Các nhân tố ảnh hưởngđến hoạtđộng xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 38 - 47)

Xuất khẩu hàng hóa nói chung, XK gạo nói riêng là một hoạt động trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa của quá trình tái sản xuất hàng hóa mở rộng. Hoạt động đó không chỉ diễn ra riêng biệt giữa các chủ thể mà còn có sự tham gia của cả hệ thống kinh tế, chịu sự điều hành của các công cụ và chính sách vĩ mô…

Đối với hoạt động XK gạo là gồm một chuỗi các khâu liên hoàn với nhau: Sản xuất lúa gạo - Thu mua - Chế biến - Tiêu thụ/xuất khẩu.

- Sản xuất lúa gạo, cung cấp lúa nguyên liệu để chế biến GXK. Người nông dân, các tổ chức hợp tác xã hoặc nông trường là chủ thể sản xuất lúa. Sản xuất lúa gạo phụ thuộc vào diện tích đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết, kỹ thuật canh tác nông nghiệp…

- Thu gom, thu mua: là hoạt động của đội ngũ thu mua/thương lái thu mua lúa tươi tại ruộng, vận chuyển về để phơi sấy và gửi vào các cơ sở, nhà máy xay xát để chế biến lúa khô thành gạo lức (thóc đãđược tách bỏvỏtrấu), gạo lức này được thu gom/thương lái đem bán cho doanh nghiệp để tiếp tục chế biến xuất khẩu.

- Chế biến: gạo lức được lau bóng để thành GXK thành phẩm với tỷ lệ tấm khác nhau: 5%; 15%, 25%. Chất lượng GXK một phần phụ thuộc vào kỹ thuật, công nghệ chế biến, xay xát. Hầu hết các cơ sở chế biến gạo tách rời với các hoạt động thương mại gạo (thu mua và bán). Tuy vậy, giữa các cơ sở chế biến và thương mại thu mua lúa gạo thường có liên hệ chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn, các cơ sở chế biến thường hỗ trợ kho chứa đối với thương lái.

- Tiêu thụ/xuất khẩu: các doanh nghiệp làm nhiệm vụ XKG gồm các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và các danh nghiệp cung ứng gạo xuất khẩu, trong đó, các doanh nghiệp XKG là người giao dịch, ký hợp đồng, thực hiện các quy trình XKG ra nước ngoài. Bởi vậy, hoạt động XKG chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố dưới đây:

Một là: Đặc điểm của sản xuất lúa gạo

Cũng như nhiều nông sản xuất khẩu khác, quá trình sản xuất lúa gạo mang tính thời vụ và tính khu vực rõ rệt, do quá trình sản xuất lúa gạo được tiến hành trên các địa bàn khác nhau và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên: đất đai, nguồn nước, khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa… khi nghiên cứu về năng suất lao động và hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa gạo nói riêng, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định: Trong nông nghiệp, năng suất lao động bao gồm 2 nhân tố cấu thành là năng suất lao động gắn liền với các yếu tố tự nhiên và năng suất lao động gắn liền với các yếu tố kinh tế- xã hội. Vì thế, sản lượng nông nghiệp được tạo ra trong một đơn vị thời gian lao động hoặc sản lượng nông sản được tạo ra trên một đơn vị diện tích nông nghiệp phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên… Điều kiện tự nhiên thuận lợi là một nhân tố làm tăng năng suất lao động, do đó tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra trên cùng một đơn vị thời gian [56, tr.46].

Hai là:Sự biến động của thị trường gạo thế giới

Sự biến động của thị trường gạo thế giới tùy thuộc vào cung và cầu gạo trên thị trường thế giới và sự biến động của giá gạo trên thị trường và thị hiếu người tiêu dùng.

(1) Hoạt động XKG trước hết chịu ảnh hưởng bởi yếu tố cung và cầu về gạo trên thị trường thế giới.

