được kéo dài thêm thời gian áp dụng mức thuế suất 10% trong 15 năm.

Hoạt động sản xuất kinh doanh NDS cơ bản hiện nay ở Việt Nam bao gồm hai nhánh chính là trị chơi điện tử và truyền hình trả tiền. Sản phẩm trị chơi điện tử thiên về nhập khẩu, phát hành đến nay các doanh nghiệp đã có quan tâm hơn đến làm chủ cơng nghệ và có chiến lược đầu tư lâu dài để sản xuất và sản xuất gia công các phần mềm trò chơi điện tử theo yêu cầu của từng thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp game tiêu biểu hiện nay gồm VNG, VTCmobile, CMN Online, SohaGame, ME Corp, Gamota. Sản phẩm truyền hình trả tiền sử dụng giao thức internet ở Việt Nam chủ yếu là dạng IPTV (Internet Protocol Television) do các nhà mạng cung cấp. Truyền hình internet dạng OTT (Over The Top) cũng đã có một số đơn vị cung cấp, truyền tải nội dung như các gói dữ liệu riêng biệt đến khách hàng. Những sản phẩm này được phổ cập vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, như phục vụ giáo dục, sách, tài liệu dưới dạng số, sản phẩm giải trí, giáo dục trên mạng viễn thơng di động và cố định, các loại trò chơi

điện tử, thư viện số, kho dữ liệu số, phim số, ảnh số, nhạc số, quảng cáo số... Có thể khái qt tình hình phát triển ngành CN NDS bằng bảng 3.2 dưới đây.

Bảng 3.2: Bức tranh về ngành công nghiệp nội dung số của Việt Nam 2015-2018

TT Nhóm, tên chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2016 2017 2018

1 Số DN đăng ký hoạt động DN 2.339 2.700 3202 4.500

2 Số lượng lao động Người 44.320 46.647 55.908 57.000

3 Doanh thu Triệu USD 638 739 799 1.000

4 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 503 661 734 822

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 84 - 88)