Sản xuất và XKG theo hướng bền vững đòi hỏi:
. Năng suất, sản lượng lúa phải ổn định trong từng vụ lúa, từng năm và trong nhiều năm tới.
. XKG phải đảm bảo cân đối cả về khối lượng GXK và giá trị GXK. . Thu nhập và đời sống của nông dân, nhất là người trồng lúa phải được nâng cao; đời sống văn hóa - xã hội nông thôn được cải thiện.
. Giảm thiểu sự suy thoái về đất đai canh tác lúa, nguồn nước phục vụ sản xuất và tiêu dùng, sức khỏe người trồng lúa được bảo vệ.
Sự bền vững này, cần nhiều chương trình, giải pháp, chính sách hỗ trợ và sự đồng bộ trong sản xuất, xuất khẩu, bảo vệ sức khỏe của người dân và bảo vệ môi trường, và nó liên quan đến nhiều ngành nhiều lĩnh vực và phải được thực hiện theo các bước đi thích ứng với trìnhđộ và sự phát triển của người dân ở ĐBSCL. Dưới đây là sự phân tích cụ thể các vấn đề nêu trên.
4.2.5.1.Sản xuất lúa phải đảm bảo năng suất, sản lượng ổn định v à xuất khẩu gạo phải cânđối cả về lượng và giá trị
(1) Sản xuất lúa ở ĐBSCL trong nhiều năm qua tập trung chủ yếu vào hướng mở rộng diện tích và gia tăng năng suất. Thực tế, việc mở rộng diện tích lúa là có giới hạn và tăng năng suất lúa bằng các biện pháp kỹ thuật vẫn chưa đồng bộ, do vậy, sự gia tăng năng suất và sản lượng lúa vẫn còn “bấp bênh”, tùy thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, thời tiết và khí hậu và sự phát sinh dịch hại.
Để tăng trưởng cao vàổn định năng suất và sản lượng lúa ở ĐBSCL cần: khuyến khích áp dụng phương pháp canh tác mới, áp dụng quy trình canh tác phù hợp cho từng vùng sinh thái, từng tỉnh, thực hiện thâm canh và tăng vụ, bố trí thời vụ hợp lý.
Sự ổn định, gia tăng năng suất và sản lượng lúa còn phải kể đến thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, điều này liên quan đến cơ cấu mùa vụ, thời vụ và cơ cấu giống để đảm bảo chắc chắn rằng trong từng thời điểm trong năm sẽ có số lượng lúa gạo ổn định. Ngoài ra, sự gia tăng năng suất và sản lượng lúa còn là kết quả của việc rút ngắn khoảng cách chênh lệch năng suất giữa các cánh đồng, thửa ruộng và từng tiểu vùng. Như thế, lại đòi hỏi phải mở rộng mô hình CĐML.
(2) XKG phải cân đối cả về lượng và giá trị
Năng lực sản xuất và XKG của Việt Nam vừa được ADB xếp vào vị trí Top 5 nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, gồm: Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam,
Pakistan và Mỹ, bởi 5 quốc gia này chiếm 87% thương mại gạo toàn cầu. Và như chúng ta biết, đến cuối tháng 10/2012, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 1 về XKG, đẩy Thái Lan xuống vị trí thứ 2, Ấn Độ ở vị trí thứ 3. Năm 2013,Ấn Độ đã có cuộc vượt đuổi “ngoạn mục” vươn lên vị trí số 1 về XKG trên Thái Lan và Việt Nam.
Đạt được vị trí trên là nhờ ngành lúa gạo ĐBSCL/Việt Nam phát triển tốt nhiều mặt cả về diện tích, lẫn phương thức canh tác, năng suất và hiệu quả hoạt động điều hành XKG. Song hiện nay năng lực cạnh tranh của gạo ĐBSCL/Việt Nam vẫn còn thấp, còn thua về giá trị thương phẩm so với gạo của Thái Lan, vì thế mức giá trung bình bán trên thị trường nhìn chung là thấp hơn của Thái Lan, do đó, xuất khẩu với khối lượng lớn, nhưng kim ngạch thu về nhỏ. Đó là nghịch lý và là sự biểu hiện không bền vững về mặt kinh tế trong hoạt động XKG.