Về cung: Cung về gạo phụ thuộc vào khả năng sản xuất, chế biến gạo của các quốc gia.

. Việc sản xuất lúa gạo lại phụ thuộc vào các yếu tố chính: diện tích đất đai dành cho sản xuất lúa gạo, ví như nước ta hiện nay có khoảng 4,0 triệu ha đất dành cho trồng lúa, thời tiết, khí hậu và việc áp dụng khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất lúa.

Chúng ta đều thấy rằng, trong những năm gần đây, do diễn biến thuận tiện của khí hậu, thời tiết… làm lượng lúa gạo trao đổi trên thị trường ngày càng nhiều, có nhiều quốc gia thừa lúa gạo để xuất khẩu, nhất là các nước đang phát triển.

Hiện nay, toàn thế giới có khoảng 15 nước XKG với mức từ 100.000 tấn/năm trở lên và trên 100 nước nhập khẩu gạo. Các nước XKG lớn là: Thái Lan, Mỹ, Việt Nam và một số nước khác chiếm khoảng hơn 70% lượng GXK của thế giới. Tổng lượng GXK thế giới niên vụ 2011/12ước đạt 38,672 triệu tấn, tăng 3,796 triệu tấn (10,88%) so với niên vụ 2010/11. Niên vụ 2011/12, trong các quốc gia sản xuất gạo hàng đầu thìẤn Độ và Việt Nam đã vượt qua Thái Lan trở thành những nước XKG lớn nhất nhì thế giới, với sản lượng khoảng 7,5 triệu tấn cho Việt Nam và 10,4 triệu tấn cho Ấn Độ.

Bảng 2.1: Các nước xuất khẩu gạo chủ yếu của thế giới

Nước 1989/1990 1996/1997 2004/2005 2007/2008 2009/2010 Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng Argentina 53 0,45 530 2,81 348 1,20 408 1,37 550 1,83 Campuchia 0 - 0 - 200 0,69 500 1,68 850 2,82 Trung Quốc 326 2,79 938 4,97 656 2,27 969 3,26 850 2,82 Ai Cập 85 0,73 201 1,07 1.095 3,78 750 2,52 600 1,99 Ấn Độ514 4,41 2.087 11,07 4.687 16,19 3.383 11,37 2.200 7,31 Pakistan 904 7,75 1.775 9,41 3.032 10,47 3.050 10,25 3.800 12,62 Thái Lan 3.938 22,76 5.216 27,66 7.274 25,13 10.011 33,65 9.000 29,90 Mỹ2.420 20,74 2.304 12,22 3.841 13,27 3.219 10,82 3.525 11,71 Uruguay 288 2,47 638 3,38 762 2,63 742 2,49 700 2,33 Việt Nam 1.670 14,32 3.327 17,65 5.174 17,87 4.649 15,63 6.200 20,60 Cácnướckhác 1.468 12,58 1.839 9,75 1.879 6,49 2.068 6,95 1.826 6,07 Thế giới 11.666 100,00 18.855 100,00 28.948 100,00 29.749 100,00 30.101 100,00

Nguồn: Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo năm 2010 của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn [83]

Hộp 2.1: 10 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới năm 2012

1.Ấn Độ: Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ(USDA) kết thúc năm 2012, Ấn Độcó thể xuất khẩu được 8 triệu tấn gạo, vượt qua cả Thái Lan và Việt Nam để trở thành quốc gia XKG lớn nhất thế giới.

2. Việt Nam: Duy trì vị trí thứ 2 sau Ấn Độ về XKG với số lượng 7,7 triệu tấn, tăng 0,6 triệu tấn so với năm 2011, vượt qua cường quốc XKG Thái Lan (năm 2011 XKG của Việt Nam là 7,1 triệu tấn).

