Hƣớng nghiên cứu nội dung bảo đảm nhân lực để phát triển ngành công nghiệp nội dung số

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 25 - 27)

ngành công nghiệp nội dung số

Song song với các nghiên cứu về vốn NL, ngành CN NDS, các tác giả ở các nước còn hướng nghiên cứu vào nội dung bảo đảm NL để phát triển ngành CN NDS. Chủ yếu là:

Cuốn sách“Human Resource Management” (Quản trị nguồn NL) [132] của H. John Bernardin đã tập trung vào việc nâng cao năng lực cá nhân trong khi cung cấp cách tiếp cận lý luận và thực tiễn liên quan đến việc nghiên cứu quản trị nguồn NL. Tác giả nêu quan niệm về quản trị

nguồn NL, kinh nghiệm thực tiễn về quản trị nguồn NL.

Báo cáo “The Supply of Information Technology Workers in the United

States” (Nguồn cung lao động công nghệ thông tin ở Mỹ) [108], viết và đánh

giá về thực trạng cung và cầu về NL trong ngành công nghệ thông tin ở Mỹ và đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển nguồn lực này.

Ngồi ra, cịn có cuốn “Human Resource Development for Information

Technology” (Phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghệ thông tin)

[103] khẳng định công nghệ, con người và nơi làm việc điện tử là những nhân tố mà các tổ chức đang di chuyển nhanh chóng sử dụng để đáp ứng yêu cầu kinh doanh đang thay đổi mạnh mẽ thông qua sử dụng cơng nghệ để tạo ra những q trình kinh doanh mới, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và triển khai các hoạt động quản lý mới. Trong bối cảnh hiện nay, các tổ chức phát triển thành công đã coi việc phát triển kết hợp công nghệ thông tin và nguồn NL là ưu tiên hàng đầu của mình. Với sự trợ giúp các chuyên gia NL, các tổ chức cần nắm được các khía cạnh liên quan đến các vấn đề về con người và cơng nghệ để có thể tạo ra một nơi làm việc điện tử hiệu quả. Tác giả còn so sánh các phương pháp và công cụ mà các tổ chức có thể sử

dụng để tạo ra các biện pháp phát triển nguồn NL đáp ứng tốt nhất nhu cầu của tổ chức.

Báo cáo “Information Technology Workforce Crisis: Planning for the

Next Environment” (Khủng hoảng lực lượng lao động công nghệ thông tin: lập kế hoạch trong môi trường mới) [151], đề cập đến các nhu cầu chương trình của cơ quan mới trong sự hỗ trợ sự phát triển năng lực của các DN và sự thiếu hụt NL cơng nghệ thơng tin, cần có sự hỗ trợ của chính phủ mới giải quyết sự thiếu hụt này có hiệu quả.

Bên cạnh đó, cịn có một số nghiên cứu về kinh nghiệm bảo đảm NL để phát triển ngành CN NDS ở một số nước, như cuốn: “Information Technology

Policy and Strategy Papers for Nepal”(Nghiên cứu chính sách và chiến lược công nghệ thông tin cho Nepal) [104], trong đó có chương “Human Resources

Development: Information Technology for Development” (Phát triển nguồn NL: cơng nghệ thơng tin vì mục tiêu phát triển) đã phân tích, đánh giá thực trạng nguồn NL của Nepal nhất là số lượng NL trong ngành công nghệ thông tin thông qua mô tả hệ thống giáo

dục quốc gia của Nepal. Tác giả cũng phân tích những điểm mạnh và điểm yếu về NL trong ngành công nghệ thông tin của Nepal.

Nghiên cứu của Joan McNaboe về “Skills Requirements of the Digital

Content Industry in Ireland: Phase 1” (Các kỹ năng cần thiết cho ngành CN NDS Ireland: Giai đoạn 1) [137], đánh giá những yêu cầu về mặt kỹ năng đối

với ngành CN NDS mới xuất hiện ở Ireland trong bối cảnh các kỹ năng do hệ thống giáo dục và đào tạo cung cấp. Nghiên cứu này đặc biệt lưu ý đến NL trong các ngành nghề như trò chơi, học tập trực tuyến và lĩnh vực di động/không dây- những ngành nghề được coi là mang lại tốc độ tăng trưởng đáng kể cho Ireland theo báo cáo trước đó của Forfass.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w