Lời giải cho bài toán cân đối cả về khối lượng gạo và kim ngạch XKG, có thể là: xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam để khẳng định giá trị hạt gạo (như đã nóiở trên); tăng đầu tư khoa học - kỹ thuật, cho lai tạo giống tốt cho nông dân; bên cạnh đó, ngành lúa gạo không nên cho yếu tố tài nguyên đất, nước, lao động nhiều, giá rẻ là những lợi thế so sánh nữa, mà phải nâng cao yếu tố tri thức trong hoạt động sản xuất và quản lý; và vị trí số 1 hay 2, 3 về XKG không quan trọng, vấn đề có tiêu thụ được gạo cho nông dân không? Lợi ích của nông dân và an ninh lương thực quốc gia có được đảm bảo hay không?.
4.2.5.2.Tăng trưởng xuất khẩu gạo phải góp phần phát triển xã hội (theo nghĩa hẹp)
(1) Tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa
Theo các chuyên gia, mặc dù Việt Nam đứng thứ nhất, nhì, ba thế giới về XKG, song vị trí này chưa thật bền vững vì sự bấp bênh về thu nhập của người sản xuất lúa gạo và chất lượng sản phẩm chưa cạnh tranh được trên thị trường thế giới.
Người nông dân - chủ thể chính trong sản xuất lúa gạo, vẫn chưa được hưởng đúng với công sức mình bỏ ra và thu nhập luôn không ổn định, thay đổi (tăng, giảm) theo giá thị trường. Theo tính toán của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, thuộc Trường Đại học Cần Thơ, 30% lợi nhuận từ giá lúa được giữ lại cho người nông dân, nếuđạtđược vẫn thấp hơn thu nhập 1 USD/người/ngày. Vì thế, đểduy trì vị trí hàng đầu về XKG, phải chú trọng đến việc phân chia lợi ích hợp lý hơn giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị GXK. Cụ thể:
+ Giảm bớt các khâu trung gian trong thu mua, chế biến GXK: (i) Doanh nghiệp XKG phải quan tâm đến việc xây dựng vùng nguyên liệu, gắn kết chặt chẽ với quyền lợi của nông dân, nghĩa là doanh nghiệp phải sát cánh, hỗ trợ nông dân ngay từ công đoạn sản xuất chứ không phải chỉ ở khâu phân phối. Thực hiện điểm này theo hướng sửa đổi, bổ sung Nghị định 109/2010/NĐ-CP theo hướng: các doanh nghiệp XKG phải tham gia vào sản xuất, tiêu thụ theo phương thức CĐML, bắt buộc doanh nghiệp phải có hợp đồng tiêu thụ lúa gạo mới được tham gia xuất khẩu. (ii) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu cơ chế quản lý hệ thống thương lái thu mua lúa theo hướng chuyên nghiệp, có đăng ký kinh doanh; thương lái ký hợp đồng với nông dân sản xuất trên cơ sở hợp đồng ký với các doanh nghiệp xuất khẩu về chủng loại giống, chất lượng hàng hóa… và các thương lái được hưởng các chính sách hỗ trợ như doanh nghiệp. (iii) Xây dựng qui chế và phương thức mua tạm trữ lúa gạo, trong đó cho phép nông dân được tạm trữ lúa gạo dưới các hình thức khác nhau và được nhà nước hỗ trợ vay vốn tạm trữ lúa gạo.
+ Tăng trưởng XKG bền vững phải chú ý tới chia sẻ lợi ích trong xuất khẩu; điều chỉnh lại chính sách về phân phối thu nhập, tránh tình trạng phân chia lợi ích không hợp lý như hiện nay. Thiết nghĩ phải bằng mọi cách đảm bảo tăng lợi nhuận cho nông dân đến 50% trong chuỗi giá trị GXK, giảm bớt lợi nhuận của thương lái; khâu xay xát, đánh bóng các doanh nghiệp nên đầu tư trở lại cho nông dân.
Để giúp người nông dân tăng thu nhập, có nhiều giải pháp. Chẳng hạn: tăng quy mô diện tích sản xuất lúa/hộ bằng cách rút bớt lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp; xây dựng và mở rộng các cánh đồng liên kết để nông dân áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo ra sản lượng lúa lớn, chất lượng đồng đều đápứng yêu cầu thu mua của doanh nghiệp; phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, bảo quản lúa gạo, giảm thất thoátở khâu thu hoạch và sau thu hoạch.
Đa dạng hóa thu nhập cho người trồng lúa bằng phát triển các hệ thống canh tác, mô hình sản xuất có hiệu quả và tạo thêm việc làm phi nông nghiệp cho nông dân lúc nông nhàn. Việc đa dạng hóa này tùy thuộc vào các yếu tố, các nguồn lực ngoài đất đai, như: vốn, kỹ thuật, các cơ hội phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, mức độ ổn định giá cả nông sản và phát triển thị trườngở nông thôn và quá trình tăng cơ hội việc làm, tạo điều kiện cho mọi người chuyển đổi nghề nghiệp.
