Thực trạng cơ cấu nhân lực của ngành

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 109 - 112)

- Kết quả đạt được về thực tiễn

3.2.2.3.Thực trạng cơ cấu nhân lực của ngành

1 Nâng cao năng lực Bộ Giáo dục Bộ Thông 205 Quy định tại đào tạo về CNTTvà Đào tạo; 8tin và Điểm a Khoản

3.2.2.3.Thực trạng cơ cấu nhân lực của ngành

Cơ cấu NL theo ngành: Ngành CN NDS là ngành mới và có tính đa

dạng về cơng nghệ sản xuất, đa dạng về sản phẩm và dịch vụ như: tài liệu học tập, dịch vụ giáo dục trực tuyến; các trò chơi điện tử, trị chơi tương tác qua truyền hình, trị chơi trực tuyến; dịch vụ phát triển nội dung mạng di động, thư viện số, kho dữ liệu số; các dịch vụ phát triển nội dung cho Internet... Cơ cấu NL theo ngành, lĩnh vực mà người lao động đảm nhiệm, nếu so sánh giữa năm 2018 với năm 2008 thì về cơ bản là khơng có sự chuyển dịch và tương đối định giữa các lĩnh vực hoạt động trong ngành. Ví dụ, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực IT tại năm 2008 và năm 2018 đều là 25,0% trong tổng số NL trong ngành CN NDS; trong lĩnh vực sáng tạo, phát triển NDS, marketing và hỗ trợ kinh doanh, dịch vụ khách hàng cũng đều có một tỉ lệ tương đối ổn định trong suốt thời gian từ năm 2008 đến năm 2018 (Hình 3.6).

Hình 3.6: Tỷ trọng nhân lực làm việc trong các lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam năm 2008 và năm 2018

Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của NL: Trong giai đoạn 2008-

2018, cơ cấu NL theo trình độ chun mơn kỹ thuật đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo đã ngày càng tăng từ 97% trong tổng lực lượng lao động toàn ngành năm 2008 lên 99,6% vào năm 2018. Theo đó, tỉ lệ lao động phổ thơng được giảm từ 3,0% ở năm 2008 xuống còn 0,4% vào năm 2016. Trong giai đoạn này, tỉ lệ lao động được đào tạo ở trình cơng nhân kỹ thuật và trung cấp nghề từ 7,0% tổng lực lượng lao động của ngành năm 2008 đã giảm xuống bằng mức 1,1% vào năm 2018; số người có trình độ cao đẳng và đại học từ 75,0% trong năm 2008 tăng lên 84,4% vào năm 2018[16]. Số người có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ trong ngành tuy không thấy tăng hay giảm rõ rệt, nhưng thực tế đã có thêm nhiều người làm việc trong ngành thi và trúng tuyển các hệ đào tạo cao học và nghiên cứu sinh tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước và đã đạt được các bậc học rồi trở về làm việc. Do có sự di chuyển lao động, nên một bộ phận NL có trình độ cao đã đứng ra thành lập DN ở các ngành CN có liên quan (như CN phần cứng, cơng nghiệp phần mềm, dịch vụ cơng nghệ thơng tin...) hoặc tìm việc làm ở các DN khác hấp dẫn và có mức thu nhập cao hơn. Hình 3.3 mơ tả quy mơ NL ngành cơng nghệ thông tin của Việt Nam phân chia theo lĩnh vực hoạt động giai đoạn 2008 - 2018 đã cho thấy tỉ trọng NL của ngành công nghiệp nội dung số được duy trì tương đối ổn định, trong khi của ngành CN phần cứng lại có mức tăng trưởng rất cao. Hình 3.7 cho thấy sự biến đổi cơ cấu NL theo trình độ chun mơn kỹ thuật của ngành trong giai đoạn 11 năm qua [16].

Hình 3.7: Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhân lực tại ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam năm 2008 và năm 2018

Nguồn: Tổng hợp từ sách trắng CNTT các năm [16]

Cơ cấu về độ tuổi của người lao động: Do là ngành CN mới, nên độ

tuổi của người lao động chủ yếu là tương đối trẻ. Tỷ lệ lực lượng lao động trong ngành CN NDS có ở độ tuổi từ 22 đến dưới 30 trong năm 2008 và năm 2018 đều là 27,0% trong tổng số lao động của ngành; số lao động có độ tuổi 31-39 trong năm 2008 là 34,0%, năm 2018 là 35,0%; số lao động có độ tuổi 40-49 trong năm 2008 là 19,0%, thì năm 2018 cũng khoảng trên 19,0% một ít. Số lao động trong độ tuổi dưới 40 chiếm tới 62-63% tổng lực lượng lao động của toàn ngành. Như vậy, lao động làm việc trong ngành CN NDS chủ yếu là những người trẻ tuổi, có nhiều ưu điểm của tuổi trẻ như năng động, thích khám phá và sẵn sàng làm việc hết mình (Hình 3.8).

Hình 3.8: Cơ cấu độ tuổi của người lao động trong ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam năm 2008 và năm 2018

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 109 - 112)