Các tiêu chí định tính

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 63 - 65)

- Kết quả đạt được về thực tiễn

2.2.2.1.Các tiêu chí định tính

Trên thực tế có rất nhiều các tiêu chí định tính đánh giá NL để phát triển ngành CN NDS, ví dụ như kỹ năng mềm, sự lạc quan, sự trung thực, sự nhiệt tình, sự tơn trọng, giờ giấc, độ tin cậy... Tuy những phẩm chất này không thể đo đếm được, nhưng nhà quản lý và những người lao động có thể cảm nhận được thông qua thái độ, phong cách và việc làm hàng ngày của NL.

- Tiêu chí về kỹ năng mềm. Nếu trình độ chun mơn, kỹ thuật, kiến

thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên mơn được gọi là những "kỹ năng cứng", thì "kỹ năng mềm" biểu thị ở kỹ năng thực hành xã hội. Đó là các phẩm chất liên quan đến trí tuệ xúc cảm của con người như:

kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới. Các kỹ năng này thuộc về tính cách của con người, khơng mang tính chun mơn, khơng thể định lượng, khơng phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, nhưng có tầm quan trọng trong quyết định khả năng một người có thể hồn thành cơng việc, trở thành nhà lãnh đạo, nhà thương thuyết hay người sẵn sàng hợp tác, sáng tạo, giải quyết vấn đề.

- Tiêu chí về yếu tố tâm lực: Xác định mức độ đạt được về ý chí, tinh

thần, thái độ, tính kỷ luật, tính trách nhiệm của NL khi thực hiện công việc được giao. Các mức độ này có thể nhận biết thơng qua hành vi ứng xử và

hoạt động lao động của mỗi người. Nó cũng có thể làm tiêu thức đánh giá chất lượng của một tập thể người lao động trong một tổ chức. Nếu tập thể đó có sự cộng tác gắn bó giữa các cá nhân, làm việc có trách nhiệm, có tỉnh kỷ luật cao và đều hướng vào nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, của ngành thì đó là tập thể có chất lượng. Tuy khơng thể định lượng yếu tố tâm lực, nhưng người ta có thể dựa vào thực tiễn các quan hệ hàng ngày trong công việc, giao tiếp và thái độ của mỗi người lao động để đánh giá. Những đánh giá thường nhằm vào xác định tính lạc quan, tính trung thực, sự nhiệt tình, sự tơn trọng, hành vi thực hiện nghiêm túc giờ giấc lao động, độ tin cậy, tính cẩn trọng.

Về tính lạc quan, nếu cảm nhận thấy người lao động ln có tinh thần tích cực làm việc thì đó là người có thể gắn bó lâu dài được với DN, với ngành và có sự cầu tiến. Đây là những người muốn được cống hiến nhiều và mang đến cho mơi trường làm việc tính chun nghiệp, thân thiện và tích cực.

Về tính trung thực, tuy phẩm chất này nhiều khi bất lợi cho nhà kinh doanh, nhưng đối với nhà quản lý thì lại là yếu tố cần thiết để đánh giá phẩm chất và khả năng hồn thành cơng việc của một người lao động trong DN, trong ngành. Một người lao động có sự trung thực ln được đánh giá cao bởi họ biết phân biệt đúng sai, có tư tưởng cầu tiến bộ.

Về sự nhiệt tình. Có thể thấy rằng nhiệt tình trong cơng việc sẽ giúp khơng khí làm việc khẩn trương và chun nghiệp hơn, được những người cùng làm việc coi trọng, mà còn được khách hàng đánh giá cao. Sự nhiệt tình là yếu tố có thể đem lại kết quả cơng việc tốt, nhanh chóng.

- Tiêu chí về sự tôn trọng. Khi làm việc, người lao động cần có sự tơn

trọng với chính cấp trên và đồng nghiệp của mình. Sau đó chính là sự tơn trọng đối với khách hàng. Đồng thời, nhà quản lý cũng phải có sư tơn trọng đối với các nhân viên làm việc trong tổ chức của mình. Nếu khơng có

sự tơn trọng thì cũng khơng thể phát huy tính tích cực, sáng tạo của người lao động. Họ sẽ khơng thể “hết mình” làm việc cho cơng ty.

- Tiêu chí về việc thực hiện nghiêm túc giờ giấc. Đây là tiêu chí quan

trọng để đánh giá tính chuyên nghiệp của mỗi nhân viên và nhà quản trị. Quản lý thời gian làm việc hiệu quả cũng là một trong những tiêu chí đánh

giá NL, bạn không cần làm việc 12-14 giờ mỗi ngày nhưng khoảng thời gian bạn làm việc phải thực sự mang lại hiệu quả. Điều đó mới là quan trọng nhất.

- Tiêu chí về độ tin cậy, cẩn trọng. Có thể thấy rằng việc chăm lo công

việc, cẩn trọng là yếu tố mang lại hiệu quả công việc tốt, sự tin tưởng từ các đồng nghiệp và cấp trên. Thận trọng khi xử lý công việc là điều không bao giờ thừa, bởi lẽ nó sẽ tránh được những sai sót khơng cần thiết có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 63 - 65)