3. Thái Lan: Từ một nước đứng đầu thế giới đã nhường chỗ cho Ấn Độ đứng thứ 1 và Việt Nam đứng thứ 2, vì năm 2012, Chính phủ Thái Lan có kế hoạch thu mua lúa gạo cho nông dân để dự trữ với giá cao nhằm khuyến khích nông dân sản xuất nhiều lúa gạo khiến giá lúa gạo của Thái Lan cao hơn giá các nước xuất khẩu lớn khác. Nhưng theo Bộ thương mại Thái Lan, năm 2012, nước này vẫn xuất khẩu được 7,5 triệu tấn gạo, vượt qua dự báo trước đây là 6,5 triệu tấn, khả năng những năm tới Thái Lan vẫn là nước dẫn đầu thế giới về XKG.

4. Pakistan: Năm 2011, XKG của Pakistan là 3,41 triệu tấn đứng thứ 4 trong 10 quốc gia XKG hàng đầu thế giới. Năm 2012, Pakistan vẫn giữ được kỷ lục nước XKG đứng thứ 4 thế giới, với khối lượng GXK là 3,75 triệu tấn.

5. Brazil: Là quốc gia có số lượng GXK ra thị trường tương đối lớn. Năm 2012, xuất khẩu được 0,9 triệu tấn gạo, ít hơn so với năm 2011 (1,29 triệu tấn), xếp thứ 5 trong 10 nước xuất khẩu lớn nhất trong năm 2012.

6. Uruguay: Quốc gia XKG hàng đầu Mỹ La tinh với khối lượng GXK là 0,85 triệu tấn trong năm 2012 và được xếp thứ 6 trong 10 quốc gia XKG lớn trên thế giới.

7. Campuchia: Quốc gia thuần nông có rất nhiều lợi thế để phát triển mạnh ngành lúa gạo. Từ 1 nước thiếu lương thực trước đây, nay Campuchia đã trở thành nước XKG. Năm 2012, Campuchia xuất 0,8 triệu tấn gạo, xếp thứ 7 trong 10 quốc gia XKG lớn trên thế giới năm 2012.

8. Argentina: Năm 2012 xuất khẩu được 0,65 triệu tấn gạo, xếp thứ 8/10 quốc gia XKG lớn trên thế giới.

9. Myanmar: Là một trong những quốc gia châu Á có nhiều thế mạnh về sản xuất nông nghiệp trong tương lai, nhất là lúa gạo. Năm 2009, Myanmar đã xuất khẩu được 900.000 tấn gạo, năm 2010 xuất khẩu được 1,5 triệu tấn và năm 2011 là 770.000 tấn. Năm 2012 là năm gặp nhiều khó khăn và thiên tai, nhất là hạn hán nên nước này chỉ xuất khẩu được

600.000 tấn gạo, xếp thứ 9/10 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới.

10. Trung Quốc: Là quốc gia có dân số đông nhất thế giới hiện nay. Năm 2011, Trung Quốc đã xuất khẩu được 480.000 tấn gạo, năm 2012, xuất khẩu được 500.000 tấn, xếp thứ 10 trên 10 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Bên cạnh đó, cung về gạo trên thị trường thế giới còn bị ảnh hưởng bởi chính sách dự trữ lương thực được sản xuất ra trong nước và hạn chế xuất khẩu nhằm đảm bảo an ninh lương thực của một số quốc gia. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), dự trữ gạo thế giới cuối niên vụ 2011/12 vào khoảng 105,7 triệu tấn, tăng 7 triệu tấn (7,09%) so với niên vụ 2010/11.

