Mở rộng và nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực để phát triển ngành công nghiệp nội dung số

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 144 - 149)

- Kết quả đạt được về thực tiễn

4.2.3.Mở rộng và nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực để phát triển ngành công nghiệp nội dung số

1 Nâng cao năng lực Bộ Giáo dục Bộ Thông 205 Quy định tại đào tạo về CNTTvà Đào tạo; 8tin và Điểm a Khoản

4.2.3.Mở rộng và nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực để phát triển ngành công nghiệp nội dung số

triển ngành công nghiệp nội dung số

Việt Nam đang thiếu một nguồn lực chất lượng cao, có trình độ chun mơn, sẵn sàng đón nhận và bắt kịp với những biến chuyển khơng ngừng của ngành công nghệ số trên thế giới, chưa xây dựng được nguồn NL có khả năng tạo ra những sản phẩm mang tính đột phá, đủ sức cạnh tranh với thị trường thế giới trong lĩnh vực NDS. Trong báo cáo của Measuring the Information Society 2014 (Đo lường xã hội thơng tin) của Liên đồn Viễn thơng quốc tế (ITU), chỉ số kỹ năng CNTT-TT của VN năm 2011 đứng ở vị trí 108/152 (giữ nguyên so với năm 2008), năm 2012 nâng lên vị trí thứ 99 nhưng đến năm 2013 lại tụt xuống vị trí 101 đứng sau rất nhiều nước trong khu vực Châu Á như Thái Lan (81), Trung Quốc (86), Malaysia (71). Do đó, trong những năm tới cần đẩy mạnh việc mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo NL cho ngành CN NDS, cụ thể như sau:

Về mục tiêu, nhanh chóng mở rộng quy mơ đào tạo để đáp ứng nhu cầu

NL cho ngành CN NDS trong những thập kỷ tới, gắn với mở rộng quy mơ là tiêu chuẩn hóa chất lượng đạo tạo thơng qua hệ thống chứng chỉ chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm mục tiêu xây dựng NL đủ về số lượng, có chất lượng cao và cơ cấu phù hợp.

Về chủ thể và cách thức tổ chức thực hiện:

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Bộ GD&ĐT là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ngành nghề, trên cơ sở chiến lược phát triển NL cho ngành CN NDS được chính phủ ban hành tổ chức thực hiện các nội dung như: chỉ đạo các cơ sở đào tạo phối hợp với DN xây dựng khung chương trình đào tạo phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; giao chỉ tiêu đào tạo cho các trường đại học có đội ngũ cán bộ giảng viên đáp ứng được yêu cầu đào tạo NL cho ngành CN NDS; thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo để đảm bảo chất lượng và kịp thời

điều chỉnh nội dung đào tạo cho phù hợp với xu hướng phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới.

Nguyên tắc đào tạo NL ngành CN NDS là dựa theo nhu cầu xã hội, tăng tính ứng dụng và thực hành, giảm thiểu tính hàn lâm trong chương trình đào tạo thì quá trình đào tạo cần chú trọng những khía cạnh sau: số lượng, cơ cấu trình độ, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, vị trí làm việc, phù hợp với công nghệ sản xuất, kinh doanh của DN trên cơ sở các cơ chế, chính sách và định hướng của Nhà nước.Để nâng cao hiệu quả đào tạo NL ngành CN NDS, gắn với nhu cầu thực tiễn của xã hội cần phát huy được vai trò của cả các cơ sở giáo dục đào tạo và DN.

Đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở đào tạo về CNTT nói chung và CN NDS nói riêng có thể ký kết, thực hiện các hợp đồng đào tạo theo “đơn đặt hàng” của các công ty, các nhà tuyển dụng. Muốn vậy, cần tạo ra sự gắn kết giữa cơ sở giáo dục, đào tạo với các DN. Các cơ sở giáo dục, đào tạo cần duy trì mối quan hệ mật thiết với các DN trong lĩnh vực CN NDS để tạo điều kiện cho sinh viên thực tập nghề, tham gia những hoạt động vừa sức tại các DN. Đặc biệt, các cơ sở giáo dục, đào tạo có thể mời các chuyên gia tại các DN cùng tham gia xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo và phản biện đồ án, cơng trình của sinh viên.

Thực tế phát triển của các DN trong lĩnh vực CN NDS hiện nay cho thấy cần phải có NL có chất lượng với nhiều cấp, bậc khác nhau, từ công nhân lành nghề, kỹ thuật viên, chuyên viên đến kỹ sư với trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Các cơ sở giáo dục và đào tạo cần cung cấp các khoá đào tạo phù hợp để cung cấp NL ngành CN NDS, đáp ứng nhiều vị trí cơng việc với các cấp độ khác nhau, chương trình đào tạo cần được thiết kế vừa sức, phù hợp đối tượng người học, coi trọng việc cung cấp kiến thức cơ bản nền tảng và kỹ năng nghề nghiệp. Ngồi các trình độ đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học thì cần phát triển

các loại hình đào tạo kỹ thuật viên, chuyên viên CNTT. Các chương trình đào tạo cần định hướng nghề nghiệp và có tính liên thơng. Cơng tác đào tạo cũng cần được tổ chức linh hoạt, nhịp nhàng, có thể theo cách hợp đồng đào tạo trọn gói, đào tạo theo ê kíp làm việc trong dây chuyền cơng nghệ, đào tạo xen kẽ kết hợp đào tạo ở trường và ở DN hoặc tổ chức thành các lớp gửi vào cơ sở đào tạo, đào tạo bán thời gian (đào tạo theo địa chỉ). Thêm vào đó, đặc thù của ngành CN NDS địi hỏi khả năng sáng tạo khơng giới hạn của NL, do đó, khuyến khích giới trẻ sáng tạo, đặc biệt là các bạn trẻ hoạt động trong lĩnh vực CN NDS là việc nên làm nhằm đưa đến sự ra đời của nhiều hơn nữa những “triệu phú công nghệ” như Nguyễn Hà Đông

- tác giả ứng dụng game Flappy Bird nổi tiếng toàn cầu trong thời gian qua. Về cơ bản, các cơ sở giáo dục - đào tạo trong quá trình đào tạo NL ngành CN NDS cần hướng đến xây dựng cho NL hội đủ các phẩm chất như: Tính sáng tạo, Tính hợp tác, khả năng làm việc theo dự án; Tính hợp nhất - sự

am hiểu trong các lĩnh vực...

