Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 83 - 87)

Sản lượng lúa hàng hóa tăng nhanh đã thúcđẩy tăng trưởng sản lượng và kim ngạch XKG.

Trong giai đoạn từ 2007-2013, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước thành viên khác nên kim ngạch XKHH của nước ta gia tăng mạnh mẽ(trừ năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu) nhờ tăng mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Điểm “hấp dẫn” trong hoạt động xuất khẩu trong thời gian qua là XKG của Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng gia tăng mạnh về lượng gạo xuất khẩu và kim ngạch:

Theo Bộ Công thương, năm 2007 - năm đầu tiên trở thành thành viên của WTO, XKG của nước ta đạt 4,5 triệu tấn, trong đó ĐBSCL đạt 4,275 triệt tấn. Kim ngạch XK của Việt Nam 1,455 tỷ USD trong đó phần của ĐBSCL là 1,382 tỷ USD. XK gạo của Việt Nam tăng vềsản lượng so với năm 2006 là 96,9% và về kim ngạch tăng 114,0% so với năm 2006 (giá gạo XK tăng 2,5% so với năm 2006).

Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, XKG của Việt Nam năm 2008 đạt 4,8 triệu tấn, với trị giá gần 3 tỉ USD, tăng 5,9% về

lượng, nhưng tăng trên 50% về giá trị so với năm 2007, do GXK được giá cao trong những tháng đầu năm 2008. Trong đó sản lượng gạo XK của ĐBSCL là 4,503 triệu tấn và kim ngạch đạt 2,750 tỷ USD, tăng 5,0% về sản lượng và kim ngạch tăng gần 50% so với năm 2007.

Năm 2009, lượng GXK của Việt Nam lên mức kỷ lục với 5,817 triệu tấn tăng 22,67% so với năm 2008. Tuy vậy, giá GXK bình quân trong năm giảm nên kim ngạch chỉ đạt 2,595 tỷ USD giảm 10,33% so với năm 2008. Sản lượng gạo XK của ĐBSCL đạt 5,526 triệu tấn và kim ngạch đạt 2,463 tỷ USD.

Năm 2010, lượng gạo XK của Việt Namđạt 6,603 triệu tấn, kim ngạch thu được là 2,840 tỷ USD. Lượng gạo XK của vùng ĐBSCL là 6,486 triệu tấn và kim ngạch đạt 3,084 tỷ USD.

Năm 2011, GXK đạt 7,105 triệu tấn và đạt giá trị 3,651 tỷ USD. Trong đó sản lượng gạo XK của ĐBSCL đạt 6,840 triệu tấn, tăng so với năm 2010 là 0,354 triệu tấn, và kim ngạch đạt 3,515 tỷ USD, tăng so với năm 2010 là 429 triệu USD.

Năm 2012, gạo XK đạt 7,720 triệu tấn và đạt giá trị 3,450 tỷ USD. Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo XK bình quân năm 2012 là 443,3 USD/tấn, thấp hơn 35,7 USD/tấn so với giá bình quân cùng kỳ năm 2011.

Ở ĐBSCL, ngành thương mại các tỉnh trong vùng đã gia tăng XKG phẩm cấp cao (gạo có tỷ lệ tấm 3 - 10%, gạo thơm, gạo nếp), nâng tổng lượng gạo phẩm cấp cao đã xuất trong toàn vùng lên đến trên 50% và tăng khoảng 44% so với năm 2011, góp phần đưa sản phẩm gạo XK toàn vùng lên 7,334 triệu tấn, và kim ngạch đạt 3,277 tỷ USD. Như vậy là kim ngạch gạo XK toàn vùng giảm 229 triệu USD, do giá bình quân gạo XK thấp hơn năm 2011.

Năm 2013, theo VFA lượng GXK đạt 6,60 triệu tấn, kim ngạch XKG chỉ đạt 2,90 tỷ USD. Trong đó phần của ĐBSCL là 6,274 triệu tấn và 2,755 tỷ USD.

Năm 2014, Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, các tỉnh ĐBSCL có thể xuất khẩu 5,85 triệu tấn gạo, trị giá 2,9 tỷ USD. Vẫn theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm 2014, XK gạo vùng ĐBSCL gặp khó khăn về thị trường và gia cả vì phải cạnh tranh gay gắt với gạo XK của một số nước.