Về cầu: Cầu về gạo trên thị trường thế giới tùy thuộc vào các yếu tố tăng về cầu, như: sự gia tăng dân số, sự biến động của xu hướng tiêu dùng ngày càng nhiều sản phẩm chế biến từ gạo, từ lương thực. Và phụ thuộc vào các yếu tố giảm về cầu như: việc tăng dự trữ và hạn chế XKG ở một số quốc gia đến một mức nào đó trong một giai đoạn nhất định khiến cho cầu về gạo nhập khẩu không tăng của các nước nhập khẩu chính; sự gia tăng xu hướng tự cung tự cấp gạo ở một số quốc gia nhập khẩu gạo khiến sản xuất lương thực tại nước đó tăng lên làm cho lượng gạo nhập khẩu giảm xuống. Ví dụ, vụ mùa lúa gạo 2011 thuận lợi đã khiến nhiều quốc gia châu Á giảm lượng gạo nhập khẩu trong năm 2012. Tổ chức Nông lương quốc tế (FAO), dự báo tổng lượng gạo nhập khẩu tại khu vực này năm 2012 giảm 10%/2011, và đạt mức 15,4 triệu tấn.

Bảng 2.2: Các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của thế giới

Đơn vị: Nghìn tấn; %

Nước Sản 1989/1990 1996/1997 2004/2005 2007/2008 2009/2010 lượng trọngTỷ lượngSản trọngTỷ lượngSản trọngTỷ lượngSản trọngTỷ lượngSản trọngTỷ

Caribe 497 4,92 645 3,68 1.213 4,50 1.026 3,61 930 3,31

Trung Mỹ56 0,55 241 1,37 542 2,01 519 1,82 505 1,80

Đông Á 473 4,68 1.534 8,75 2.119 7,86 1.612 5,66 1.880 6,69 Liên Hiệp quốc 656 6,49 1.200 6,84 1.089 4,04 1.520 5,33 1.350 4,81 LB Xô viết cũ390 3,86 382 2,18 526 1,95 361 1,27 342 1,22 Trung Đông 2.638 26,12 3.866 22,05 4.879 18,09 5.596 19,64 5.340 19,02 Bắc Phi 107 1,06 178 1,02 261 0,97 275 0,97 295 1,05 Bắc Mỹ459 4,54 846 4,82 1.286 4,77 1.594 5,59 1.580 5,63 Châu Đại dương 159 1,57 237 1,35 256 0,95 389 1,37 375 1,34 Các nước châu Âu khác 79 0,78 62 0,35 114 0,42 98 0,34 120 0,43 Nam Mỹ771 7,63 1.165 6,64 959 3,56 1.105 3,88 1.440 5,13 Nam Á 335 3,32 488 2,78 1.202 4,46 2.197 7,71 875 3,12 Đông Nam Á 1.172 11,60 2.707 15,44 4.239 15,72 4.640 16,28 5.210 18,55 Tiểu vùng Sa mạc Saharachâu Phi 2.309 22,86 3.984 22,72 8.280 30,71 7.559 26,53 7.840 27,92 Thế giới 10.101 100,00 17.535 100,00 26.965 100,00 28.493 100,00 28.082 100,00

(2) Sự biến động của giá gạo xuất khẩu

Khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, ngành thương mại nói chung, xuất khẩu hàng hóa (trong đó có XK gạo) nói riêng đều chịu sự tác động mạnh mẽ của yếu tố giá cả, khi mà cùng với việc cắt giảm thuế quan, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu thì giá cả hàng hóa nhập vào các nước sẽ hạ.

Giá gạo XK được coi là giá tổng hợp bao gồm: chi phí sản xuất, bao bì, vận chuyển, thu mua… cũng như các mặt hàng khác, giá GXK biến động rất phức tạp, nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: cung, cầu, cạnh tranh… hơn nữa, gạo là sản phẩm thiết yếu của con người nên một sự biến động nhỏ của cung hoặc của cầu cũng làm giá gạo thay đổi.

Đối với Việt Nam, để bảo hộ người sản xuất lúa gạo thì khi gia nhập WTO, chúng ta chưa cam kết bãi bỏ hỗ trợ và trợ cấp XK đối với gạo – một mặng hàng nhạy cảm.

Ba là, chất lượng GXK

Chất lượng GXK là một trong các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của GXK, đồng thời là yếu tố góp phần cải thiện hiệu quả xuất khẩu.