(2) Thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với dân cư vùng trồng lúa như: bảo hiểm lao động, việc làm, an sinh xã hội, y tế, văn hóa, dân số, xóa đói giảm nghèo…
Theo nghiên cứu của WB, khoảng 80% lúa gạo XK của ĐBSCL tập trung vào khoảng 3.000 hộ có diện tích lớn đất canh tác. Có 40% số hộ của cả vùng có diện tích đất canh tác dưới 2 ha, thu nhập từ lúa gạo thấp, sống dưới mức nghèo đói. Như vậy lúa gạo đã chưa giúp thoát đói nghèo cho đại đa số nông dân mà chỉ giúp cho thiểu số những hộ có diện tích lớn khá giả.
Có các dịch vụ bảo hiểm lúa sau thu hoạch cho nông dân như: vận chuyển lúa từ đồng ruộng đến kho chứa an toàn; sấy lúa khô ngay sau khi thu hoạch, tồn trữ lúa khô an toàn và đúng qui cách. Nông dân chỉ phải trảchi phí các loại dịch vụ này sau khi bán lúa.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ hợp lý cho nông dân vừa không làm “méo mó thị trường”, “méo mó cạnh tranh”, vừa làm tăng kiến thức cho họ, giảm nhẹ khó khăn cho nông dân bằng cách: tăng cường mạng lưới an sinhở khu vực nông thôn, tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, nông thôn, như: đường giao thông, trường học, cơ sở y tế, mạng lưới thông tin - truyền thông…ở nông thôn. Đó cũng là cách giúp nông dân tăng cường năng
lực sản xuất - kinh doanh và có thể thíchứng với sự thay đổi mà không ảnh hưởng trực tiếp đến các điều khoản về thương mại trong nông dân.
. Duy trì an ninh lương thực quốc gia đồng thời giải quyết tốt hơn tình trạng mất an ninh lương thực và dinh dưỡngở cấp hộ gia đình. Hạn chế chuyển đổi diện tích đất lúa chất lượng cao sang các mụcđích phi nông nghiệp và thực hiện các chính sách bù đắp cho các địa phương có nhiệm vụ bảo vệ đất lúa. Đảm bảo thu nhập và khả năng tiếp cận lương thực của cộng đồng dân cư nông thôn (nhất là những người nghèo) khi gặp rủi ro. Kết hợp giữa các biện pháp an sinh xã hội, cung cấp thực phẩm và vitamin bổ sung, cấp nước sạch, và biện pháp bảo quản lương thực/hạt giống nhằm tăng cường an ninh dinh dưỡng cho dân cưnông thôn.
. Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn và khả năng tiếp cận dịch vụ công: giáo dục - đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ công trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
4.2.5.3.Sản xuất và chế biến gạo xuất khẩu phải hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và phải góp phần vào việc bảo vệ môi trường sinh thái
(1) Chống thoái hóa và đảm bảo bền vững sử dụng tài nguyên đất Thoái hóa đất đang là hiện tượng phổ biếnở nhiều vùng rộng lớn của
mặn hóa, phân hóa, bạc màu, khô hạn, đất ngập úng, đất bị ô nhiễm… Suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật và chiều hướng giảm diện tích nông nghiệp bình quânđầu người. Vì vậy, cần sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên đất để đảm bảo cho cả thế hệ hiện nay và những thế hệ mai sau có một môi trường sống tốt đẹp.
(2) Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước Trước mắt cũng như lâu dài là tăng cường quản lý nhà nước về tài
nguyên nước và xây dựng ý thức sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước – một loại tài nguyên ngày càng trở nên khan hiếm. Quản lý chặt chẽ việc nhập và sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng để hạn chế sự ô nhiễm môi trường nước gây thiệt hại cho sản xuất và lao động nông nghiệp.
(3) Chủ động thíchứng với BĐKH và nước biển dâng, một nguy cơ ảnh hưởng nặng nề đối với sản xuất nông nghiệp vùng ven biển, ĐBSCL. Xem xét thay đổi phương pháp canh tác và lựa chọn giống phù hợp, tăng cường hợp tác nghiên cứu và phát triển giống cây trồng, vật nuôi có khả năng chịu hạn, lụt và các điều kiện thời tiết cực đoan…