Bảng 3.3: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam và ĐBSCL các năm 2000, 2005, 2006 và giai đoạn 2007-2013

Năm Cả nướcĐBSCLKhối lượng (triệu tấn) Cả nướcĐBSCLKim ngạch (triệu USD)

2000 3,50 3,325 1.182,00 1.123 2005 5,25 4,987 1.408,00 1.337 2006 4,64 4,408 1.200,00 1.140 2007 4,50 4,275 1.455,00 1.382 2008 4,74 4,503 2.895,00 2.750 2009 5,817 5,526 2.595,00 2.465 2010 6,828 6,486 3.247,00 3.084 2011 7,200 6,840 3.700,00 3.515 2012 7,720 7,334 3.450,00 3.277 2013 6,605 6,274 2.900,00 2.755

Nguồn: Tổng hợp từ các số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, VFA và tính toán của tác giả[78]

(Ghi chú: năm 2011 giá gạo trên thị trường thế giới tăng 9%)

Đồ thị 3.1: Giá trị và lượng gạo xuất khẩu giai đoạn 2001 - 2012

Trong 4 năm liên tiếp (2009, 2010, 2011 và 2012) XKG của Việt Nam liên tục bứt phá để phá vỡ những kỷ lục của chính mình. Năm 2009, khối lượng GXK đạt 5,817 triệu tấn, Việt Nam lần đầu tiên vượt qua ngưỡng tỷ lệ 20% trong “Rổ GXK” của thế giới. Năm 2010, GXK của Việt Nam chiếm 22,0% tổng lượng GXK của thế giới, với 6,828 triệu tấn; năm 2011 lượng GXK chỉ tăng 327.000 tấn so với năm 2010, nhưng GXK Việt Nam vẫn chiếm trên 20% “rổ GXK” của thế giới.

- XKG tăng mạnh sau 2007 được hỗ trợ phần nhiều bởi điều kiện thuận lợi của thị trường thế giới. Tồn kho gạo thế giới giảm mạnh, cộng với khủng hoảng lương thực năm 2008 đã nângđỡ thương mại và giá gạo trên thị trường thế giới, giúp XKG Việt Nam được lợi. Mặt bằng giá gạo năm 2007 ở mức 270 USD/tấn, năm 2008, khủng hoảng lương thực đãđẩy giá gạo lên gần

1.0 USD/tấn. Những năm sau đó 2009-2011, giá gạo đã nhích lên mức 450 và 550 USD/tấn.

- Đến cuối năm 2012, sau nhiều năm giữ vị trí thứ 2, nước có khối lượng GXK lớn Việt Nam đã vươn lên thành nước XKG lớn nhất thế giới. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), XKG của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2012 đạt 6,5 triệu tấn, trị giá gần 2,9 tỷ USD... Tuy nhiên, xét về kim ngạch xuất khẩu, trong số 3 quốc gia XKG lớn nhất thế giới hiện nay thì Việt Nam đứng hàng cuối cùng. Theo Thống kê của Bộ Thương mại Thái Lan, 9 tháng đầu năm 2012, Thái Lan đã xuất khẩu 5,3 triệu tấn, thu về 3,5 tỷ USD. Riêng đối với Ấn Độ trong cùng thời điểm, lượng GXK cao hơn so với Thái Lan là 0,5 triệu tấn - đạt 5,8 triệu tấn, nhưng kim ngạch chỉ đạt 3 tỷ USD… Thái Lan vẫn là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới nếu tính theo giá trị, bởi vì giá gạo của Thái Lan cao hơn Việt Nam gần 30% và 14,6% so với Ấn Độ… trong năm 2012, Thái Lan có thể đứng sau Việt Nam, nhưng nông dân của họ được hưởng lợi từ chính sách trợ giá, còn Việt Nam đứng đầu mà giá

thu mua lúa thấp hơn năm trước thì cũng không giúp gì nông dân cải thiện thu nhập. Vị trí nhất nhì chưa chắc mang lại sự giàu có, sung túc mà đó có thể là 1 cái bẫy với nhiều ảo tưởng và mang lại nhiều rủi ro. Lợi ích trong dài hạn phải thuộc về nông dân, bảo đảm tốt nhất cho an ninh lương thực quốc gia [35].

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(196 trang)
w