Chất lượng GXK được hiểu là một tiêu chí tổng hợp phản ánh mức độ thỏa mãn nhu cầu của GXK về quy cách, phẩm chất, kiểu dáng, sở thích, tập quán tiêu dùng…

Chất lượng gạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó: giống, kỹ thuật canh tác và bảo quản, chế biến là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng gạo.

* Giống: Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng gạo, bởi lẽ giống tốt cho phép cây lúa sinh trưởng và phát triển nhanh, có khả năng hạn chế các loại sâu bệnh, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao… Để có giống tốt, cần đầu tư nghiên cứu giống cây trồng, áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, như công nghệ sinh học, công nghệ gen… để lai tạo những giống lúa có năng suất, chất lượng cao.

*Kỹ thuật canh tác: Là tổng thể các biện pháp bao gồm các khâu: gieo cấy, chăm sóc, bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa. Đây là các nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, việc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật là yếu tố vô cùng quan trọng đối với việc tạo ra loại gạo phẩm chất cao. Ngày nay sản xuất lúa theo Việt GAP (thực hành sản xuất tốt), bảo đảm vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm là yếu tố quan trọng để có gạo phẩm cấp cao.

*Công nghệ sau thu hoạch: Đây là khâu cuối cùngảnh hưởng tới chất lượng lúa gạo, bao gồm: phơi sấy, xay xát, bao gói và kỹ thuật bảo quản. Mỗi một công việc này được thực hiện là 1 một lần làm thay đổi chất lượng gạo. Chất lượng gạo tăng lên khi các công đoạn đó được thực hiện đúng quy trình kỹthuật và ngược lại. Ví dụ: Xây dựng hệ thống sấy lúa công nghiệp kết hợp với kho chứa lúa khô có công suất lớn là biện pháp quan trọng để giảm tổn thất sau thu hoạch về khối lượng và giá trị lúa gạo. Ví dụ nữa là: áp dụng quy trình chế biến gạo một công đoạn từ lúa khô có độ ẩm >17% sẽ làm tăng giá trị của gạo theo hướng sản xuất gạo sạch, chất lượng cao, tăng năng lực cạnh tranh của gạo.

Bốn là, chính sách và thể chế XK gạo

(1) Các chính sách kinh tế và các quan hệ đối ngoại là yếu tố rất nhạy cảm, có tác động trực tiếp đến nền kinh tế nói chung và XK gạo nói riêng. Tác động của cơ chế, chính sách đối với XKG theo 2 hướng: nếu cơ chế, chính sách đó phù hợp sẽ thúc đẩy XKG, ngược lại, nếu cơ chế, chính sách đó không phù hợp thì kìm hãm XKG.

Đối với XKG, các chính sách tác động mạnh mẽ nhất là:

* Chính sách đầu tư: Cần đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng: (i) tăng sản lượng đối với các chủ thể sản xuất gạo (nông hộ, tập đoàn,…) bằng cách đầu tư công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất để cung ứng đủ hàng hóa gạo xuất khẩu; (ii) đầu tư phát triển công nghệ chế biến, xay xát và bảo quản gạo…

*Chính sách đất đai: mở rộng mức hạn điền, tăng thời vụ sử dụng đất… để tạo điều kiện tích tụ, tập trung đất hình thành các trang trại quy mô lớn và để nông dân yên tâm đầu tư thâm canh lúa.

* Chính sách vốn tín dụng, chính sách bảo hiểm và hỗ trợ nông dân sao cho hợp lý để họ tăng cường năng lực sản xuất - kinh doanh và khả năng thích ứng với sự thay đổi. Cần có những chương trình hỗ trợ cho việc lập những kho dự trữ ở trong các nông hộ, các công ty XKG để khắc phục tính thời vụ trên thịtrường thế giới thường xuyên gây bất lợi cho XKG của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(196 trang)
w