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành CN NDS, các DN cần làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo để hợp tác với các cơ sở đào tạo trong sử dụng chương trình và giáo trình chun mơn mà các tập đồn lớn cung cấp để đưa vào giảng dạy cho sinh viên theo yêu cầu của DN; tăng cường trao đổi thông tin về cung - cầu lao động thơng qua thúc đẩy có hiệu quả hoạt động giao dịch việc làm tại các sàn giao dịch việc làm; phản ánh thường xuyên về chất lượng NL được cung ứng qua các hợp đồng đào tạo kí kết với cơ sở đào tạo.

Doanh nghiệp phối hợp với các cơ sở đào tạo trong nước tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn nâng cao, chuyên sâu về các kỹ năng, công nghệ cho NL ngành CN NDS trong DN mình; tăng cường hợp tác với các DN đối tác chiến lược để đưa lao động ra nước ngoài học tập và làm việc. DN chú trọng sử dụng linh hoạt rất nhiều hình thức đào tạo chi phí ít như đào tạo

nội bộ với nguồn giảng viên là những nhà quản lý có kinh nghiệm và những nhân lực làm việc hiệu quả. Đào tạo trực tuyến cũng có thể giúp DN tiết kiệm thời gian, chi phí đào tạo mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc của nhân viên. Ngành CN NDS có đặc điểm là gần như tồn bộ nguồn NL làm việc thông qua hệ thống máy tính và nối mạng, vì vậy đây là một lợi thế cho đào tạo trực tuyến.

Bên cạnh đó, các DN cần chi trả kinh phí học bổng, đào tạo nâng cao, đào tạo lại NL cho các cơ sở đào tạo trên nguyên tắc nhà trường và DN cùng quan tâm đến lợi ích của nhau và lợi ích của người học. Điều này vừa thể hiện trách nhiệm, vừa thể hiện tính nhân văn của các DN và cần phải được “luật hoá” thành những quy định cụ thể.

Ngoài ra, vấn đề tăng cường các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm giải quyết những vấn đề thực tế của ngành CN NDS cũng là một giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên, thu hút sinh viên giỏi tham gia nghiên cứu khoa học. Các DN NDS chính là nơi đặt ra các bài toán, các đề tài cho các nhà khoa học ở các cơ sở giáo dục; quá trình đào tạo được tiến hành thông qua thực hiện các dự án, các đề tài nghiên cứu. Giải pháp này đã được thực hiện tốt tại các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan.

Tóm lại, việc mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo NL phục vụ sự phát triển ngành CN NDS cần được thực hiện thông qua các nội dung sau:

Một là, Đảng và Nhà nước xây dựng và ban hành quy hoạch, kế hoạch

đào tạo nguồn NL ngành CN NDS; đưa vào chương trình đào tạo chính quy của các trường đại học, cao đẳng các khóa học, môn học chuyên ngành về CN NDS.

Hai là, các cơ sở đào tạo có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tham

thơng qua các chương trình liên kết, trao đổi, giao lưu đào tạo với các tổ chức nghiên cứu, đào tạo hàng đầu tại các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Ba là, Nhà nước khuyến khích mơ hình đào tạo liên kết giữa DN với

trường đại học và các viện nghiên cứu trong và ngoài nước để phát triển NL cho ngành CN NDS. Các cơ sở giáo dục, đào tạo cần duy trì mối quan hệ mật thiết với các DN trong lĩnh vực CN NDS để làm nơi cho sinh viên thực tập nghề, tham gia những hoạt động vừa sức tại các DN. Đặc biệt, các cơ sở giáo dục, đào tạo có thể mời các chuyên gia tại các DN cùng tham gia xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo và phản biện các đồ án, cơng trình của sinh viên. Trên thực tế, mơ hình này đã được áp dụng thành cơng ở nhiều nước phát triển trong cộng đồng EU như Đức, Hà Lan…

Bốn là, trong bối cảnh NL về ngành CN NDS cịn rất khan hiếm như

hiện nay, Chính phủ khuyến khích các DN NDS đầu tư cho quá trình đào tạo, tự chuẩn bị nguồn NL phục vụ cho sự phát triển của mình. Việc DN CN NDS đầu tư cho giáo dục đào tạo khơng chỉ giúp chuẩn bị NL cho chính mình mà cịn sẵn sàng cung cấp NL chất lượng cao cho cả xã hội. Mỗi DN CN NDS cần phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề phát triển NL, coi đó là mục tiêu hàng đầu của DN, là điều kiện quyết định để các DN có thể đứng vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Năm là, Nhà nước cũng cần ưu tiên dành thêm các suất học bổng đào

tạo đại học và sau đại học ở nước ngồi trong các chương trình học bổng hỗ trợ phát triển, học bổng từ ngân sách nhà nước cho các ứng viên theo học về chuyên ngành truyền thông đa phương tiện, nội dung thơng tin số.

Sáu là, cần có sự phối hợp giữa các Bộ ban ngành có liên quan để tạo ra

cơ chế phối hợp tổng hợp cho quá trình hình thành và phát triển NL ngành CN NDS.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 144 - 149)